BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 9348/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 7 tháng, ước thực hiện 8 tháng kế hoạch năm 2023 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 816.537,1 tỷ đồng ([1]) (vốn trong nước là 783.582,7 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 32.954,44 tỷ đồng). Trong đó: Kế hoạch vốn đã giao là 811.897 tỷ đồng (vốn trong nước là 779.967,5 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng); kế hoạch vốn chưa giao là 4.640,2 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 54.725,3 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 50.770,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 3.954,4 tỷ đồng.
1.2 Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 761.811,8 tỷ đồng (vốn trong nước là 741.058,8 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng), trong đó:
1.2.1. Kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao là 707.044,2 tỷ đồng1 ([2]) (bao gồm: vốn NSTW là 363.763,2 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281 tỷ đồng), trong đó:
a) Vốn trong nước là 679.069,2 tỷ đồng. Trong đó:
- Các Bộ, cơ quan trung ương là 182.395,5 tỷ đồng;
- Các địa phương là 496.673,7 tỷ đồng; trong đó:
+ Vốn cân đối ngân sách địa phương là 343.281 tỷ đồng.
+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 129.175,8 tỷ đồng.
+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.216,8 tỷ đồng
b) Vốn nước ngoài là 27.975 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 11.858,3 tỷ đồng; các địa phương là 16.116,7 tỷ đồng).
1.2.2. Kế hoạch vốn NSTW chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.640,2 tỷ đồng([3]). Bao gồm:
- Vốn trong nước là 3.615,2 tỷ đồng; trong đó :
+ Vốn thuộc Chương trình phục hồi và PTKTXH: 3.432 tỷ đồng.
+ Vốn CTMTQG là 183,2 tỷ đồng.
- Vốn nước ngoài (CTMTQG xây dựng nông thôn mới) là 1.025 tỷ đồng.
1.2.3. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 50.127,5 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 51/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm). Còn lại 1 Bộ, cơ quan trung ương (Kiểm toán nhà nước) Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 21/51 bộ, cơ quan trung ương và 30/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao (có 20/51 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương) trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Bộ Thông tin và truyền thông (72,24%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Hưng Yên (80,75%), Tuyên Quang (71,49%)...(Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
Đến nay, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có văn bản đề nghị cắt giảm kế hoạch năm 2023. Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm là 9.355,71 tỷ đồng, riêng đối với Chương trình phục hồi và phát triển KTXH có một số Bộ như Bộ Lao động và TBXH đề nghị rút khỏi Chương trình với số vốn là 946,6 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị rút 01 dự án ra khỏi Chương trình.
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:
Tổng số vốn đã phân bổ là 730.847,6 tỷ đồng, đạt 103,37% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,2 tỷ đồng). Trong đó có 42 địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 50.127,5 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 50.127,5 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 680.720,1 tỷ đồng, đạt 96,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong đó:
- Vốn NSTW là 343.154,9 tỷ đồng, đạt 94,33% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (363.763,2 tỷ đồng). Bao gồm:
+ Vốn NSTW theo ngành, lĩnh vực là 293.090,3 tỷ đồng, đạt 94,07% kế hoạch;
+vốn Chương trình MTQG là 23.710,8 tỷ đồng, chiếm 97,91% kế hoạch.
+ Vốn nước ngoài là 26.353,8 tỷ đồng, đạt 94,2% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 387.692,7 tỷ đồng, đạt 112,94% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (343.281 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 26.324,1 tỷ đồng, chiếm 3,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 24.702,9 tỷ đồng (vốn NSTW là 20.608,3 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 5.715,8 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.621,2 tỷ đồng. Trong đó, riêng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa phân bổ là 15.242,75 tỷ đồng chưa phân bổ.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 7.932 tỷ đồng, chiếm 4,08% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 7.912 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 18.392,1 tỷ đồng, chiếm 3,59% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 16.790,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng). Trong đó:
+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 12.170,2 tỷ đồng, chiếm 8,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó, vốn trong nước là 10.569 tỷ đồng chiếm 8,18% kế hoạch, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng chiếm 9,94% kế hoạch).
