BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 565-BHXH/CĐCS |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM SỐ 565 BHXH/CĐCS NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1997 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HƯỞNG BHXH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHỈ TRƯỚC 1/1/1995
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Công văn số 2823/KH-TH ngày 5/6/1997 của Chính phủ về mức tăng kinh phí chi bảo hiểm xã hội; ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thông báo số 13/HĐQL ngày 30/5/1997 về việc tiếp tục thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng đã nghỉ việc trước ngày 1/1/1995 do nguồn Ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
1. Đối tượng thuộc diện được xem xét giải quyết:
1.1- Những người thuộc đối tượng quy định tại Công văn số 843/LĐTBXH ngày 25/03/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đã hướng dẫn tại Công văn 546/BHXH ngày 15/6/1996).
1.2- Những người thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 812/TTg 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ mà nay mới giải quyết (cụ thể là 3 đối tượng: hưu trí cô đơn, người nghỉ mất sức lao động có 20 năm công tác thực tế, người có 20 năm trong lực lượng vũ trang chuyển ngành rồi nghỉ hưu).
1.3- Những người thuộc đối tượng quy định tại Công văn số 417/LĐTBXH ngày 22/02/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cụ thể là: người nghỉ mất sức lao động có thời gian thiếu 1 tháng theo các quy định được hưởng dài hạn, hai vợ chồng đều nghỉ mất sức lao động thuộc diện ngừng trợ cấp, người là thân nhân liệt sĩ khi hưởng hết thời hạn mà hết tuổi lao động, ốm đau, không có nguồn thu nhập, có tham gia kháng chiến chống Pháp...)
1.4- Ngoài ra còn một số đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước bảo đảm nhưng nay mới phát sinh như: Những người được Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét nâng lương theo thẩm quyền; những người đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giải quyết chế độ BHXH nhưng vi nhiều lý do, nay mới đăng ký nhận trợ cấp.
2. Về tổ chức thực hiện:
1.2- Căn cứ vào các văn bản mà Liên bộ đã ban hành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hướng dẫn như: Công văn số 417/LĐTBXH ngày 12/2/1996; công văn số 843/LĐTBXH ngày 25/3/1996 và các văn bản liên quan khác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; công văn số 546/BHXH ngày 15/6/1996 và các văn bản hướng dẫn khác của BHXH Việt Nam để làm cơ sở pháp lý giải quyết.
2.2- Nội dung chế độ giải quyết là theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ (trừ những trường hợp có hướng dẫn riêng là theo quy định cũ).
2.3- Cách giải quyết: Giao cho Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố căn cứ vào các văn bản hướng dẫn nêu trên thông báo cho các ngành, các cấp, đơn vị để giải quyết cho các đối tượng thuộc phạm vi địa bàn phụ trách. Phải làm đầy đủ các thủ tục hồ sơ gồm các bước: tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định đúng như quy định hiện hành của BHXH Việt Nam đã hướng dẫn.
2.4- Hàng tháng, sau khi xét duyệt, BHXH tỉnh, thành phố phải lập thành danh sách (mẫu kèm theo) gửi cùng hồ sơ về BHXH Việt Nam để thẩm định. Trên cơ cơ đó, BHXH Việt Nam tổng hợp gửi danh sách đối tượng, mức hưởng đề nghị giải quyết cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra. Khi có thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý về đối tượng và mức hưởng thì BHXH Việt Nam sẽ tạm ứng Quỹ để chi trả.
2.5. Do kinh phí chi trả cho các đối tượng này thuộc Ngân sách Nhà nước bảo đảm chỉ sau khi được Liên Bộ kiểm tra, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức tăng chi; do đó, BHXH các tỉnh, thành phố phải lập báo cáo riêng về số đối tượng thuộc diện nói trên và báo cáo từng tháng về BHXH Việt Nam thẩm định, tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra mới kịp tạm ứng chỉ trả trợ cấp cho đối tượng.
Hồ sơ gốc để làm căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH của từng đối tượng nói trên phải tổ chức lưu trữ để thuận tiện cho Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra khi có yêu cầu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết kinh phí.
2.6. Về thời gian giải quyết: Phải thực hiện khẩn trương từ nay đến cuối năm 1997 cơ bản phải hoàn thành, để tổng hợp kịp trình Chính phủ giải quyết kinh phí trong năm 1998.
3. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc thì phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.
|
Nguyễn Văn Châu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.