NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1135/NHNN-KTTC |
|
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành
phố |
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001
của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ- CP ngày
26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 48/2001/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng;
Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Chế độ kế toán doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản
kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày
29/4/2004 và Quyết định số 807/2005/QĐ- NHNN ngày 01/6/2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước;Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ
mộtsố tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
(ban hành kèm theo Công văn số 1179/CV-KTTC2 ngày 19/8/2004 của Ngân hàngNhà nước
và các công văn sửa đổi, bổ sung), cụ thể:
I- HUỶ BỎ MỘT SỐ TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ (QTDCS) NHƯ SAU:
1. TK 15- Chứng khoán đầu tư;
2. TK 399- Dự phòng rủi ro lãi phải thu;
3. TK 74903- Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản;
4. TK 84903- Chi phí cho việc nhượng bán, thanh lý tài sản.
II- SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN QTDCS NHƯ SAU:
1. Bổ sung vào Phần I- Những quy định chung trong Hệ thống tài khoản
kế toán các QTDCS nội dung điểm 6, điểm 7 như sau:
“6. Ký hiệu tiền tệ: Để phân biệt đồng Việt Nam, ngoại tệ và giữa các loại ngoại tệ khác nhau, Tổ chức tín dụng sử dụng ký hiệu tiền tệ: (i) bằng số (ký hiệu từ 00 đến 99) để ghi vào bên phải tiếp theo số hiệu tài khoản tổng hợp; hoặc (ii) bằng chữ (như: VND, USD...) . Ký hiệu tiền tệ cụ thể quy định trong Phụ lục kèm theo Hệ thống tài khoản kế toán này.
7- Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán QTDCS phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
7.1- Thực hiện hạch toán đối ứng và cân đối giữa các tài khoản ngoại tệ
và từng loại ngoại tệ.
7.2- Đối với các nghiệp vụ làm đại lý theo hợp đồng uỷ nhiệm liên quan đến ngoại tệ: QTDCS phải quy đổi giá trị ngoại tệ ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tại thời điểm/ ngày phát sinh nghiệp vụ.
7.3- Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, ghi cả ngoại tệ và
Đồng Việt Nam.
7.4- Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh bằng Đồng
Việt Nam.
7.5- Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do NHNN công bố vào ngày cuối tháng. Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái".
7.6- Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.”
2. Sửa đổi nội dung hạch toán trên Tài khoản 1011- Tiền mặt tại đơn vị, phần nội dung “Hạch toán chi tiết” như sau:
Hạch toán chi tiết:
Mở 02 tài khoản chi tiết: - Tiền mặt đã kiểm đếm
- Tiền mặt thu theo túi niêm phong
3. Sửa đổi tài khoản 34- Góp vốn, đầu tư mua cổ phần như sau:
“Tài khoản 34- Góp vốn, đầu tư dài hạn”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị và tình hình biến động của các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn của QTDCS.
TK 34 có các tài khoản cấp II, cấp IV sau:
344- Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam
34401- Góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
34409- Đầu tư dài hạn khác
349- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Tài khoản 344- Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản đầu tư dài hạn của QTDCS theo quy định hiện hành của pháp luật và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn trên 1 năm.
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Hoạt động đầu tư dài hạn phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDCS.
2. Các khoản đầu tư dài hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc (bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí,... (nếu có)) và theo dõi chi tiết các chỉ tiêu sau:
- Đối với đầu tư cổ phiếu: theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá cổ
phiếu, từng đối tượng phát hành cổ phiếu.
- Đối với các khoản góp vốn theo hợp đồng và không niêm yết trên thị
trường: theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tham gia góp vốn.
Bên Nợ ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng.
Bên Có ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.
Số dư Nợ: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của
QTDCS.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng đầu tư.
Tài khoản 349- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng/giảm các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo quy định hiện hành về
trích lập và sử dụng dự phòng.
2. Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dự phòng đang ghi trên
sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Nếu số dự
phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí, trường hợp số dư hiện hành trên tài khoản chi phí nhỏ hơn số hoàn nhập dự phòng, kế toán hoàn nhập phần còn lại vào tài khoản thu nhập.
3. Khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được dùng để bù đắp số tổn thất của các khoản đầu tư dài hạn thực tế xảy ra do các nguyên nhân như đơn vị nhận đầu tư bị phá sản, thiên tai, v.v.... dẫn đến khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này không dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.
