NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 354/CV-NHNN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2002 |
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Để thực hiện Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với nợ chuyển sang nợ quá hạn như sau:
1. Tại thời điểm phân loại tài sản "Có" và trích lập dự phòng theo quy định tại Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nợ chuyển sang nợ quá hạn được phân loại vào nhóm 2; sau đó, nợ chuyển sang nợ quá hạn nếu chưa được hoàn trả thì tổ chức tín dụng căn cứ vào thời gian quá hạn thực tế để chuyển sang nhóm 3, nhóm 4 tương ứng.
Khi khách hàng vay đã trả hết nợ của (các) kỳ nợ quá hạn và đến hạn phải trả (nếu có), nợ chuyển sang nợ quá hạn còn lại của các khoản cho vay đó được chuyển trở về nợ trong hạn và phân loại vào nhóm 1.
2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ chuyển sang nợ quá hạn nêu trên được thực hiện theo quy định tại Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) để xem xét, xử lý.
|
TL.THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.