BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5847/BGDĐT-KHTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2009 |
Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Chỉ thị số 751/CT-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và Chỉ thị số 756/CT-TTg ngày 05/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Căn cứ Thông tư số 127/2009/TT-BTC ngày 19/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ triển khai xây dựng kế hoạch và dự toán năm 2010 theo các nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2009:
1. Đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2008 và ước thực hiện năm 2009.
- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo dự bị đại học, dân tộc nội trú, năng khiếu... (bao gồm cả chỉ tiêu chính quy và chỉ tiêu vừa làm vừa học) năm 2008 và ước thực hiện năm 2009, các đơn vị cần chỉ ra mức độ thực hiện và các nguyên nhân vượt, đạt và không đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao. Năm 2009 là năm thứ 3 các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo Quyết định 693/QĐ-BGDĐT ngày 7/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cần nêu rõ những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chí giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi để xác định chỉ tiêu. Đánh giá việc đào tạo cử tuyển khó khăn, thuận lợi.
- Đánh giá các điều kiện về giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của năm 2008 và dự kiến thực hiện các điều kiện của năm 2009. Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên cần xem xét cả về số lượng, cơ cấu trình độ (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học,...), các loại hình cán bộ giảng dạy (cơ hữu, kiêm nhiệm, thỉnh giảng). Tình hình thực hiện đào tạo giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài của nhà trường. Đối với cơ sở vật chất, cần đánh giá đầy đủ về tổng diện tích đất đai khuôn viên của nhà trường, diện tích các công trình phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học (giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, thư viện, phòng làm việc của cán bộ quản lý và giảng viên, ký túc xá sinh viên, khu hoạt động thể dục thể thao, vv). Phân tích đánh giá về thực trạng trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường năm 2008 và ước thực hiện năm 2009.
- Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng đào tạo nhân lực các trình độ với các địa phương, các bộ, ngành và doanh nghiệp, tình hình thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; tình hình tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Đánh giá tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nhà trường đến năm 2020.
2. Đánh giá thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009
2.1 Đánh giá thực hiện dự toán thu phí, lệ phí.
Căn cứ vào kết quả 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả ước tổng số thu phí, lệ phí, thu khác (hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác) và chi tiết theo từng khoản phí, lệ phí; hoạt động dịch vụ và từng loại thu. Nguồn thu thực tế so với dự toán được Bộ giao đầu năm (tăng, giảm, tỷ lệ %), số thu nộp ngân sách, số thu được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định (tỷ lệ % so với tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên).
- Số kinh phí trích từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác để tạo nguồn cải cách tiền lương.
- Kiến nghị về chế độ chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí, thu khác.
2.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (NSNN).
2.2.1. Đánh giá thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB):
- Đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB: từng dự án (chia theo nhóm A,B,C); tổng mức vốn đầu tư được duyệt; luỹ kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến hết năm 2008; kế hoạch vốn đầu tư được giao năm 2009 (bao gồm cả bổ sung và điều chuyển, vốn ứng trước trong năm 2009), giá trị khối lượng thực hiện đến hết quý II/2009, vốn thanh toán đến hết quý II/2009 (trong đó chia ra thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành và thanh toán tạm ứng); dự kiến khối lượng thực hiện đến hết 31/12/2009 và ước thanh toán đến hết 31/12/2009.
- Đánh giá tình hình quyết toán vốn dự án đầu tư hoàn thành: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa duyệt quyết toán đến hết tháng 6/2009 và dự kiến đến hết năm 2009.
- Đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý vốn đầu tư, những tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý đầu tư hiện nay và những khó khăn trong việc triển khai giải ngân vốn đầu tư ở các công trình xây dựng của nhà trường.
2.2.2. Chi thường xuyên:
a) Đánh giá thực hiện dự toán chi NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2009 theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.
b) Đánh giá kết quả thực hiện cải cách tiền lương: xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, kết quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) và từ 40% nguồn thu được để lại theo chế độ quy định… xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2010 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương; Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 169/2008/QĐ-TTg ngày 15/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
c) Đánh giá kết quả, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2009 thực hiện các nhiệm vụ được giao:
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính, thực hiện đánh giá việc tổ chức triển khai tại đơn vị: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.
- Phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo 4 nhóm mục chi (thanh toán cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa lớn và chi khác), nêu rõ nhưng khoản mục kinh phí nào đơn vị còn khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, có kiến nghị đề xuất cụ thể.
- Việc thực hiện công khai tài chính của đơn vị theo các quy định của Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Những tồn tại về dự toán năm 2009 của đơn vị chưa được giải quyết, nêu lý do và đề xuất với Bộ.
d) Chi vốn đối ứng, vốn vay, vốn viện trợ đối với các dự án vay nợ và viện trợ: đánh giá số liệu giải ngân theo từng loại nguồn vốn so với kế hoạch năm và luỹ kế đã giải ngân đến hết năm 2008 và ước thực hiện năm 2009 so với tổng số theo từng loại nguồn vốn đã ký trong hiệp định dự án. Đánh giá việc thực hiện các thủ tục xác nhận, ghi thu - ghi chi đối với vốn viên trợ không hoàn lại và vốn vay; thực hiện việc báo cáo tài chính, quyết toán và kiểm toán; những khó khăn vướng mắc cụ thể trong hoạt động giải ngân dự án, kiến nghị và đề xuất giải pháp thực hiện.
đ) Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học:
- Đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ nhiên cứu khoa học:
+ Số lượng đề tài đang thực hiện, số lượng đề tài đã hoàn thành so với kế hoạch trong đó chi tiết theo từng loại: đề tài cấp nhà nước, chương trình, đề tài trọng điểm cấp bộ, đề tài cấp bộ, đề tài cấp cơ sở.
+ Tình hình triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, tình hình thu hồi kinh phí các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ; tình hình thực hiện dự án tăng cường năng lực nghiên cứu các phòng thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình triển khai kinh phí hỗ trợ đào tạo tiến sĩ.
- Tình hình thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 09/5/2005 của Chính phủ.
- Đánh giá việc chấp hành các chế độ, định mức chi nghiên cứu khoa học, chế độ báo cáo tài chính và quyết toán kinh phí.
- Đánh giá hiệu quả của các đề tài dự án: Việc ứng dụng các đề tài cấp nhà nước vào thực tiễn, hiệu quả đầu tư, sử dụng các thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu ...
- Tồn tại, khó khăn, vướng mắc theo các nội dung :
+ Số lượng các đề tài tồn đọng, đã quá hạn, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất hướng giải pháp xử lý dứt điểm.
+ Vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2009 thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Quá trình chuyển đổi các đơn vị nghiên cứu KHCN theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
+ Chế độ chi đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo tiến sĩ.
+ Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch hướng dẫn số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 của Liên bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ: việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); việc thực hiện công khai tài chính tại đơn vị; những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.
e) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế:
- Đánh giá tiến độ thực hiện theo từng dự án, kết quả giải ngân dự án, việc chấp hành các chế độ, định mức, chế độ báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí.
- Hiệu quả sử dụng kinh phí và tác động tích cực của việc thực hiện dự án. Các dự án còn tồn đọng, chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm.
g) Chi chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Phân tích, so sánh giữa nguồn vốn đã được bố trí thực hiện với yêu cầu thực tế của từng dự án, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và tỷ lệ đạt được; đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí CTMTQG, những ưu điểm, tác động tích cực của việc thực hiện CTMTQG giáo dục - đào tạo và các CTMTQG khác đã triển khai.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2010
1. Xây dựng quy hoạch tổng thể và kế hoạch đào tạo
1.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
- Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020, các trường cần rà soát lại quy hoạch phát triển của trường, hoàn thành xây dựng đề án quy hoạch phát triển tổng thể của đơn vị mình đến năm 2020 và đưa ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch. Những đơn vị chưa xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể, cần tập trung xây dựng, phấn đấu trong năm 2010 các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ phải hoàn thiện quy hoạch phát triển tổng thể để được phê duyệt.
- Trên cơ sở xác định quy mô đào tạo hiện tại, dự kiến tăng quy mô trong năm 2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tình hình cơ sở vật chất hiện có và quy hoạch phát triển tổng thể được phê duyệt các đơn vị cần tính toán nhu cầu về diện tích phòng làm việc, giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá sinh viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu và các điều kiện cơ sở vật chất khác. Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị năm 2010 và giai đoạn 2011-2015, trong đó xác định rõ nguồn vốn NSNN cấp, các nguồn thu được để lại (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) và các nguồn huy động khác.