+ Vốn MTQG là 506,1 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 2,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Vốn cân đối NSĐP là 5.715,8 tỷ đồng, chiếm 1,67% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG):
- Vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023; một số dự án thuộc Chương trình mới được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023, kế hoạch hiện nay đang được các Bộ, địa phương hoàn thiện các thủ tục để triển khai giao kế hoạch vốn năm 2023. Ngoài ra còn một số dự án của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: Cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn; Đường Vành đai 4 vùng thủ đô (Bắc Ninh, Hưng Yên); Kè đầm Cù Mông (tỉnh Phú Yên); cầu Văn Ly và đường dẫn (tỉnh Quảng Nam)...; một số Bộ, cơ quan trung ương (Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông) chưa phân bổ hết do đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023.
- Vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do: chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay (Quảng Trị, Phú Yên); chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ, đang lấy ý kiến nhà tài trợ hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư (Đắk Nông); địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do Tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết (Quảng Ninh).
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi NSĐP (Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 48/48 địa phương, trong đó, có 8/48 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn (26/48 địa phương chưa phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Nguyên nhân chưa phân bổ hết vốn và chưa phân bổ chi tiết vốn: Dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bố vốn.
(Chi tiết theo Phụ lục số 01C đính kèm)
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục số 02 đính kèm)
1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023:
- Tổng kế hoạch là: 811.897 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là 54.725,3 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 757.171,7 tỷ đồng.
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.807,3 tỷ đồng, đạt 32,99% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 319.985,5 tỷ đồng, đạt 39,41% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm BC) |
Lũy kế thanh toán vốn đến hết ngày 31/7/2023 |
Ước thanh toán đến hết ngày 31/8/2023 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ |
Số tiền |
Tỷ lệ |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=6/3 |
|
TỔNG SỐ (1+2) |
811.897 |
267.807,3 |
32,99% |
319.985,5 |
39,41% |
1 |
Vốn trong nước |
779.967,5 |
261.390,5 |
33,51% |
312.523,2 |
40,07% |
2 |
Vốn nước ngoài |
31.929,4 |
6.416,8 |
20,10% |
7.462,3 |
23,37% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 14.452,3 tỷ đồng, đạt 26,41% kế hoạch (54.725,3 tỷ đồng).
+ Vốn trong nước là 14.250,6 tỷ đồng, đạt 28,07% kế hoạch (50.770,9 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 201,8 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch (3.954,4 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 20.538 tỷ đồng, đạt 37,53% kế hoạch.
+ Vốn trong nước là 20.336,3 tỷ đồng, đạt 40,06% kế hoạch.
+ Vốn nước ngoài là 201,8 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023:
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 .
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 253.354,9 tỷ đồng, đạt 33,46% kế hoạch (757.171,7 tỷ đồng([4])) và đạt 35,83% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2022 đạt 29,74% kế hoạch và đạt 32,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 247.139,9 tỷ đồng (đạt 33,89% kế hoạch giao là 729.196,7 tỷ đồng) trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 25.873,98 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch giao.
+ Vốn nước ngoài là 6.215 tỷ đồng (đạt 22,22% kế hoạch giao là 27.975 tỷ đồng).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023:
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 299.447,4 tỷ đồng, đạt 39,6% kế hoạch (đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch và đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 292.186,9 tỷ đồng (đạt 40,1% kế hoạch và đạt 43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 33.840,48 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch giao.
