BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 814/BTC-KBNN |
Hà Nội, ngày15 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi: ……………………………………
Thực hiện Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính hướng dẫn nhập dự toán NSTW năm 2013 trên TABMIS, như sau:
Thời điểm nhập dự toán năm 2013 thuộc nhiệm vụ của các thành viên tham gia quy trình phân bổ dự toán NSTW, thực hiện ngay khi có văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán năm 2013, cụ thể:
- Dự toán phân bổ cấp 0: dự toán chi ngân sách Trung ương theo ngành, lĩnh vực do Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối ngân sách Trung ương và chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách (gồm cả dự toán bổ sung).
- Dự toán cho đơn vị cấp 1: dự toán chi ngân sách TW do Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương (đơn vị dự toán cấp I), bao gồm dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự phòng, bội chi, kết dư; dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm.
- Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách: dự toán chi NSTW do các Bộ, ngành giao dự toán cho các đơn vị dự toán cấp trung gian, các đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách; hoặc các Bộ, ngành giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trong trường hợp không có các đơn vị dự toán cấp trung gian).
1. Đối với Vụ Ngân sách Nhà nước
Vụ Ngân sách Nhà nước tổ chức triển khai đầy đủ các nghiệp vụ thuộc nhiệm vụ được giao, gồm:
- Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0.
- Quy trình phân bổ và đồng bộ hóa dự toán chi chuyển giao cho các tỉnh (Thực hiện theo CV 17122/BTC-KBNN ngày 10/12/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ dự toán chi chuyển giao NSTW).
- Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1.
- Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 1.
- Quy trình nhập dự toán, phương pháp kế toán phân bổ dự toán lệnh chi tiền cấp 0 - 4.
- Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán phân bổ dự toán trái phiếu chính phủ giao cho địa phương quản lý. Cụ thể:
+ Bộ Tài chính (Vụ NSNN) thực hiện nhập tổng mức vốn giao cho địa phương theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 với mã đơn vị dự toán cấp 1 (Sở Tài chính) và đồng bộ hóa dự toán tới 63 KBNN tỉnh, thành phố.
+ Tại bộ sổ tỉnh, các Sở Tài chính tiếp tục thực hiện việc phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4 (chi tiết từng dự án) căn cứ vào quyết định giao dự toán của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đối với các nghiêp vụ thuộc các Bộ, ngành tham gia trực tiếp TABMIS
Các Bộ, ngành tham gia trực tiếp trên TABMIS nhập dự toán để thực hiện quy trình đồng bộ hoá dự toán tới 63 tỉnh thành phố, cụ thể như sau:
+ Đồng bộ hóa từ tài khoản cấp 4:
Quy trình này áp dụng cho việc phân bổ dự toán (dự toán giao trong năm, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh, dự toán ứng trước năm sau, dự toán chuyển nguồn năm trước mang sang) đối với các Bộ, ngành thực hiện đồng bộ hóa theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4, không qua cấp trung gian để thực hiện nhiệm vụ chi của các lĩnh vực thường xuyên, đầu tư, viện trợ.
Các đơn vị KBNN không nhập dự toán đối với dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư trực thuộc các Bộ, ngành này.
Danh sách các Bộ, ngành tham gia quy trình đồng bộ hóa đến tài khoản cấp 4 nêu tại phụ lục 01 kèm theo.
+ Đồng bộ hóa từ tài khoản cấp trung gian (cấp 2 hoặc cấp 3):
Quy trình này áp dụng cho việc phân bổ dự toán thường xuyên (dự toán giao trong năm, dự toán ứng trước năm sau, dự toán chuyển nguồn năm trước mang sang) đối với các Bộ, ngành có các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc có quy mô lớn, thực hiện nhiệm vụ chi thuộc các lĩnh vực chi thường xuyên, kinh phí người có công, kinh phí duy tu lĩnh vực đường bộ …
Các Bộ, ngành thực hiện theo quy trình: phân bổ từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 1 tới tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian (thuộc bộ sổ TW).
Bộ Tài chính (các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện quy trình: chuyển dự toán từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian từ bộ sổ trung ương về tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian thuộc bộ sổ tỉnh.