- Thực hiện Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất đất đai, nhất là các cơ sở ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch của 2 Thành phố, có kế hoạch về mở rộng khuôn viên nhà trường.
1.2. Kế hoạch đào tạo
- Áp dụng các tiêu chí qui định tại Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển mới năm 2010. Đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Kế hoạch tuyển sinh năm 2010 cần bám sát những đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2009-2010 và tuyển sinh năm 2010.
- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo. Các Đại học vùng, các trường Đại học trọng điểm, đầu ngành cần tập trung ưu tiên các điều kiện để mở rộng quy mô tuyển sinh đào tạo sau đại học, phấn đấu chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo sau đại học tối thiểu bằng 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo đại học chính quy.
- Chỉ tiêu đào tạo đối với hệ vừa làm vừa học, bằng hai, liên thông thực hiện theo tỷ lệ so với hệ chính quy đã được quy định trong Quyết định 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường đào tạo theo địa chỉ đối với các loại hình đào tạo vừa làm vừa học, liên thông. Riêng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, được xác định tối đa 50 chỉ tiêu/1 ngành được phép đào tạo.
2. Xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2010
2.1. Mục tiêu
Dự toán NSNN năm 2010 cần tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong năm 2009 rà soát, sắp xếp lại các khoản chi ngân sách (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) để triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra.
2.2. Dự toán thu phí, lệ phí và thu khác
Các đơn vị xây dựng dự toán thu đầy đủ và chi tiết theo từng nguồn thu như sau:
- Các khoản thu thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được để lại chi theo chế độ, các đơn vị căn cứ số thực hiện thu năm 2008, ước thực hiện năm 2009, những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2010 để xây dựng dự toán thu cho phù hợp, mang tính tích cực và đảm bảo đúng chính sách, chế độ. Trong đó chi tiết theo từng loại: học phí chính quy, không chính quy (tại chức, văn bằng 2 dưới hình thức học tại trường hoặc liên kết với các địa phương, đơn vị; tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa theo chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh do nhà nước giao hoặc theo tiêu chí của Bộ hướng dẫn); lệ phí dự thi,dự tuyển.
- Các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác, không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong đó chi tiết theo từng loại: thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, phí dịch vụ, học phí các loại hình đào tạo do trường tự tổ chức tuyển sinh, tự ký hợp đồng đào tạo cho cá nhân, các đơn vị theo hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng theo chuyên đề; lệ phí và thu sự nghiệp khác.
2.3. Dự toán chi NSNN:
2.3.1. Dự toán chi đầu tư phát triển:
a/ Đối với các trường trực thuộc:
Trên cơ sở tiến độ các công trình, dự án chuyển tiếp và kế hoạch phát triển theo quy hoạch tổng thể đã được Bộ phê duyệt, lập dự toán năm 2010. Trong đó yêu cầu nêu rõ :
- Số diện tích m2 đã xây dựng và đang sử dụng để phục vụ đào tạo, nghiên cứu bao gồm: phòng học, giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, từ đó xác định những công trình cần ưu tiên cho đầu tư xây dựng, nhất là các công trình sẽ phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2010.
- Cơ cấu nguồn vốn: NSNN cấp, các nguồn thu được để lại (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) và các nguồn huy động khác.
b/ Đối với các dự án ODA :
Lập dự toán vốn đối ứng căn cứ vào các qui định trong văn kiện dự án, tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng theo cam kết và tiến độ triển khai các công trình đầu tư xây dựng, không xây dựng dự toán vốn đối ứng quá cao, tập trung thanh toán dứt điểm những khoản nợ khối lượng XDCB hoàn thành, không để phát sinh nợ mới trong XDCB .
2.3.2. Dự toán chi thường xuyên:
a) Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
- Xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2010 phải căn cứ vào việc đánh giá tình hình thực hiện thực hiện dự toán chi NSNN năm 2008, ước thực hiện năm 2009.