Bên Nợ ghi: - Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn
số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết.
- Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.
Bên Có ghi: - Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn. (Tính lần đầu và tính số chênh lệch dự phòng tăng).
Số dư Có: - Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại đầu tư dài hạn.
4. Bỏ cụm từ “tín phiếu, trái phiếu” trong phần nội dung hạch toán “Tài khoản 351- Ký quỹ, thế chấp, cầm cố”.
5. Bỏ cụm từ “Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm” và bỏ nội dung “Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:” ở phần nội dung hạch toán của các tài khoản sau:
- TK 381- Góp vốn đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam
- TK 481- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam
6. Bỏ cụm từ “Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm (tổ chức nhận uỷ thác phải thanh toán xong toàn bộ số tiền
đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng uỷ thác)” và bỏ nội dung “Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:” ở phần nội dung hạch toán của các tài khoản sau:
- TK 383- Uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam
- TK 483- Nhận tiền uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam
7. Sửa đổi tên Tài khoản 39- “Lãi phải thu” thành “Lãi và phí phải thu”.
8. Sửa đổi Tài khoản 44- Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay như sau:
“Tài khoản 44 - Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay
Tài khoản 441- Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài giao cho QTDCS để sử dụng theo các mục đích chỉ định, QTDCS có trách nhiệm hoàn trả vốn này khi đến hạn.
Tài khoản 441 có các tài khoản cấp III, IV sau:
4411- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
44111- Vốn tài trợ
44112- Vốn uỷ thác đầu tư, cho vay
4413- Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước
44131- Vốn tài trợ
44132- Vốn uỷ thác đầu tư, cho vay
Bên Có ghi: - Số vốn của các bên đối tác giao cho QTDCS.
Bên Nợ ghi: - Số vốn chuyển trả lại cho các đối tác giao vốn.
Số dư Có: - Phản ảnh số vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư cho vay của các đối tác QTDCS đang sử dụng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn của từng đối tác giao vốn.
9. Sửa đổi tên Tài khoản 49- “Lãi phải trả” như sau: Tài khoản 49- “Lãi
và phí phải trả”.
10. Sửa đổi Tài khoản 69- “Lợi nhuận chưa phân phối” như sau:
“Tài khoản 69- Lợi nhuận chưa phân phối
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau Thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả kinh doanh hoặc xử lý lỗ của QTDCS.
Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1- Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh trên tài khoản 69 là lợi nhuận sau Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động kinh doanh.
2- Việc phân phối kết quả kinh doanh của QTDCS phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch và theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.
3- Phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng niên độ kế toán
(năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia
lợi nhuận của QTDCS (trích lập các quỹ, bổ sung vốn kinh doanh, chia lãi vốn góp, v.v...).
4- Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của tài khoản 692 “ Lợi nhuận năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Bên Có ghi: - Số dư cuối kỳ của các tài khoản thu nhập chuyển sang.
Bên Nợ ghi: - Số dư cuối kỳ của các tài khoản chi phí chuyển sang.
- Trích lập các quỹ.
- Chia lãi cho các thành viên tham gia góp vốn.
Số dư Có: - Phản ánh số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử
dụng.
Số dư Nợ: - Phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Tài khoản 69 có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 691- Lợi nhuận năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối kết quả kinh doanh và xử lý lỗ của năm nay của QTDCS.
Đầu năm sau, số dư cuối năm của tài khoản 691 được chuyển thành số dư đầu năm mới của tài khoản 692- “Lợi nhuận năm trước” (không phải lập chứng
từ hạch toán).
Tài khoản 692- Lợi nhuận năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước của QTDCS.
Hạch toán chi tiết: Mở tiểu khoản cho từng niên độ kế toán (để phản ánh
số lợi nhuận từ các năm trước (nếu có) nhưng chưa phân phối).
11. Sửa đổi một số nội dung trong phần Nội dung hạch toán của Tài khoản loại 7- Thu nhập như sau:
- Sửa đổi điểm 1 thành: “Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản thu nhập của QTDCS. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Lợi nhuận năm nay và không còn số dư.”
- Sửa đổi điểm 4 thành: “Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị dùng để hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào tài khoản chi phí (loại 8).”