Tại Bộ sổ tỉnh, KBNN tỉnh, thành phố căn cứ quyết định giao dự toán của các đơn vị cấp 4, sau khi đối chiếu khớp đúng số dư được đồng bộ về bộ sổ tỉnh, thành phố, tiếp tục thực hiện quy trình phân bổ từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 4 (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách).
Danh sách các bộ, ngành tham gia trực tiếp TABMIS nêu tại phụ lục số 03 kèm theo.
3. Đối với các Bộ, ngành không tham gia trực tiếp TABMIS
Đối với các Bộ, ngành còn lại không tham gia nhập liệu trên hệ thống. Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc các Bộ, ngành này do các các Vụ tài chính chuyên ngành thuộc Bộ tài chính thực hiện, theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 4 và đồng bộ hóa dự toán tới 63 tỉnh thành phố.
Các đơn vị KBNN không nhập dự toán trên hệ thống đối với dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư trực thuộc các Bộ, ngành này.
Danh sách các bộ, ngành không tham gia trực tiếp TABMIS nêu tại phụ lục số 02 kèm theo.
III. Một số lưu ý về quản lý và điều hành ngân sách
Thực hiện theo quy định tại công văn số 13907/BTC-NSNN ngày 30/09/2009 của Bộ Tài chính về việc một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, như sau:
- Yêu cầu thể hiện trong thông báo và hạch toán: trong văn bản thông báo số bổ sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc uỷ quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm sau).
- Trường hợp văn bản thông báo số bổ sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền (hoặc cơ quan tài chính) không ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm sau), thì thực hiện hạch toán kế toán ngân sách như sau:
+ Tạm ứng ngân sách (không kể tạm ứng trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị để chi tiêu theo chế độ quy định): tạm ứng ngân sách có thể được thu hồi trong năm hoặc năm sau. Để đơn giản, thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm sau, khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách năm nào, thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân sách năm đó.
+ Ứng trước ngân sách là khoản ứng trước dự toán ngân sách năm sau (kể cả ứng trước dự toán ngân sách một số năm): thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm sau, khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí dự toán ngân sách năm nào, thì thực hiện thu hồi tương ứng với số vốn, kinh phí bố trí dự toán ngân sách năm đó. Trường hợp chưa thu hồi hết, chuyển niên độ ngân sách năm sau để tiếp tục thu hồi.
+ Tạm cấp ngân sách là khoản chi ngân sách: thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm nay, khi được cấp có thẩm quyền quyết toán năm nào, thì thực hiện cấp bổ sung (nếu thiếu) hoặc thu hồi (nếu thừa) trong năm đó.
+ Trong văn bản thông báo bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách của cấp có thẩm quyền (hoặc uỷ quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ nhiệm vụ chi theo tính chất, nhiệm vụ chi (đầu tư, thường xuyên hoặc chi trả nợ).
Trường hợp văn bản thông báo chi dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách của cấp có thẩm quyền (hoặc cơ quan tài chính) không ghi rõ nhiệm vụ chi theo tính chất, nhiệm vụ chi (hoặc không xác định được tính chất, nhiệm vụ chi), thống nhất nhập số liệu và hạch toán kế toán vào nhiệm vụ chi còn lại (mã nhiệm vụ chi 949). Khi cơ quan có thẩm quyền phân bổ chi tiết cho đơn vị, dự án, công trình đầu tư,… thì hạch toán theo đúng tính chất nhiệm vụ chi.
+ Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Trong văn bản thông báo bổ sung có mục tiêu của cấp có thẩm quyền (hoặc uỷ quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ nguồn bố trí (dự phòng ngân sách hoặc dự phòng lĩnh vực chi,..) và nhiệm vụ chi theo tính chất đầu tư hoặc thường xuyên.
