ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1400/UB-CN |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 1989 |
Kính gửi: |
- Sở Giao thông vận tải, |
Thực hiện Quyết định số 211/HĐBT ngày 9-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu lệ phí giao thông đường bộ, đường sông. Vận dụng Thông tư liên bộ số 56/TTLB ngày 26 tháng 12 năm 1988 của liên bộ Tài chánh – Giao thông vận tải về việc điều chỉnh mức thu lệ phí giao thông năm 1989 xác hợp với khả năng thu nhập của các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp, triển khai việc thu lệ phí cầu đường năm 1989 đối với các phương tiện vận tải thủy - bộ hoạt động trên địa bàn thực hiện theo quy định sau:
1. Các đối tượng chịu phí giao thông quy định tại điều 1, quyết định 211/HĐBT và mục 1 Thông tư liên bộ 56/TTLB có nghĩa vụ nộp lệ phí giao thông năm 1989 đầy đủ và đúng kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm một lần tùy theo từng đối tượng (mức phí có phụ lục kèm theo).
2. Chủ phương tiện khai man, hoặc đóng phí giao thông không đúng kỳ hạn sẽ bị phạt.
Nếu vi phạm lần đầu sẽ bị phạt gấp hai lần mức phí phải đóng, nếu tái phạm lần thứ hai sẽ bị phạt gấp ba lần mức phí phải đóng.
Nếu vi phạm nhiều lần hoặc có hành vi chống lại việc thu phí giao thông thì sẽ bị rút giấy phép lưu hành phương tiện và người vi phạm sẽ bị truy tố trước pháp luật.
3. Phí giao thông đường bộ, đường sông do Sở Giao thông vận tải tổ chức thu theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tài chánh thành phố.
Nguồn thu chỉ dùng để sửa chữa đường bộ, đường sông địa bàn giao thông thông suốt.
Nghiêm cấm sử dụng nguồn vốn này để chi cho việc khác.
4. Đối với các đối tượng xe con của cơ quan Nhà nước, xe 2 bánh của cán bộ công nhân viên Nhà nước và xe thô sơ (trừ xe xúc vật kéo) được miễn giảm 50% mức phí cố định đã quy định.
5. Số tiền lệ phí giao thông thực thu được điều tiết 30% nộp về Trung ương, 70% còn lại dùng cho đảm bảo giao thông trên địa bàn thành phố. Tổng số thu về lệ phí phải được tập trung về thành phố, đề điều tiết chung và phản ánh đầy đủ trong ngân sách.
6. Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chánh thành phố cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nộp lệ phí giao thông thông qua xử lý vi phạm luật lệ giao thông kiểm tra định kỳ an toàn giao thông và đăng kiểm phương tiện v.v…Tiền thu được về phạt vi phạm nộp phí để lại 50% bồi dưỡng cho cá nhân và đơn vị thừa hành, số còn lại nộp vào tài khoản phí giao thông của thành phố.
7. Mức phí giao thông quy định tại điểm 1 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1989. Những quy định trước đây về mức phí giao thông đường bộ, đường sông trái với quy định này đều bãi bỏ.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp có liên quan cần khẩn trương tổ chức thực hiện.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
BIỂU THU PHÍ GIAO THÔNG
THEO
ĐẦU PHƯƠNG TIỆN
Theo Thông tư 56 ngày 26-12-1988 của Liên bộ Tài chánh – GTVT
Loại phương tiện
1 – |
Ô tô vận tải hàng hóa dưới 13T (kể cả tự trọng và tải trọng vận chuyển) |
10.000đ/T T. Tải |
|
* Ô tô vận tải hàng hóa 13T trở lên |
20.000đ/T T. Tải |
|
* Rơmoóc và đầu kéo bánh lốp |
7.000đ/T T. Tải |
|
* Xe đặc chủng |
10.000đ/T Tự trọng |
2 – |
Ô tô chở khách |
|
|
* 20 – 30 ghế |
32.000đ/xe |
|
* 30 ghế trở lên |
50.000đ/xe |
3 – |
Xe du lịch, xe con |
|
|
* Dưới 15 ghế ngồi |
12.000đ/xe |
|
* Từ 5 ghế ngồi trở lên |
20.000đ/xe |
4 – |
Xe lam |
23.000đ/xe |
5 – |
Mô tô 3 bánh, xích lô máy, xe máy lôi |
12.000đ/xe |
6 – |
Xe máy |
|
|
* Dưới 50cc |
1.000đ/xe |
|
* 50cc trở lên |
1.500đ/xe |
7 – |
Xe cần cẩu |
40.000đ/xe |
8 – |
Xe do súc vật kéo |
15.000đ/xe |
9 – |
Xe ba gác, xích lô đạp, xe lôi |
6.000đ/xe |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.