TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1727/TCHQ-KTTT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1998 |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1727-TCHQ/KTTT NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 63/1998/TT-BTC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 13/5/1998, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/1998/TT-BTC về việc "Hướng dẫn thực hiện một số quy định về thuế nhằm khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP". Để việc thực hiện ưu đãi thuế xuất nhập khẩu được thực hiện thống nhất trong cả nước, Tổng cục Hải quan quy định chi tiết việc thực hiện như sau:
- Là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trên cơ sở Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài.
(Dưới đây gọi tắt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ ƯU ĐÃI THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1. Đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyển công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị máy móc:
a. Trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành chế tạo máy móc nhập khẩu nguyên vật liệu để chế tạo máy móc, thiết bị... cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác thì thủ tục miễn thuế nhập khẩu xử lý như quy định tại Khoản 1.1 Mục 1 phần III Thông tư 63/1998/TT-BTC nêu trên.
- Khi xử lý thuế nhập khẩu phải căn cứ danh mục mặt hàng nhập khẩu miễn thuế do Bộ Thương mại phê duyệt đồng thời phải đối chiếu với hợp đồng gia công chế tạo máy móc giữa hai doanh nghiệp (lưu ý phần định mức tiêu hao) để xử lý thuế nhập khẩu cho hợp lý.
b. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thay vì trực tiếp nhập khẩu máy móc thiết bị... mà nhập nguyên vật liệu để tự sản xuất chế tạo hoặc để thuê doanh nghiệp khác gia công máy móc, thiết bị... (thuộc đối tượng miễn thuế). Trường hợp này cũng phải được Bộ Thương mại phê duyệt danh mục mặt hàng nhập khẩu miễn thuế và thủ tục xử lý thuế cũng tương tự như Điểm (a) trên đây.
Riêng đối với trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu tự tổ chức sản xuất chế tạo thì không có hợp đồng gia công, chế tạo... nhưng doanh nghiệp phải có văn bản giải trình về năng lực sản xuất, phải có nhà xưởng, máy móc thiết bị và cam kết chịu trách nhiệm chỉ đưa nguyên vật liệu được miễn thuế vào sản xuất.
2. Đối với vật tư xây dựng nhập khẩu để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được.
Do Bộ Tài chính chưa hướng dẫn cụ thể điểm này. Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ xử lý thuế nhập khẩu khi có danh mục nhập khẩu miễn thuế do Bộ Thương mại phê duyệt cho từng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Đối với các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu một lần trang thiết bị quy định tại Điểm 2 Điều 10 Nghị định số 10/1998/NĐ-CP thì thủ tục miễn thuế theo quy định tại Thông tư liên bộ số 11/TTLB ngày 21-7-1997 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch và Công văn số 2599-TCHQ/KTTT ngày 02-8-1997 của Tổng cục Hải quan.
4. Đối với việc miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án thuộc Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu và vùng xa (thuộc danh Mục I và danh Mục IV phụ lục 1 kèm theo Nghị định số 10/CP); thủ tục xử lý miễn thuế nhập khẩu được quy định tại Khoản 1.3 Mục I Phần III Thông tư số 63/1998/TT-BTC nêu trên.
Tổng cục hải quan lưu ý các Cục hải quan khi xử lý thuế nhập khẩu theo điểm này phải đối chiếu với giấy phép đầu tư, danh mục nguyên liệu nhập khẩu miễn thuế do Bộ Thương mại phê duyệt.
5. Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra bán thành phẩm và bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu thì việc xử lý hoàn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu theo quy định tại Điểm 2 Điều 13 Nghị định 10/1998/NĐ-CP thì sẽ do Bộ Tài chính trực tiếp giải quyết theo Khoản 1.4 Mục I Phần III - thuế nhập khẩu - Thông tư số 63/1998/TT-BTC.
6. Về giá tính thuế nhập khẩu:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu hàng hoá sẽ được tính thuế nhập khẩu theo giá ghi trên hoá đơn hàng hoá nhập khẩu nếu có đầy đủ quy định tại Thông tư số 82/1997/TT-BTC ngày 11-11-1997 của Bộ Tài chính
III. VỀ VIỆC TRUY THU THUẾ NHẬP KHẨU:
Về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với hàng hoá đã được miễn thuế quy định tại Nghị định số 12-CP ngày 18-2-1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23-01-1998 của Chính phủ; Thông tư số 74-TC/TCT ngày 10-10-1997 và Thông tư số 63/1998/TT-BTC ngày 13-5-1998 của Bộ Tài chính thì các trường hợp sử dụng vào mục đích khác mục đích được miễn thuế nhập khẩu hay nhượng bán hàng hoá mà doanh nghiệp trong thời hạn hai (02) ngày đến kê khai với cơ quan Hải quan thì sẽ do cơ quan Hải quan tiến hành truy thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), nếu quá thời hạn trên thì sẽ bị phạt theo quy định.
- Trường hợp không tự giác khai báo mà do cơ quan thuế kiểm tra phát hiện thì sẽ do cơ quan thuế truy thu và phạt
- Cách tính thuế truy thu (về thuế suất, giá trị, giá tính thuế)... được tính theo quy định tại Khoản 2 Mục IV Phần thứ 2 Thông tư số 74/TC-TCT ngày 20-10-1997 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu Cục Hải quan địa phương báo cáo về Tổng cục Hải quan (cục kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu) để hướng dẫn bổ sung kịp thời.
|
Nguyễn Văn Cầm (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.