Trường hợp văn bản thông báo bổ sung có mục tiêu của cấp có thẩm quyền (hoặc cơ quan tài chính) không ghi rõ nguồn bố trí, thì thống nhất là nguồn dự phòng ngân sách; không ghi rõ nhiệm vụ chi theo tính chất, nhiệm vụ chi (hoặc không xác định được tính chất nhiệm vụ chi), thống nhất nhập số liệu và hạch toán kế toán vào nhiệm vụ chi còn lại (mã nhiệm vụ chi 949). Khi cơ quan có thẩm quyền phân bổ chi tiết cho đơn vị, dự án, công trình đầu tư,... thì hạch toán theo đúng tính chất nhiệm vụ chi.
3. Quy định về việc thu hồi dự toán ứng trước NSTW
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước; trách nhiệm thu hồi dự toán ứng trước của các thành viên tham gia nhập dự toán NSTW như sau:
- KBNN thực hiện việc thu hồi trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 4 (của các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư).
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện việc thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán chi ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) thuộc trách nhiệm phê duyệt.
- Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện việc thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 1.
Lưu ý:
Đối với việc thu hồi dự toán ứng trước của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng thực hiện như sau:
Vào thời điểm năm hiện tại, căn cứ vào Quyết định giao dự toán chính thức năm sau (nhưng Quyết định giao ghi ngày thực hiện vào thời điểm năm trước) của cấp có thẩm quyền, các thành viên tham gia TABMIS lập Phiếu điều chỉnh để thực hiện thu hồi dự toán ứng trước theo quy định.
IV. Mẫu biểu giao dự toán và chứng từ kế toán
Mẫu biểu giao dự toán được quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm và các quy định hiện hành khác.
2.1. Mẫu chứng từ kế toán
Mẫu chứng từ kế toán dùng để phiên dự toán, làm căn cứ nhập dự toán vào hệ thống được nêu trong phụ lục số 04 - Danh mục chứng từ kế toán, kèm theo.
2.2. Phương pháp ghi chép
Phương pháp ghi chép trên chứng từ kế toán dự toán được nêu trong phụ lục số 04 - Danh mục chứng từ kế toán, kèm theo.
3. Nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài khoản dự toán
Nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài khoản dự toán được nêu trong phụ lục số 05 kèm theo.
B. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰ TOÁN DO VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
I. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Đơn vị thực hiện: Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
Việc nhập dự toán cấp 0 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán chi trong cân đối và chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách, của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự
toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm. Các bước thực hiện như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), nhập vào hệ thống chi tiết các phân đoạn mã theo quy định về tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0.
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
b) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập. Việc đặt lịch kết sổ tự động cho cơ quan tài chính thuộc bộ sổ trung ương do Người duyệt thuộc Vụ NSNN cài đặt.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:
- Người nhập: Sau khi kiểm tra, đối chiếu, lưu trữ chứng từ gồm: Bảng liệt kê chứng từ (mẫu S2-06/KB/TABMIS - tham số theo ngày hiệu lực), chứng từ nhập dự toán, các Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính).
- Người phê duyệt: Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của Người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ, lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1-01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NSTW ) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.
2.1. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên
Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.2. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư
Nợ TK 9216, 9219 - Dự toán chi ĐT XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.3. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi trả nợ
Nợ TK 9226 - Dự toán chi trả nợ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.4. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi viện trợ
Nợ TK 9223 - Dự toán viện trợ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.5. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi chuyển giao
- Trường hợp dự toán chi chuyển giao, giao thành chỉ tiêu riêng, ghi:
Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
- Trường hợp dự toán chi chuyển giao, giao theo từng lĩnh vực (thường xuyên, đầu tư, dự phòng…) từ nguồn dự toán cấp 0 NSTW, số liệu này đã được nhập vào hệ thống theo số tổng từng lĩnh vực.
