BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 512/BGDĐT-GDĐH |
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2009 |
Kính gửi: |
- Giám đốc các đại học, học viện |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT. Chương trình các môn Lý luận chính trị gồm 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo trình các môn Lý luận chính trị đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và đã hoàn thành việc biên tập, chỉnh sửa nội dung giáo trình theo ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản và phát hành vào trung tuần tháng 2 năm 2009 để phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Để chuẩn bị cho công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác tổ chức giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị như sau:
1. Sau khi giảng viên các môn Lý luận chính trị hoàn thành tham gia các lớp bồi dưỡng, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chỉ đạo giảng viên biên soạn bài giảng, tổ chức thảo luận, trao đổi trong khoa/bộ môn để thực hiện tốt chương trình.
2. Thực hiện nghiêm túc cấu trúc chương trình các môn Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Đối với các trường tổ chức giảng dạy – học tập thí điểm các môn Lý luận chính trị từ học kỳ 2 của khóa tuyển sinh năm học 2008 – 2009 cần thực hiện theo các nội dung sau:
- Sau khi giảng viên hoàn thành việc tham dự các lớp bồi dưỡng, các trường chỉ đạo giảng viên các môn Lý luận chính trị biên soạn bài giảng theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Học kỳ 2, các trường bố trí lịch giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nội dung chia làm 2 phần theo quy định của chương trình gồm: học phần I “Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin”; học phần II gồm “phần thứ hai và phần thứ ba của chương trình”.
- Bố trí giảng viên đã giảng dạy môn Triết học giảng học phần “Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin”, đối với học phần II&III của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin các trường chỉ đạo giảng viên tiếp tục chuẩn bị bài giảng, tổ chức trao đổi và thảo luận giảng dạy vào các học kỳ sau.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo TW, Ban biên soạn chương trình, giáo trình tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài giảng và dự giờ các môn Lý luận chính trị của các trường thực hiện thí điểm (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau)
4. Đối với các trường đào tạo chuyên ngành các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để tạo nguồn cung cấp giảng viên các môn Lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học chủ động xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thẩm định chương trình và trình cơ quan quản lý cho mở các ngành đào tạo giảng viên các môn Lý luận chính trị gồm các ngành:
- Chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Công tác quản lý và chỉ đạo.
Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị theo chỉ đạo của cấp trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng thực hiện tốt các nội dung sau:
- Nghiên cứu các quy định hiện hành và thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, chỉ đạo giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị theo các quy định tại công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: thành lập khoa/bộ môn Lý luận chính trị; không bố trí giảng viên dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định, ….
- Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc biên soạn bài giảng của giảng viên các môn Lý luận chính trị. Nếu tổ chức biên soạn, xuất bản các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị dưới hình thức lưu hành nội bộ phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định trước khi thực hiện.
- Hàng năm tổ chức các hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị. Nội dung hội thảo phải được chuẩn bị kỹ, tổ chức nghiêm túc, những kinh nghiệm và kết quả của hội thảo phải được áp dụng vào giảng dạy tại trường.
- Ưu tiên việc giao các đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy cho khoa/bộ môn Lý luận chính trị.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn Lý luận chính trị về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để phục vụ tốt cho việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn học này.
Để thực hiện thống nhất chương trình, giáo trình và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt gắn lý luận với thực tiễn của các chuyên ngành đào tạo. Sau khi hoàn thành giáo trình dùng chung các môn Lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức chỉ đạo biên soạn các tài liệu hỗ trợ học tập, bao gồm:
- Chuyên đề các môn Lý luận chính trị gắn với từng khối ngành đào tạo: Khối ngành Kinh tế - Quản trị Kinh doanh; Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật; Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khối ngành Sư phạm; Khối ngành Nông – Lâm – Ngư; Khối ngành Y – Dược.
- Tài liệu hướng dẫn học tập cho sinh viên gồm: các câu hỏi ôn tập kiến thức chương trình, câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, bài tập.
- Chỉ đạo hoàn thiện đề án tổng thể về “Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra, đánh giá các môn Lý luận chính trị”.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần hướng dẫn bổ sung, đề nghị liên hệ với Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. ĐT: (04) – 3868.13.86.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.