THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 732/TTG-TCCB |
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2007 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và khoản 4 Phụ lục nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam kèm theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trên Trang tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức khác được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ (nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Chính phủ với cơ quan khác của Nhà nước hoặc với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, nghị định) phải phối hợp với Văn phòng Chính phủ đưa các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ không có nội dung thuộc bí mật nhà nước lên Website Chính phủ để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thời gian ít nhất là 60 ngày trước khi gửi dự thảo đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ bằng việc gửi thư điện tử đến Website Chính phủ hoặc bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo.
2. Trong hồ sơ dự thảo văn bản gửi đến cơ quan thẩm định và trình Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực việc xin ý kiến và tiếp thu ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trên Website Chính phủ.
3. Không xin ý kiến trên Website Chính phủ đối với các dự thảo văn bản cá biệt sau đây của Chính phủ:
a) Nghị định thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, thay đổi tên gọi của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh;
b) Nghị định phê duyệt đơn vị bầu cử;
c) Nghị định sáp nhập, giải thể, thành lập cơ quan thuộc Chính phủ (không có quy định nhiệm vụ, quyền hạn);
d) Nghị quyết phiên họp Chính phủ;
đ) Nghị quyết phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
|
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.