BỘ
THỦY SẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2804/CLTY-CL |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
Kính gửi: |
- Các Sở Thủy sản/Sở Nông
nghiệp và PTNT có quản lý thủy sản |
Ngày 24/11/2006, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ban hành công văn số 2764/BTS-CL, ATVSTS, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm hoá chất, kháng sinh (HC, KS) cấm trong thủy sản xuất khẩu đi Nhật Bản.
Để thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục Quản lý CL, ATVS&TYTS đề nghị các đơn vị như sau:
1. Các Sở Thủy sản/Sở Nông nghiệp và PTNT có quản lý thủy sản:
a. Tổ chức tập huấn cho các chủ tàu đánh cá, chủ đầm nuôi, ban quản lý cảng cá, các đại lý thu mua, vận chuyển nguyên liệu, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản,… về các loại HC, KS cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (theo tài liệu do các Trung tâm vùng cung cấp).
b. Cung cấp nội dung để Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình) các quy định của Việt Nam và Nhật Bản về HC, KS cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
c. Chủ trì đề xuất với UBND tỉnh/thành phố tổ chức ngay các đội công tác liên ngành tiến hành kiểm tra việc sử dụng HC, KS cấm, điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thủy sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
d. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Cục và Trung tâm vùng.
2. Các Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng:
a. Lập kế hoạch và phối hợp Cơ quan Quản lý CL, ATVS&TYTS địa phương tổ chức đợt lấy mẫu kiểm tra HC, KS cấm sử dụng tại các tàu cá, đầm nuôi, đại lý thu mua nguyên liệu trong tháng 12/2006 và tháng 1/2007. Kế hoạch lấy mẫu và dự trù kinh phí cần được gửi về Cục để phê duyệt trước khi thực hiện.
b. Khi có yêu cầu từ cơ quan CL&TYTS địa phương, các Trung tâm vùng cử cán bộ tham gia các đội công tác liên ngành của địa phương thực hiện nội dung nêu tại mục 1.c .
c. Thành lập ngay Đoàn công tác đi đến từng địa phương trên địa bàn làm việc về các nội dung:
- Dựa trên tài liệu Cục đã gửi đến các Trung tâm vùng, thực hiện đào tạo giảng viên cho địa phương và chuyển bài trình bày các quy định của Việt Nam và Nhật Bản về HC, KS và tờ rơi ở dạng file điện tử đến các địa phương để tổ chức phổ biến.
- Kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai các chỉ đạo của Bộ, Cục liên quan đến ngăn chặn HC, KS cấm trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Đối với các địa phương có doanh nghiệp có lô hàng bị phía Nhật Bản cảnh báo về nhiễm HC, KS cấm, cần thực hiện trao đổi với cơ quan địa phương và doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân lây nhiễm, những công đoạn mất kiểm soát và thống nhất biện pháp khắc phục, tập trung vào việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào để thực hiện lấy mẫu kiểm tra tăng cường.
- Trong trường hợp các tỉnh không có kinh phí triển khai hoạt động ngăn chặn HC, KS cấm (hội nghị phổ biến, tập huấn; phân tích mẫu kiểm tra tăng cường), các Trung tâm vùng lập kế hoạch đề nghị hỗ trợ từ nguồn phí, lệ phí và báo cáo Cục phê duyệt trước khi thực hiện.
d. Hàng ngày, thực hiện truy cập vào mạng cảnh báo của Nhật Bản (theo địa chỉ http://www.mhlw.go.jp/topics/yunyu/1-4/0607.htm). Trong trường hợp phát hiện có doanh nghiệp thuộc địa bàn có tên trên mạng cảnh báo (kể từ ngày 1/12/2006 trở đi), Trung tâm vùng lập ngay kế hoạch kiểm tra 100% lô thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản của doanh nghiệp đó về chỉ tiêu HC, KS cấm (mỗi lô hàng cần lấy tối thiểu 02 mẫu để kiểm tra Chloramphenicol đối với mực và Chloramphenicol, AOZ, AMOZ đối với tôm và các chỉ tiêu khác bị Nhật Bản phát hiện), thông báo kế hoạch kiểm tra cho doanh nghiệp, đồng thời gửi về Cục để thông báo cho Hải quan và đưa tên doanh nghiệp lên website của Cục. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hoạt động điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Khi doanh nghiệp có ít nhất 5 lô thủy sản cùng loại liên tục đạt yêu cầu về HC, KS cấm, Trung tâm vùng làm báo cáo gửi về Cục để thực hiện dỡ bỏ tên doanh nghiệp khỏi danh sách phải kiểm tra 100% lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
e. Nếu doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu đi Nhật Bản không nằm trong danh sách bắt buộc kiểm tra 100% về HC, KS cấm nhưng có nhu cầu được NAFIQAVED kiểm tra, chứng nhận, các Trung tâm vùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra Chloramphenicol đối với sản phẩm mực và Nitrofurans (AOZ, AMOZ), Chloramphenicol đối với sản phẩm tôm của doanh nghiệp. Chỉ cấp chứng thư khi kết quả đạt yêu cầu.
g. Định kỳ vào ngày 5 hàng tháng báo cáo kết quả triển khai các hoạt động nêu trên trong tháng trước về Cục (báo cáo kết quả kiểm tra, chứng nhận theo Phụ lục 1, 2 gửi kèm).
3. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản:
a. Tiếp tục phổ biến quy định mới của Nhật Bản và quy định của Việt Nam về HC, KS cho toàn thể cán bộ, công nhân và các đại lý, chủ đầm nuôi cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp (trong đó nhấn mạnh quy định về kiểm soát Chloramphenicol trong mực; Chloramphenicol, Nitrofurans trong tôm và MG, Fluoroquinolone trong cá tra, basa, ..).
b. Bổ sung nội dung kiểm soát dư lượng HC, KS cấm vào chương trình HACCP trong sản xuất thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, lấy mẫu tăng cường để kiểm soát chặt chẽ dư lượng HC, KS của các lô nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng.
c. Những doanh nghiệp có lô hàng bị Nhật Bản phát hiện có dư lượng HC, KS phải nghiêm túc thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra kháng sinh các lô hàng xuất khẩu vào Nhật Bản theo hướng dẫn của các Trung tâm vùng, đồng thời thực hiện điều tra nguyên nhân lây nhiễm và biện pháp khắc phục. Báo cáo kết quả thực hiện về Cục và Trung tâm vùng.
Đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.