- Năm 2010 là năm thứ 3 của thời kỳ ổn định ngân sách 3 năm 2008-2010, dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo đảm bảo các khoản chi thường xuyên ổn định như năm 2009 trên cơ sở các định mức, chế độ chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành, khi xây dựng dự toán chi tiết cho các nhiệm vụ chi phải quán triệt tinh thần thực hiện các giải pháp thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tiến hành xây dựng phương án tiết kiệm điện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 111/TTLT/BTC-BCT ngày 01/6/2009 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Xây dựng dự toán chi vốn đối ứng, vốn vay và vốn viện trợ đối với các dự án vay nợ và viện trợ phải dựa trên cơ sở tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời phù hợp với tỷ lệ giải ngân vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của dự án được thực hiện năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010. Không xây dựng vốn đối ứng quá cao; dự toán chi quản lý dự án phải quán triệt đầy đủ yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Các dự án phải tính toán, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoàn thành dứt điểm các hoạt động khi dự án kết thúc.
b) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ:
- Đối với dự toán kinh phí hoạt động năm 2010 của tổ chức khoa học công nghệ được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục VI Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 của Liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.
- Đối với dự toán kinh phí năm 2010 chi cho các đề tài, dự án KHCN sử dụng vốn NSNN: Căn cứ xây dựng dự toán là nhiệm vụ nghiên cứu KHCN đã được Bộ phê duyệt cho các đề tài, dự án và các định mức chi kinh phí đã hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc lập, duyệt, cấp phát, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Danh mục đề tài nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước; Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ; Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp nhà nước; Danh mục các dự án khoa học và công nghệ có quy mô lớn hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ để hình thành sản phẩm quốc gia; Đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư dự kiến sẽ ký với các nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; Đề xuất các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp các tổ chức khoa học và công nghệ; Dự án sản xuất thực nghiệm cấp nhà nước; Kinh phí hỗ trợ đào tạo tiến sĩ; Đối với các Viện nghiên cứu đề nghị cần nêu rõ các sản phẩm khoa học đối với đội ngũ nghiên cứu hưởng lương từ sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
c) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường:
- Căn cứ xây dựng dự toán là các dự án, đề tài, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được Bộ phê duyệt, các định mức chi kinh phí được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 và số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/01/2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và lập dự toán công tác bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các dự án quan trắc tác động đối với môi trường, tăng cường năng lực quan trắc môi trường.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường; Thống kê các chỉ tiêu tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg).
d) Chi sự nghiệp kinh tế:
- Dự toán chi cho các dự án điều tra cơ bản, quy hoạch khảo sát chưa kết thúc năm 2009 kéo dài sang năm 2010.
- Đăng ký và xây dựng dự toán chi cho các dự án mới năm 2010 căn cứ vào Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.
đ) Chi chương trình mục tiêu quốc gia
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD&ĐT):
+ Căn cứ vào tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT năm 2008 và ước thực hiện năm 2009, các nội dung của từng dự án theo Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG GD&ĐT đến năm 2010 và Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT.
+ Căn cứ vào kế hoạch phát triển theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt và nhu cầu đâu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT năm 2010 cho các dự án chuyển tiếp và dự kiến thực hiện, trong đó nêu rõ thứ tự ưu tiên của các nội dung đầu tư trong mỗi dự án, nhu cầu đăng ký nguồn vốn CTMTQG GD&ĐT và khả năng bổ sung kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp).
- Chương trình mục tiêu quốc gia khác: Xây dựng dự toán trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt, chuyển tiếp và dự kiến thực hiện năm kế hoạch.
Các trường, các đơn vị sự nghiệp, các Dự án vay nợ và viện trợ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng kế hoạch theo các nội dung hướng dẫn trên và báo cáo đầy đủ theo các biểu mẫu liên quan đến hoạt động của đơn vị (File điện tử các biểu mẫu báo cáo có thể được lấy tại địa chỉ sau: www.moet.gov.vn ).
Để giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán thu chi ngân sách nhà nước báo cáo Bộ Tài chính đúng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) như sau:
- Các biểu mẫu yêu cầu tổng hợp vào 01 file lấy theo tên đơn vị và gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: kehoachngansach2010@moet.edu.vn trước ngày 15/7/2009.
- Báo cáo xây dựng kế hoạch năm 2010 chính thức (bản in) gửi về Bộ trước ngày 18/7/2009.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.