BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 8934/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 418/BDN, ngày 02, tháng 11, năm 2021, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 32)
Đề nghị nghiên cứu trình Chính phủ xem xét sớm ban hành “Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản” để các chính sách đầu tư và phát triển rừng sẽ toàn diện, thống nhất; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực từ trung ương hỗ trợ cho các thành phần tham gia trồng, bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là tại các huyện nghèo 30a trong giai đoạn tới. Hiện nay, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn nhiều bất cập, nội dung còn chồng chéo, thiếu đồng bộ gây cách hiểu khác nhau, chưa sát với thực tế cụ thể:
- Đối với công tác khoán bảo vệ rừng, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng khác nhau nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, mức khoán 200.000 đồng/ha/năm; theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg mức khoán 300.000 đồng/ha/năm; Nghị định 75/2015/NĐ-CP là 400.000 đồng/ha/năm.
- Theo quy định mức khoán hỗ trợ đầu tư phát triển rừng như, đơn giá hiện nay là 300.000 đồng/ha, mỗi hộ gia đình được nhận khoán không quá 30ha, thì 1 năm, mỗi hộ chỉ được 09 triệu đồng, không bảo đảm thu nhập của người dân nhận khoán bảo vệ rừng
- Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg quy định thì diện tích rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và do UBND xã quản lý được Ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ bảo vệ. Tuy nhiên, qua các năm thì diện tích vẫn chưa được hưởng chính sách trên, chủ rừng vẫn phải tự bảo vệ mà không có kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện dự thảo Nghị định Về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp đã được Bộ Tư pháp thẩm định và đang trình Chính phủ để xem xét ban hành. Theo đó:
- Nội dung thứ nhất: Sau khi Chính phủ ban hành, Nghị định có hiệu lực thì mức khoán bảo vệ rừng được áp dụng chung theo quy định tại Nghị định này. Nghị định này sẽ thay thế: Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp sẽ hết hiệu lực. Ngoài ra, đối tượng khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP cũng được quy định mới tại Nghị định này. Chi tiết được quy định tại điểm c khoản 4, Điều 5 dự thảo Nghị định.
- Nội dung thứ hai: Trong dự thảo Nghị định không quy định “mức khoán hỗ trợ đầu tư phát triển rừng” mà chỉ quy định “khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng”. Theo đó, Dự thảo có nội dung tại điểm c khoản 4, Điều 5 quy định:
“- Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ từ ngân sách nhà nước bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III và vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
- Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp quyết định nhưng tối thiểu 300.000 đồng/ha/năm; đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III và vùng đất ven biển bằng 1,5 lần.
- Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 30.000 đồng/ha; kinh phí nghiệm thu và lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng hàng năm là 10.000 đồng/ha/năm.”
Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nhận được nhiều ý kiến của các địa phương về nâng mức kinh phí khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, lấy ý kiến của một số Bộ/ngành có liên quan thì việc đề xuất mức kinh phí khoán như dự thảo Nghị định trong điều kiện hiện nay là phù hợp, ngân sách Nhà nước có thể đáp ứng được.
- Nội dung thứ 3: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể mức hỗ trợ, cấp phát, quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho ngân sách xã quy định trên đây”. Vì vậy, đề nghị cử tri liên hệ với UBND tỉnh để được cung cấp kết quả triển khai nội dung này trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai để trả lời cử tri./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.