+ Vốn nước ngoài là 7.260,5 tỷ đồng (đạt 25,95% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Ước thanh toán đến ngày 31/8/2023 |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao) |
Cùng kỳ năm 2022 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
TỔNG SỐ (A)+(B) (I)+(II) |
299.447,4 |
39,6% |
42,35% |
212.227,3 |
35,49% |
39,15% |
|
VỐN TRONG NƯỚC |
292.186,9 |
40,1% |
43,03% |
207.347,6 |
36,82% |
40,87% |
|
VỐN NƯỚC NGOÀI |
7.260,5 |
25,95% |
25,95% |
4.879,7 |
14,02% |
14,02% |
A |
VỐN NSĐP |
151.991,6 |
38,63% |
44,28% |
137.734,4 |
38,26% |
45,29% |
B |
VỐN NSTW |
147.455,8 |
40,54% |
40,54% |
74.492,9 |
31,30% |
31,3% |
- |
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
137.316,1 |
40,44% |
40,44% |
74.248,7 |
34,7% |
34,7% |
+ |
Vốn trong nước |
130.055,6 |
41,74% |
41,74% |
69.369 |
38,71% |
38,71% |
+ |
Vốn nước ngoài |
7.260,5 |
25,95% |
25,95% |
4.879,7 |
14,02% |
14,02% |
- |
Vốn Chương trình MTQG |
10.139,7 |
41,87% |
41,87% |
244,2 |
1,02% |
1,02% |
|
Vốn trong nước |
10.139,7 |
41,87% |
41,87% |
244,2 |
1,02% |
1,02% |
I |
BỘ, CƠ QUAN TW (1+2) (I+II) |
76.417,5 |
39,34% |
39,34% |
35.774,8 |
32,36% |
32,36% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
71.851,2 |
39,39% |
39,39% |
33.331,1 |
33,85% |
33,85% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
4.566,3 |
38,51% |
38,51% |
2.443,7 |
20,18% |
20,18% |
i |
Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
76.417,5 |
39,34% |
39,34% |
35.774,8 |
32,36% |
32,36% |
|
Vốn trong nước |
71.851,2 |
39,39% |
39,39% |
33.331,1 |
33,85% |
33,85% |
|
Vốn nước ngoài |
4.566,3 |
38,51% |
38,51% |
2.443,7 |
20,18% |
20,18% |
II |
ĐỊA PHƯƠNG (1+2) (i+ii) |
223.029,9 |
39,62% |
43,49% |
176.452,5 |
36,2% |
40,89% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
220.335,7 |
40,30% |
44,36% |
174.016,6 |
37,44% |
42,56% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
2.694,2 |
16,72% |
16,72% |
2.435,9 |
10,74% |
10,74% |
i |
Vốn NSĐP |
151.991,6 |
38,63% |
44,28% |
137.734,4 |
38,26% |
45,29% |
ii |
Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP |
71.038,3 |
41,91% |
41,91% |
38.718,1 |
30,38% |
30,38% |
|
Vốn trong nước |
68.344,1 |
44,55% |
44,55% |
36.282,2 |
34,64% |
34,64% |
|
Vốn nước ngoài |
2.694,2 |
16,72% |
16,72% |
2.435,9 |
10,74% |
10,74% |
ii.1 |
Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
60.898,6 |
41,91% |
41,91% |
38.473,9 |
37,20% |
37,2% |
|
Vốn trong nước |
58.204,4 |
45,06% |
45,06% |
36.037,9 |
44,63% |
44,63% |
|
Vốn nước ngoài |
2.694,2 |
16,72% |
16,72% |
2.435,9 |
10,74% |
10,74% |
ii.2 |
Vốn Chương trình MTQG |
10.139,7 |
41,87% |
41,87% |
244,2 |
1,02% |
1,02% |
|
Vốn trong nước |
10.139,7 |
41,87% |
41,87% |
244,2 |
1,02% |
1,02% |
3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B đính kèm).
- Tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng đạt 39,6% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 42,35% thì tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng kế hoạch năm 2023 tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 đạt 39,15%); trong đó vốn trong nước đạt 43,03% (cùng kỳ năm 2022 đạt 40,87%), vốn nước ngoài đạt 25,95% (cùng kỳ năm 2022 đạt 14,02%).
- Có 11 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 40%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ban quản lý lăng Chủ tịch HCM (65,38%), Ngân hàng nhà nước (62,75%), Ngân hàng phát triển (100%), Tiền Giang (62,12%), Long An (66,18%), Đồng Tháp (66,94%).
