TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/TANDTC-KHTC |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực
thuộc Tòa án nhân dân tối cao; |
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14;
Căn cứ Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 676/2016/QĐ-TANDTC-KHTC ngày 13/9/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc Tòa án địa phương.
Để đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả các cơ sở nhà, đất trong hệ thống Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị quán triệt, nghiêm túc thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản pháp luật có liên quan và hướng dẫn trình tự, thủ tục sắp xếp lại, xử lý nhà, đất như sau:
1. Các cơ sở nhà, đất do đơn vị đang quản lý, sử dụng (bao gồm các đơn vị thuộc phạm vi quản lý) đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ (nay là Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công);
2. Các cơ sở nhà, đất được giao, cấp và đầu tư xây dựng mới nhưng chưa được phê duyệt phương án sắp xếp.
B. Trình tự, thủ tục thực hiện khi sắp xếp lại, xử lý, thay đổi phương án
1. Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất:
- Lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với từng cơ sở nhà, đất được giao quản lý, sử dụng;
(Theo mẫu số 01 kèm theo Công văn này)
- Công văn đề xuất phương án sắp xếp;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng...
Các tài liệu, hồ sơ nêu trên gửi cho đơn vị quản lý cấp trên (nếu có) tổng hợp trình Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đơn vị quản lý cấp trên
Đơn vị cấp trên (nếu có) tổng hợp, xem xét và đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất được giao quản lý, sử dụng của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 01 đính kèm Công văn này, gửi Tòa án nhân dân tối cao lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Hồ sơ trình Tòa án nhân dân tối cao gồm các tài liệu sau:
- Tổng hợp báo cáo kê khai và Công văn đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
(Theo mẫu số 01 kèm theo Công văn này)
- Công văn đề xuất phương án sắp xếp của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng;
- Văn bản đồng ý phương án sắp xếp mới đối với cơ sở nhà, đất được đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có nhà, đất gửi Tòa án nhân dân tối cao (nếu có);
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng...
3. Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch- Tài chính)
Chủ trì tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất và lập thành Biên bản theo mẫu số 02 kèm theo Công văn này
Trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trạng, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất. Riêng đối với việc tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập phương án, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng do Bộ Tài chính thực hiện theo quy định tại Mục 3, Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP;
Sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổng hợp, xem xét, lập và hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trình Bộ Tài chính hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.
II. Đối với các cơ sở nhà, đất đề nghị sắp xếp lại, xử lý
1. Đối với cơ sở nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đơn vị được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Nhà, đất dôi dư không có nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại;
- Tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của các đơn vị trong hệ thống Tòa án nhân dân.
1.1 Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất:
- Lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả;
(Theo mẫu số 01 kèm theo Công văn này)
- Công văn đề xuất phương án bán đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở nhà, đất dôi dư; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng của trụ sở làm việc hiện tại của đơn vị...
1.2. Đơn vị quản lý cấp trên
Đơn vị cấp trên tổng hợp, xem xét và đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 01 đính kèm Công văn này, gửi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt. Hồ sơ trình Tòa án nhân dân tối cao gồm các tài liệu sau:
- Báo cáo kê khai và Công văn đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở nhà, đất của các đơn vị các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
(Theo mẫu số 01 kèm theo Công văn này)
- Công văn đề xuất phương án sắp xếp của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng;
- Văn bản đồng ý phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có nhà, đất dôi dư gửi Tòa án nhân dân tối cao (nếu có);
- Văn bản xác định giá trị tài sản trên đất, giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm đề xuất:
+ Giá trị tài sản trên đất là nguyên giá tài sản trên đất theo sổ kế toán;
+ Giá trị sử dụng đất được xác định bằng (=) diện tích đất đang quản lý, sử dụng nhân (x) giá đất theo mục đích đất ở tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Văn bản chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trụ sở cơ quan sang đất ở hoặc đất hỗn hợp;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, Biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng của trụ sở làm việc hiện tại của đơn vị.
1.3. Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch- Tài chính)
Quy định như mục 3 phần I Công văn này
2. Đối với cơ sở nhà, đất đề xuất phương án điều chuyển hoặc chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý
2.1 Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất:
- Lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp đối với cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả;
- Công văn đề xuất phương án sắp xếp;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở nhà, đất dôi dư; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của trụ sở làm việc hiện tại của đơn vị...
2.2. Đơn vị quản lý cấp trên
Đơn vị cấp trên tổng hợp, xem xét và đề xuất phương án xử lý đối với cơ sở nhà, đất dôi dư của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 01 đính kèm Công văn này, gửi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt. Hồ sơ trình Tòa án nhân dân tối cao gồm các tài liệu sau:
- Báo cáo kê khai và Công văn đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý (điều chuyển hoặc chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý) đối với cơ sở nhà, đất dôi dư của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
(Theo mẫu số 01 kèm theo Công văn này)
- Công văn đề xuất phương án sắp xếp của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng;
- Văn bản đồng ý phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất dôi dư của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có nhà, đất dôi dư gửi Tòa án nhân dân tối cao (nếu có);
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có): Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở nhà, đất dôi dư, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của trụ sở làm việc hiện tại của đơn vị...
2.3. Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch- Tài chính)
Quy định như mục 3 phần I Công văn này
3. Đối với cơ sở nhà, đất đề xuất phương án điều chuyển trong nội bộ Tòa án hai cấp thuộc tỉnh
Thực hiện như mục 2 phần II Công văn này
Thủ trưởng các đơn vị trong hệ thống Tòa án nhân dân có trách nhiệm tổ chức triển khai và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (nếu có) thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đang quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên hệ về Tòa án nhân dân tối cao (qua phòng Quản lý Công sản và Trang phục, Cục Kế hoạch-Tài chính) để được hướng dẫn./.
|
TL. CHÁNH ÁN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.