12. Sửa đổi tên Tài khoản 709- “Thu lãi khác” thành “Thu khác từ hoạt
động tín dụng”.
13. Sửa đổi tên Tài khoản 78- “Thu lãi góp vốn, mua cổ phần” thành
“Thu nhập góp vốn, mua cổ phần” và sửa đổi nội dung hạch toán trên tài khoản này như sau: “Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập từ việc góp
vốn, mua cổ phần của các TCTD khác và các tổ chức kinh tế.”
14. Sửa đổi một số nội dung trong phần nội dung hạch toán của Tài khoản loại 8- Chi phí như sau:
- Sửa đổi điểm 1 thành: “Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản chi phí của QTDCS. Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Lợi nhuận năm nay và không còn số dư.”
- Sửa đổi điểm 2 thành: “Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị được hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm
(nếu có- trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng
tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm). Tất cả các khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào tài khoản thu nhập (loại 7).”
15. Sửa đổi tên Tài khoản 93- “Các cam kết bảo lãnh nhận được” thành
“Các cam kết nhận được”.
16. Sửa đổi tên Tài khoản 94- “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được” thành “Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được” và bỏ cụm từ “quá hạn” trong phần tên và nội dung hạch toán của Tài khoản cấp II của Tài khoản này
(Tài khoản 941).
17. Sửa cụm từ “Cầm đồ” thành “Cầm cố” tại tên và nội dung hạch toán của Tài khoản 994- Tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng.
III- BỔ SUNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN VÀO HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN QTDCS:
1. Tài khoản 1039- Ngoại tệ đang vận chuyển
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị
khác trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận ngoại tệ đến nhận trực tiếp tại đơn
vị mình thì QTDCS không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ chuyển đến đơn vị nhận (Căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc Giấy báo của đơn vị nhận ngoại tệ).
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ của đơn vị đang vận chuyển trên đường.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ, từng
đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.
2. Tài khoản 15- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ của Chính phủ hay Tổ chức trong nước phát hành mà QTDCS đang đầu tư. Chứng khoán Nợ hạch toán trên tài khoản này là các loại chứng khoán Nợ nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán (không nắm giữ với mục đích mua vào và bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi). QTDCS phải có quy định nội bộ về vấn đề này, trừ khi pháp luật có quy định khác.
Chứng khoán Nợ là loại chứng khoán mà bên phát hành phải thực hiện những cam kết mang tính ràng buộc đối với người nắm giữ chứng khoán theo những điều kiện cụ thể về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất ... (trái phiếu,
kỳ phiếu... ).
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1. QTDCS phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó:
(i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có);
(ii) Giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với giá trị
của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua
(đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ
phân bổ (đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước) (nếu có);
(iii) Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với giá trị
của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ
phân bổ (đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước) (nếu có).
Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá - Chiết khấu + Phụ trội).
2. QTDCS phải phân bổ giá trị phụ trội/ giá trị chiết khấu theo phương pháp đường thẳng (phân bổ đều) cho khoảng thời gian đầu tư chứng khoán.
3. Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán Nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi QTDCS mua lại khoản đầu tư đó, QTDCS phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi QTDCS đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi QTDCS mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
4. Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Tài khoản Mệnh giá chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán:
Bên Nợ ghi: |
- Mệnh giá mua vào chứng khoán đầu tư; |
Bên Có ghi: |
- Tất toán mệnh giá chứng khoán đầu tư được bán ra hoặc khi đến hạn được bên phát hành thanh toán; |
Số dư Nợ: |
- Tổng mệnh giá chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ |
Tài khoản Chiết khấu chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán:
Bên Nợ ghi: |
- Phân bổ giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư trong kỳ; - Tất toán giá trị chiết khấu chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn; |
Bên Có ghi: |
- Giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư; |
Số dư Có: |
- Tổng giá trị chiết khấu của chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ |
-
Tài khoản Phụ trội chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán:
Bên Nợ ghi: |
- Giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư; |
Bên Có ghi: |
- Phân bổ giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư trong kỳ; - Tất toán giá trị phụ trội chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn; |
Số dư Nợ: |
- Tổng giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ.
|
Tài khoản 15 có các tài khoản cấp II sau:
151- Chứng khoán Chính phủ
152- Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành
153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
159- Dự phòng giảm giá chứng khoán
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của từng loại chứng khoán Nợ đầu tư.