- Có 41/52 bộ, cơ quan trung ương và 30/63 địa phương chi giải ngân đạt dưới 40% kế hoạch vốn; trong đó có 33 bộ, cơ quan trung ương và 08 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm
1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
1.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
+ Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 65.711,5 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2023 là 17.175,3 tỷ đồng, số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 12.758,4 tỷ đồng.
+ Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, lũy kế số vốn NSNN giải ngân đến ngày 31/7/2023 là 55.015,1 tỷ đồng, đạt 83,7 % tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 7.538,8/17.175,3 tỷ đồng, đạt 43,9% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến 31/8/2023 là 57.276,3 tỷ đồng, đạt 87,1 % tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 9.800 tỷ đồng, đạt 57,1% kế hoạch năm 2023 được giao.
- Ý kiến của Bộ Tài chính:
Trong tổng kế hoạch vốn NSNN năm 2023 phân bổ cho Dự án, Bộ Giao thông vận tải đề nghị điều chỉnh linh hoạt 4.227,6 tỷ đồng cho 05 dự án thành phần từ nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (là các dự án không thuộc danh mục nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình).
Tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15/8/2023 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất các nội dung cần hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương về điều chỉnh 02 nguồn vốn trên; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện trước ngày 18/8/2023.
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ có cơ sở nhận xét, kiểm tra phân bổ kế hoạch vốn điều chỉnh giữa 02 nguồn vốn, nhập và duyệt dự toán phục vụ giải ngân cho các dự án đảm bảo đúng quy định.
1.2. Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025
- Tình hình thực hiện: Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đối với công tác xây lắp, toàn bộ 12 dự thành phần thuộc Dự án được chia thành 25 gói thầu để thực hiện chỉ định thầu theo quy định. Ngày 01/01/2023 đã đồng loạt khởi công mới 14 gói thầu xây lắp của 12 dự án thành phần; 11 gói thầu còn lại khởi công từ ngày 15/01/2023 - 19/02/2023.
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
+ Về kế hoạch:
Tổng Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,59 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,59 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng, số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho từng dự án thành phần.
Tổng số vốn giao trong kế hoạch hàng năm là 54.747,4 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2022 là 9.521,3 và năm 2023 là 45.226,1 tỷ đồng.
+ Về giải ngân: Tổng số vốn đã giải ngân đến hết ngày 31/7/2023 là 26.593,1 tỷ đồng, đạt 48,57% tổng kế hoạch vốn hàng năm đã giao, trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 21.816,1/45.226,095 tỷ đồng, đạt 48,2% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến 31/8/2023 là 32.702 tỷ đồng, đạt 59,7% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 27.925 tỷ đồng, đạt 61,7% kế hoạch năm 2023 được giao.
- Ý kiến Bộ Tài chính:
Số kế hoạch vốn năm 2023 của Dự án được giao rất lớn, chiếm tới 28% tổng mức đầu tư và 33,5% tổng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Dự án, trong đó toàn bộ từ nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đây là nguồn vốn có thời hạn giải ngân chỉ trong 02 năm 2022- 2023. Do đó, để đảm bảo Dự án giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2023 được giao, đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án:
- Ngay sau khi ký hợp đồng, phối hợp với nhà thầu để triển khai ngay các thủ tục tạm ứng theo quy định để các nhà thầu có vốn chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết, vật tư, vật liệu phục vụ công tác thi công thực hiện dự án.
- Đẩy nhanh quá trình nghiệm thu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo đến hết thời hạn thanh toán theo quy định (31/01/2024) Dự án giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2023 được giao.
Đồng thời, trong năm chủ động điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án từ dự án không có khả năng thực hiện, chậm giải ngân sang dự án có khả năng thực hiện và có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn để thực hiện.
2. Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
- Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản đã phê duyệt đầu tư 10/10 dự án thành phần của 03 dự án trên; đồng thời đã khởi công 10/10 dự án thành phần..
- Về nguồn vốn cho các dự án:
+ Về nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Các dự án thành phần đã được Thủ tướng Chính phủ giao đủ kế hoạch vốn từ 02 nguồn vốn này.
