BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 653-TC-NN |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1962 |
Kính gửi: Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh và thành phố.
Công văn này bổ sung và giải thích một số điểm về cách thi hành điều 4 Nghị định số 375-TTg ngày 15-10-1959 quy định biện pháp tính thuế nông nghiệp và Chỉ thị số 80-TTg ngày 03-8-1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sản xuất lương thực và thực phẩm của các cơ quan, công trường, xí nghiệp, trường học, đơn vị bộ đội và công an nhân dân vũ trang.
1. Vấn đề trích một phần thuế nông nghiệp để lại cho Hợp tác xã.
Thi hành điều 4 Nghị định số 375-TTg tại công văn số 1161 TC-NN ngày 01-12-1959. Bộ có giải thích: “Trước khi nộp thuế vào kho, Hợp tác xã ở miền xuôi được trích 3% (cấp thấp) hoặc 5% (cấp cao), miền núi 4% (Hợp tác xã cấp thấp) và 6% (Hợp tác xã cấp cao) tổng số thuế ghi thu của Hợp tác xã … để lại làm quỹ chung”.
Qua quá trình thực hiện và theo phản ánh của một số địa phương, chúng tôi thấy rằng căn cứ vào số thuế ghi thu để trích phần để lại cho quỹ Hợp tác xã là không thích hợp. Tinh thần của điều 4 nói trên là: Nhà nước trích một phần thuế, đáng lẽ Hợp tác xã phải nộp cho Nhà nước thì để lại cho Hợp tác xã làm quỹ chung. Nay vì một lý do nào đó (thí dụ: vì thiên tai) mà Nhà nước giảm hoặc miễn thuế cho Hợp tác xã thì không lẽ nào lại trích cho Hợp tác xã một tỷ lệ vào phần đã giảm hoặc miễn đó. Lấy trường hợp có hợp tác xã do thiên tai không phải nộp thuế nông nghiệp nếu vẫn trích một phần thuế để lại làm quỹ chung của Hợp tác xã thì không biết lấy vào đâu. Cho nên nay Bộ giải thích lại như sau:
Trước khi nộp thuế vào kho, Hợp tác xã miền xuôi được trích 3% (cấp thấp) và 5% (cấp cao), miền núi 4% (cấp thấp) và 6% (cấp cao) tổng số thuế phải nộp của hợp tác xã (tức là số thuế ghi thu trừ các khoản miễn giảm) để lại làm quỹ chung.
Để bảo đảm thu nhập kho kịp thời hạn và cũng để tiện cho Hợp tác xã lập phương án phân phối hoa lợi, những Hợp tác xã chưa kịp tính toán xong miễn giảm thì có thể trừ số thuế được giảm căn cứ theo dự kiến của Uỷ ban hành chính xã và huyện.
2. Cách tính thuế đối với ruộng đất của các cơ quan, trường học, công trường, xí nghiệp, đơn vị bộ đội và công an nhân dân vũ trang.
Tại Chỉ thị số 80-TTg ngày 03-8-1962, Thủ tướng Chính phủ đã quy định: “Không thu thuế nông nghiệp những ruộng đất của cơ quan, công trường, xí nghiệp, trường học, bộ đội công an nhân dân vũ trang sản xuất. Nhưng nếu sản xuất trên những ruộng đất đang chịu thuế thì phải nộp thuế nông nghiệp theo mức trước đây vẫn phải nộp cho Nhà nước”.
Như thế nghĩa là:
- Nếu sản xuất trên những ruộng đất chưa chịu thuế nông nghiệp thì nay không phải nộp thuế;
- Nếu sản xuất trên những ruộng đất “thuộc” đang chịu thuế hoặc ruộng đất mới khai phá hoặc phục hồi đã đến hạn chịu thuế do nhân dân giao lại thì phải nộp thuế nông nghiệp cho Nhà nước.
Để đơn giản cách tính toán, Bộ quy định tính thuế và thu thuế đối với các loại ruộng đất nói trên theo thuế suất bình quân của xã, nhưng tối đa không quá 12% ở những nơi áp dụng điều lệ thuế nông nghiệp vùng cải cách ruộng đất, hoặc 10% ở vùng áp dụng chính sách thuế nông nghiệp miền núi. Trường hợp ruộng đất do Hợp tác xã hoặc hộ nông dân cá thể tạm nhường cho cơ quan, trường học v.v… sản xuất, nhưng vẫn tính thuế ở Hợp tác xã hoặc nông hộ có ruộng đất thì cơ quan, trường học v.v… sẽ thương lượng với chủ ruộng đất về sự phân chia nhau chịu thuế, không áp dụng quy định trên.
Trên đây là một số điểm bổ sung quy định cụ thể và giải thích qui định mới, đề nghị các địa phương nghiên cứu, phổ biến thi hành thống nhất.
|
K.T BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.