TK 151- Chứng khoán Chính phủ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Chính phủ (ngoại trừ Tín phiếu Chính phủ) do Kho bạc Nhà nước Việt Nam phát hành mà QTDCS đang đầu tư.
Tài khoản 151 có tài khoản cấp IV, cấp V sau:
15101- Trái phiếu Kho bạc
151011- Mệnh giá
151012- Giá trị chiết khấu
151013- Giá trị phụ trội
TK 152- Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành mà QTDCS đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy
có lợi.
Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm: Trái phiếu, kỳ
phiếu v.v... do các TCTD khác trong nước phát hành.
Tài khoản 152 có các tài khoản cấp IV, cấp V sau:
15201- Chứng khoán Nợ do Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
phát hành.
Tài khoản 15209 mở tiểu khoản theo từng TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) phát hành chứng khoán Nợ và chi tiết theo Mệnh giá, Giá trị chiết khấu và Giá trị phụ trội.
TK 153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của
152011- Mệnh giá
152012- Giá trị chiết khấu
152013- Giá trị phụ trội
15209- Chứng khoán Nợ do TCTD khác phát hành.
các loại chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành mà QTDCS đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi.
Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm: Trái phiếu, kỳ
phiếu v.v... do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Tài khoản 153 mở chi tiết theo từng tổ chức kinh tế trong nước phát hành chứng khoán Nợ và theo Mệnh giá, Giá trị chiết khấu và Giá trị phụ trội.
TK 159- Dự phòng giảm giá chứng khoán
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.
Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập để dự phòng sự giảm giá của các khoản đầu tư chứng khoán nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo quy định hiện hành về
trích lập và sử dụng dự phòng.
2. Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dự phòng đang ghi trên
sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Nếu số dự
phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử
dụng hết thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí. Trường hợp số dư trên tài khoản chi phí nhỏ hơn số hoàn nhập dự phòng, kế toán hoàn nhập phần còn lại vào tài khoản thu nhập.
3. Điều kiện trích lập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:
- Chứng khoán đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có bằng chứng đáng tin cậy về giá trị thị trường của khoản đầu tư giảm xuống so với giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Chứng khoán không được mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng.
Bên Có ghi: - Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán (số trích lập lần đầu; số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải lập lớn hơn số đã lập cuối kỳ trước).
Bên Nợ ghi: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá.
Số dư Có: - Phản ánh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đầu tư.
3. Tài khoản 16- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ của Chính phủ hay tổ chức trong nước phát hành mà QTDCS đang đầu tư. Chứng khoán Nợ hạch toán trên tài khoản này là các loại chứng khoán Nợ nắm giữ với mục đích đầu tư cho đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1. QTDCS phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó:
(i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có);
(ii) Giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với giá trị
của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua
(đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ
phân bổ (đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước) (nếu có);
(iii) Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với giá trị
của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua
(đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ
phân bổ (đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước) (nếu có).
Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá - Chiết khấu + Phụ trội).
2. QTDCS phải phân bổ giá trị phụ trội và giá trị chiết khấu theo phương pháp đường thẳng (phân bổ đều) cho khoảng thời gian đầu tư chứng khoán.
3. Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán Nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi QTDCS mua lại khoản đầu tư đó, QTDCS phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi QTDCS đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi QTDCS mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
4. Việc lập dự phòng giảm giá đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu về sự giảm giá chứng khoán kéo dài hoặc có bằng chứng chắc chắn là QTDCS khó có thể thu hồi đầy đủ khoản đầu tư, không thực hiện lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với những thay đổi giá trong ngắn hạn.
- Tài khoản Mệnh giá chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn :
Bên Nợ ghi: |
- Mệnh giá mua vào chứng khoán đầu tư; |
Bên Có ghi: |
- Tất toán mệnh giá chứng khoán đầu tư khi đến hạn được bên phát hành thanh toán; |
Số dư Nợ: |
- Tổng mệnh giá chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ |
-
Tài khoản Chiết khấu chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn :
Bên Nợ ghi: |
- Phân bổ giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư trong kỳ; |
Bên Có ghi: |
- Giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư; |
Số dư Có: |
- Tổng giá trị chiết khấu của chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ |
Tài khoản Phụ trội chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn:
Bên Nợ ghi: |
- Giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư; |
Bên Có ghi: |
- Phân bổ giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư trong kỳ; |
Số dư Nợ: |
- Tổng giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư QTDCS đang nắm giữ. |
Tài khoản 16 có các tài khoản cấp II sau:
161- Chứng khoán Chính phủ
162- Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành
163- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành
169- Dự phòng giảm giá chứng khoán
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của từng loại chứng khoán đầu tư.
TK 161- Chứng khoán Chính phủ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Chính phủ (ngoại trừ Tín phiếu Chính phủ) do Kho bạc Nhà nước Việt Nam phát hành mà QTDCS đang đầu tư.
Tài khoản 161 có tài khoản cấp IV, cấp V sau:
16101- Trái phiếu Kho bạc
161011- Mệnh giá
161012- Giá trị chiết khấu
161013- Giá trị phụ trội
TK 162- Chứng khoán nợ do các TCTD khác trong nước phát hành
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành mà QTDCS đang nắm giữ với mục đích đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán.
Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm: Trái phiếu, kỳ phiếu v.v... do các TCTD khác trong nước phát hành.
Tài khoản 162 có các tài khoản cấp IV, cấp V sau:
16201- Chứng khoán do Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phát hành
162011- Mệnh giá
162012- Giá trị chiết khấu
162013- Giá trị phụ trội
16209- Chứng khoán do TCTD khác phát hành
Tài khoản 16209 mở tiểu khoản theo từng TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) phát hành chứng khoán Nợ và chi tiết theo Mệnh giá, Giá trị chiết khấu và Giá trị phụ trội.
TK 163- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành mà
QTDCS đang nắm giữ với mục đích đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán
Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm: Trái phiếu, kỳ
phiếu v.v... do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Tài khoản 163 mở chi tiết theo từng tổ chức kinh tế trong nước phát hành chứng khoán Nợ và theo Mệnh giá, Giá trị chiết khấu và Giá trị phụ trội.
TK 169- Dự phòng giảm giá chứng khoán
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
Bên Có ghi: - Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán (số trích lập lần đầu; số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải lập lớn hơn số đã lập cuối kỳ trước).
Bên Nợ ghi: - Xử lý khoản giảm giá thực tế các khoản đầu tư chứng khoán.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá.
Số dư Có: - Phản ánh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đầu tư.
4. Tài khoản 3535- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:
Giá trị được khấu trừ
Tài sản |
Chênh lệch |
|
chuyển sang năm sau |
|
Thuế suất thuế |
thuế thu nhập = |
tạm thời |
+ |
của các khoản lỗ tính |
x |
thu nhập doanh nghiệp |
hoãn lại được khấu trừ thuế và ưu đãi thuế hiện hành (%)
chưa sử dụng
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo quy định của Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 17- “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các quy định sau:
1. QTDCS chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại trong trường hợp QTDCS dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.
2. Cuối năm tài chính, QTDCS phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng” (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính), giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập
“Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế
thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.
3. Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập, theo nguyên tắc:
- Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại;
- Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
4. Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế thu nhập (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán một phần hoặc toàn bộ).
5. Kết thúc năm tài chính, QTDCS phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để ghi nhận bổ sung vào năm hiện tại.
6. Một số trường hợp chủ yếu phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do khấu hao TSCĐ theo mục đích kế toán nhanh hơn khấu hao TSCĐ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm;
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau. Ví dụ: Chi phí trích trước
về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu
trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau;
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được tính trên giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.
Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng.
Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.
Số dư Nợ: - Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:
- Mở 01 tài khoản chi tiết.
5. Tài khoản 389- Tài sản Có khác
Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tài sản có khác của QTDCS
ngoài những tài sản đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản có khác của QTD tăng trong kỳ.
Bên Có ghi: - Giá trị tài sản có khác của QTD giảm trong kỳ.
Số dư Nợ: - Giá trị tài sản có khác tại thời điểm cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết cho từng loại tài sản có khác.
6. Bổ sung vào Tài khoản 392- Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán
các Tài khoản cấp III sau:
TK 3922- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
TK 3923- Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Nội dung hạch toán trên các tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 392- Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán.
7. Tài khoản 397- Phí phải thu
Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải thu trong quá trình hoạt động của QTDCS.
Hạch toán trên tài khoản này cần phải thực hiện theo các quy định sau:
1. Phí từ hoạt động kinh doanh của QTDCS được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí thực tế phải thu từng kỳ.
2. Số phí phải thu thể hiện số phí dồn tích mà QTDCS đã hạch toán vào thu nhập trong kỳ nhưng chưa được khách hàng thanh toán.
Bên Nợ ghi: - Số phí phải thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của QTDCS (Hạch toán đối ứng vào tài khoản thu nhập của QTD).
Bên Có ghi: - Số phí phải thu đã được khách hàng thanh toán, chi trả.
Số dư Nợ: - Phản ánh số phí còn phải thu từ khách hàng.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết cho từng loại dịch vụ cung cấp hưởng phí.
8. Tài khoản 4535- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định và ghi nhận theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17- “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
2. Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.
3. Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm;
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm
(hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.
4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.
5. Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế
(khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán).
6. Một số trường hợp chủ yếu làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải
trả:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Ví dụ thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ do QTDCS xác định dài hơn thời gian sử dụng hữu ích theo chính sách tài chính hiện hành được cơ
quan thuế chấp nhận dẫn đến mức trích khấu hao TSCĐ theo kế toán thấp hơn khấu hao được khấu trừ vào lợi nhuận tính thuế.
Bên Nợ ghi: - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập).
Bên Có ghi: - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ.
Số dư Có: - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết: - Mở 01 tài khoản chi tiết.
9. Tài khoản 497- Phí phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải trả dồn tích khi QTDCS sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp.
Hạch toán trên tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1. Số phí phải trả cho các nhà cung cấp được ghi nhận trên cơ sở thời gian
và số phí phải trả thực tế trong kỳ.
2. Phí phải trả theo dõi trên tài khoản này thể hiện số phí tính dồn tích mà
QTDCS đã hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa chi trả cho nhà cung cấp.
Bên Có ghi: - Số phí phải trả cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ (Hạch toán đối ứng vào tài khoản chi phí của QTD).
Bên Nợ ghi: - Số phí phải trả đã thực hiện chi trả cho nhà cung cấp.
Số dư Có: - Phản ánh số phí còn phải trả cho các nhà cung cấp.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết cho từng nhà cung cấp, từng loại dịch vụ được cung cấp.
10. Bổ sung vào Tài khoản 714- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý Tài khoản cấp IV sau:
TK 71401- Thu từ nghiệp vụ chi trả kiều hối
TK 71402- Thu từ nghiệp vụ bàn đổi ngoại tệ
TK 71409- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý khác
Nội dung hạch toán trên các tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 714- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý.
11. Tài khoản 741- Thu về kinh doanh chứng khoán
Tài khoản này phản ánh số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ
của chứng khoán.
Nội dung hạch toán trên tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 74- Thu nhập hoạt động kinh doanh khác.
12. Tài khoản 790- Thu nhập khác
Tài khoản 790 có các tài khoản cấp IV sau:
79001- Thu từ nợ gốc đã xử lý rủi ro
79002- Thu từ các khoản nợ lãi đã xử lý rủi ro
79003- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
79004- Thu từ chênh lệch lãi khi thanh lý các khoản góp vốn đầu tư dài hạn
79009- Thu khác
Nội dung hạch toán trên các tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 79- Thu nhập khác.
13. Bổ sung vào Tài khoản 814- Chi về nghiệp vụ uỷ thác và đại lý các
Tài khoản cấp IV sau:
81401- Chi hoạt động về nghiệp vụ chi trả kiều hối
81402- Chi hoạt động về nghiệp vụ bàn đổi ngoại tệ
81409- Chi hoạt động về nghiệp vụ uỷ thác uỷ thác và đại lý khác
Nội dung hạch toán trên các tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 814- Chi về nghiệp vụ uỷ thác và đại lý.
14. Tài khoản 833- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của QTDCS bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của QTDCS trong năm tài chính hiện hành.
Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
số 17- “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các quy định sau:
1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm
trước.
4. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm
trước.
