BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0225 TM/ĐT | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2002 |
Kính gửi: | - Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái |
Căn cứ Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị và Thông tư 04/TM/ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định nói trên;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu và các sửa đổi, bổ sung quy chế trên;
Căn cứ các Quyết định: số 273/QĐ-UB ngày 18/5/2001, số 696/QĐ-UB ngày 16/10/2001 và số 275/QĐ-UB ngày 14/12/2001 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt: Dự án khả thi, kết quả đấu thầu và hợp đồng cung cấp thiết bị cho Nhà máy Sắn Văn Yên thuộc Công ty Chế biến Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái;
Theo đề nghị trong công văn số 1235/UB-CN ngày 14/12/2001 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xin phê duyệt thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị và theo công văn 04/UB-CN ngày 3/1/2002 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phúc đáp văn bản số 5332/TM-ĐT của Bộ Thương mại,
Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
1. Đồng ý cho nhập khẩu thiết bị đồng bộ của hợp đồng số 1116/YFACO-NIVOBA-MAC/2001 ký ngày 30/11/2001 giữa Công ty Chế biến Nông sản thực phẩm Yên Bái, Công ty XNK Máy Hà Nội với Công ty NIVOBA - Hà Lan để thực hiện dự án nhà máy chế biến sắn Văn Yên.
2. Việc phê duyệt Dự án đầu tư kết quả đấu thầu, nội dung hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Yên Bái theo quy định của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu.
Tuy nhiên Bộ Thương mại đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo Chủ đầu tư cho xem xét lại một số vấn đề sau đây để bảo đảm việc ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu đúng thông lệ quốc tế và đầu tư có hiệu quả:
2.1. Về công suất: Trong Hồ sơ mời thầu thì thiết bị có công suất là 40 tấn/ngày, hợp đồng ký là 48 tấn/ngày. So với các Dự án cùng loại và công suất kinh tế nên tính đến việc có thể mở rộng công suất lên 60 tấn/ngày, sau đó lên 100 tấn/ngày.
2.2. Đảm bảo thực hiện hợp đồng P, B theo đầu bài thầu là 10%, trong khi đó hợp đồng ký là 5% mà yêu cầu P, B trong Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 quy định là 10%, có giá trị suốt trong thời hạn thực hiện hợp đồng nghĩa là hết thời hạn bảo hành.
2.3. Về giá cả của Hợp đồng
- Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp trong cả nước đã đầu tư xây dựng máy móc sản xuất chế biến tinh bột sắn với công suất lớn hơn (từ 50 tấn/ngày trở lên, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tương đương và đã từng xuất khẩu sản phẩm với giá từ 1,1 triệu - 1,3 triệu USD).
Tổng giá trị của hợp đồng này là 2.228.450 USD CIP Yên Bái là cao so với các dự án khác:
a) So sánh với giá thiết bị 50T/ngày (3 ca) do Công ty Thực phẩm miền trung - Bộ Thương mại mua của BANGNA THAILAND. Phần lớn thiết bị được sản xuất tại Thái Lan. Riêng 02 máy chính là “Phun trích ly tâm” được sản xuất tại Nhật và lò hơi đốt dầu do Đức sản xuất.
- Thiết bị chính của máy là 1.000.000 USD
- Thiết bị xử lý nước sạch là 38.000 USD
- Thiết bị xử lý nước thải là 22.000 USD
- Máy lắng gạn ly tâm dạng xoắn 135.000 USD
- Cân xe tải công suất 50 T là 10.000 USD
- Sơ đồ thiết kế và chi phí dịch lắp đặt là 54.000 USD
- Xưởng cơ khí là 21.000 USD
- Phòng thí nghiệm là 14.712 USD
Tổng giá thiết bị toàn bộ và chuyển giao công nghệ là 1.300.000 USD
b) Đương nhiên thiết bị mua của các nước EU thì tốt hơn, có hiệu suất tổng thu hồi là 94,8% (cao hơn Thái Lan là 85% min). Song giá đắt mà lại thiếu: thiết bị xử lý nước sạch, nước thải, xưởng cơ khí. Giá dịch vụ là 283.500 USD cao hơn hẳn 54.000 USD của Thái Lan.
c) Điều kiện giao hàng là CIP Yên Bái có nghĩa người mua phải trả cho người bán phí vận tải và phí bảo hiểm. Trong đó có đoạn từ cảng Hải Phòng về Yên Bái. Điều này không cần thiết gây tốn kém.
d) Thông thường trong một hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, người bán mời miễn phí một đoàn của người mua đi tham quan và kiểm tra thiết bị.
e) Đối với các thiết bị sản xuất tại Việt Nam khoảng 300.000 USD (kể cả 01 máy ủi Trung Quốc), người mua có thể thực hiện được và thanh toán bằng tiền Việt Nam. Không nên ký hợp đồng để phía Hà Lan làm việc này làm tăng thêm giá hợp đồng và phải thanh toán bằng ngoại tệ.
g) Ngoài ra hợp đồng cần được điều chỉnh lại một số nội dung sau:
* Điều 4.2.1- Nêu sửa lại bảo lãnh ngân hàng tiền đặt cọc sẽ hết hiệu lực khi người bán hoàn thành giao hàng thay vì 30 ngày kể từ ngày giao hàng từ Hà Lan (vì hàng giao nhiều chuyến, giao từ Trung Quốc, từ Hà Lan).
* Điều 7.2- Thời hạn giao hàng: Hợp đồng quy định giao từng phần cho phép, tuy nhiên không quy định giao bao nhiêu chuyến và thời hạn hoàn thành giao hàng.
* Hợp đồng không quy định điều khoản hiệu lực của hợp đồng.
Cần được quy định như sau:
Hợp đồng có hiệu lực khi các điều kiện sau đây hoàn thành:
- Hai bên ký kết hợp đồng.
- Bên mua nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh ngân hàng về tiền đặt cọc.
- Người bán nhận được tiền đặt cọc.
- Người mua mở L/C
- Hợp đồng được các nhà chức trách Việt Nam phê duyệt.
* Cần bổ sung ngày tháng ký hợp đồng
3. Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội là doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị đồng bộ trên giao cho Nhà máy Sắn Văn Yên lắp đặt sử dụng.
4. Việc nhập khẩu theo quy định hiện hành và có giá trị đến 31/12/2002./.
| K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.