+ Về nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021: Đến nay toàn bộ 13.796 tỷ đồng bố trí cho 03 dự án chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản để thực hiện các dự án thành phần về danh mục và mức vốn dự kiến cho từng dự án, dự án thành phần theo như nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ[5]. Hiện nay nguồn vốn trên đã hết thời gian thực hiện, do vậy Bộ Tài chính chưa có cơ sở để chuyển nguồn và giao dự toán cho các dự án nêu trên.
- Về bố trí kế hoạch năm 2023:
Đến 31/7/2023, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 bố trí cho 03 dự án là 14.892,7 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 10.155,4 tỷ đồng và vốn NSĐP là 4.737,3 tỷ đồng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến 31/7/2023, 03 dự án đã giải ngân được 5.462,4 tỷ đồng, đạt 36,7 % kế hoạch năm 2023; trong đó vốn NSTW là 3.086 tỷ đồng, đạt 30,4% và NSĐP là 2.376,4 tỷ đồng, đạt 50,2% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến hết ngày 31/8/2023 là 7.000 tỷ đồng, đạt 47 % kế hoạch năm 2023.
- Ý kiến Bộ Tài chính:
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đẩy nhanh quá trình nghiệm thu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo đến hết thời hạn thanh toán theo quy định (31/01/2024). Dự án giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2023 được giao. Đồng thời, trong năm chủ động điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án từ dự án không có khả năng thực hiện, chậm giải ngân sang dự án có khả năng thực hiện và có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn để thực hiện.
IV. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo
- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.
- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 8/2023 của 22/52 của bộ, cơ quan ngang bộ và 57/63 địa phương
+ Các bộ, cơ quan trung ương đã gửi báo cáo gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Bộ Công thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kiểm toán nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ 06 địa phương chưa gửi báo cáo gồm: Phú Thọ, Sơn La, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, An Giang.
V. Một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 05 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (Quyết định số 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các đoàn công tác do các Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc, làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu (Quyết định số 435/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ); định kỳ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn công tác trong đó đã nêu các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Ngoài ra, trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc theo báo cáo 8 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm như:
- Một số dự án đang hoàn thiện đủ thủ tục đầu tư để phân bổ vốn vì vậy chưa thể giải ngân kế hoạch năm 2023; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không phân bổ vốn năm 2023.
- Một số địa phương chưa tổ chức đấu giá đất nên chưa có số thu để giải ngân cho dự án.
- Vướng mắc liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, khó khăn trong nguồn cung, khan hiếm nguyên vật liệu, các chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục về điều chỉnh dự toán giá hợp đồng; chậm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án; gia hạn Hiệp định dự án ODA (Dự án Kè bờ sông Cần Thơ - ứng phó biến đổi khí hậu, Dự án Bệnh viện Ung bướu tỉnh Cần Thơ), các dự án sử dụng vốn ODA thực hiện các thủ tục điều chỉnh, đấu thầu, nghiệm thu, đều phải có thư không phản đối của nhà tài trợ nên mất nhiều thời gian.
- Một số dự án (di tích, y tế) chậm do phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành, chậm triển khai bước lựa chọn đơn vị thẩm định giá, hồ sơ mời thầu.
- Các dự án CNTT có yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa đầy đủ.
VI. Kiến nghị của Bộ Tài chính.
1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Khái tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15/8/2023 của Văn phòng Chính phủ, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có hướng dẫn việc điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 tại khoản 5, Điều 4, Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội.
- Tổng hợp, đề xuất phương án xử lý kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 chưa phân bổ hết hoặc đã phân bổ nhưng không thể giải ngân hết.
2. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương
- Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc công khai chi tiết các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương đến hết 30/6/2023 chưa giải ngân.
Để đạt được mục tiêu (phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN kế hoạch năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công, chủ động thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân đảm bảo đúng quy định và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
- Khẩn trương triển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc danh mục dự án được giao theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023; giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.