Tài khoản này có các Tài khoản cấp III sau:
TK 8331- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành,
TK 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
TK 8331- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm của QTDCS.
Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành.
2. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
3. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, QTDCS đựơc hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
4. Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào TK 69- “Lợi nhuận chưa phân phối” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.
Bên Nợ ghi:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Bên Có ghi:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ TK 69- “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Tài khoản 8331- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành không có
số dư cuối kỳ kế toán năm.
Tài khoản 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm của QTDCS.
QTDCS phải căn cứ vào cơ chế tài chính nội bộ của mình để mở và sử
dụng các tài khoản 3535- “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, tài khoản 4535-
“Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và tài khoản 8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”. Việc mở và sử dụng các tài khoản này khi có sự khác biệt giữa chế độ kế toán áp dụng tại QTDCS và các quy định của luật thuế tạo nên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).
2. Kế toán không được phản ánh vào Tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
3. Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào TK 69- “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Bên Nợ ghi:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận
từ các năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại
được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK
8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 69- “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Bên Có ghi:
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK
8332- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 69- “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Tài khoản 8332- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không có
số dư cuối kỳ kế toán năm.
Hiện tại, để đơn giản nghiệp vụ kế toán thuế, QTDCS áp dụng chế độ kế toán phù hợp với các quy định của luật thuế (Lợi nhuận kế toán của QTDCS đồng nhất với lợi nhuận tính thuế, không phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế ) Do đó QTDCS chưa sử dụng 3 tài khoản sau: tài khoản 3535
“tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, tài khoản 4535 “thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
và tài khoản 8332 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”. QTDCS chỉ thực hiện
nghiệp vụ kế toán thuế thu nhập hoãn lại khi có văn bản hướng dẫn của
NHNN.
15. Tài khoản 841- Chi về kinh doanh chứng khoán
Tài khoản này phản ánh số chênh lệch giữa giá bán thấp hơn giá trị ghi sổ
của chứng khoán.
Nội dung hạch toán trên tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 84- Chi phí hoạt động kinh doanh khác.
16. Tài khoản 856- Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên QTDCS
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên của QTDCS theo chế độ tài chính đối với QTDCS.
Nội dung hạch toán trên tài khoản 856 tương tự như nội dung hạch toán trên các tài khoản chi phí của QTDCS.
17. Bổ sung vào Tài khoản 882- Chi dự phòng Tài khoản cấp III sau:
TK 8826- Chi dự phòng giảm giá khoản góp vốn, đầu tư mua cổ phần.
Nội dung hạch toán trên tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 882- Chi dự phòng.
18.Tài khoản 890- Chi phí khác
Tài khoản 890 có các tài khoản cấp IV sau:
89001- Chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
89002- Chi từ chênh lệch lỗ khi thanh lý các khoản góp vốn đầu tư dài hạn
89009- Chi khác
Nội dung hạch toán trên các tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán của Tài khoản 89- Chi phí khác.
19. Tài khoản 938- Các văn bản, chứng từ cam kết khác nhận được
Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản cam kết bằng các văn bản, chứng từ cam kết khác (không phải là cam kết bảo lãnh) QTDCS nhận được.
Nội dung hạch toán trên tài khoản này tương tự như Tài khoản 931.
20. Tài khoản 944 - Phí phải thu chưa thu được
Tài khoản này dùng để phản ánh số phí phải thu của QTDCS chưa thu
được.
Bên Nhập ghi: - Số phí phải thu chưa thu được.
Bên Xuất ghi: - Số phí phải thu đã thu được.
Số còn lại: - Phản ánh số phí phải thu chưa thu được.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng khách hàng.
21. Bổ sung vào Tài khoản 971- Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi các Tài khoản cấp III sau:
TK 9711- Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
TK 9712- Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Hạch toán trên tài khoản này thực hiện theo nội dung hạch toán trên Tài
khoản 971.
IV- Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2007.
V- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc QTDND cơ sở chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Công văn này./.
|
TL/ THỐNG ĐỐC |
Đính kèm: Phụ lục : Hướng dẫn việc chuyển đổi số liệu tài khoản kế toán
Ghi chú:
Bản hệ thống hóa hệ thống tài khoản được đăng tải trên Website NHNN: www.sbv.gov.vn.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.