2.6. Kế toán nhập dự toán cấp 0 của các nhiệm vụ khác
2.6.1. Nhiệm vụ chi cải cách tiền lương (933)
Nợ TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0 – loại dự toán 01
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.6.2. Dự toán giao từ nguồn dự phòng (932)
Nợ TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0 – loại dự toán tương ứng
Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm
2.6.3 Dự toán giao từ nguồn tăng thu (949)
Nợ TK 9241 - Dự toán tăng thu – loại dự toán tương ứng
Có TK 9151 - Nguồn dự toán tăng thu
2.6.4. Giao dự toán do bội chi (949), nguồn khác (949, 934)
Nợ TK 9239 - Dự toán bội chi, khác – loại dự toán tương ứng
Có TK 9141 - Nguồn bội chi tăng thêm
2.6.5. Trường hợp giao bổ sung trong năm từ nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm (951), ghi:
Nợ TK 9213, 9216, 9219 - loại dự toán 02, mã nhiệm vụ chi thích hợp
Có TK 9161 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm
II. Quy trình nhập và phương pháp kế toán dự toán ứng trước giao cho đơn vị dự toán cấp 1
1. Quy trình nhập dự toán ứng trước
Đơn vị thực hiện: Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
Việc nhập dự toán ứng trước được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại điểm 1, mục I, phần II.
Căn cứ quyết định chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau giao cho các đơn vị dự toán cấp I, cần phải thực hiện ngay trong năm nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định để chi cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau; Người nhập lập chứng từ nhập dự toán, loại dự toán ứng trước (mã 09), ghi:
- Dự toán ứng trước thường xuyên
Nợ TK 9273 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
- Dự toán ứng trước đầu tư
+ Đối với dự toán chi ĐTXDCB, ghi:
Nợ TK 9276 - DT chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
+ Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác, ghi :
Nợ TK 9279 - DT chi ĐTPT khác phân bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
- Dự toán ứng trước viện trợ
Nợ TK 9283 - DT chi viện trợ phân bổ cho đơn vị cấp 1 ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
III. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Đơn vị thực hiện: Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
Việc phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương, gồm các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm, dự toán điều chỉnh trong năm.
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS ghi: tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1.
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
(5) Sau khi phê duyệt và chạy chương trình tạo bút toán:
a) Trường hợp kết sổ tự động: kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
Việc đặt lịch kết sổ tự động cho cơ quan tài chính thuộc bộ sổ trung ương do Người duyệt thuộc Vụ NSNN cài đặt.
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ, kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của Người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ, lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1-03 (Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp 1- NSTW) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, llưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.
2. Phương pháp kế toán
2.1. Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi thường xuyên
(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm của các nhiệm vụ chi từ 861 đến 869, từ 871 đến 877 và 909, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 1
Có TK 9213 - Dự toán chi TX cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã nhiệm vụ chi theo chi tiết nhiệm vụ chi của Quyết định giao dự toán.
(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nhiệm vụ chi cải cách tiền lương - 933, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 1
Có TK 9213- Dự toán chi TX cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi – 933.
(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn dự phòng – 932, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 1
Có TK 9233- Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 932, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường xuyên như: 861, 862, 863, 864,…909.
(4) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn tăng thu – 949, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 1
Có TK 9241 - Dự toán tăng thu phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường xuyên như: 861, 862, 863, 864,…909.
(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn kết dư, bội chi, ghi:
Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán kết dư, khác phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 934 hoặc 949; tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực thường xuyên như: 861, 862, 863, 864,…909.
2.2. Kế toán phân bổ từ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi đầu tư
(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm của các nhiệm vụ chi ĐTXDCB, ghi:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1
Có TK 9216, 9239 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0
(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm của các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác, ghi:
Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1
Có TK 9219, 9239 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế tại điểm (1) và (2) của tổ hợp tài khoản cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã nhiệm vụ chi theo chi tiết nhiệm vụ chi của Quyết định giao dự toán.
(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn trái phiếu chính phủ:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 966, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821.
(4) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn thu phí:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐTXDCB, đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 961, 962, 963, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821 hoặc ĐT phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, dự toán được sử dụng trong năm từ nguồn dự phòng :
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 932, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821 hoặc ĐT phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(6) Kế toán dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác trong năm từ nguồn tăng thu, ghi:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐT XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9241 - Dự toán tăng thu phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821 hoặc ĐT phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
(7) Kế toán dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác trong năm từ nguồn kết dư, bội chi, ghi (chi tiết loại dự toán 02), nguồn khác:
Nợ TK 9256, 9259 - Dự toán chi ĐT XDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 1
Có TK 9239 - