BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1023/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình
Trả lời văn bản số 23/BC-SLĐTBXH ngày 17/3/2014 và số 309/BC-SLĐTBXH ngày 24/3/2014 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn chế độ của người lao động khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì chính sách đối với người lao động dôi dư chỉ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội mà chưa thực hiện chính sách lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06/02/2007 và Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ nay thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo nội dung công văn số 23/BC-SLĐTBXH và số 309/BC-SLĐTBXH nêu trên thì:
a) Công ty nhà nước không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước trước đây đã thực hiện giải quyết lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP trước đây, nay thực hiện cổ phần hóa không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 91/2010/NĐ-CP để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.
c) Trường hợp các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 91/2010/NĐ-CP (điểm a, b nêu trên) phải cho người lao động nghỉ việc do không thể bố trí được việc làm tại công ty cổ phần thì doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động; trình tự, thủ tục thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP thì số lao động tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21/4/1998 trở về sau nếu dôi dư thì thực hiện chế độ theo quy định của Bộ luật lao động. Phương án sử dụng lao động, trình tự, thủ tục nguồn kinh phí giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH nêu trên.
3. Về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đề nghị quý Sở liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.
4. Hiện nay, các chức danh thành viên Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do chủ sở hữu bổ nhiệm. Khi công ty thực hiện cổ phần hóa, trường hợp không bố trí được việc làm cho các đối tượng này thì thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/08/2007 của Chính phủ. Hiện nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành, vì vậy để có cơ sở thực hiện đề nghị quý Sở liên hệ với Bộ Nội vụ để được hướng dẫn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Sở biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.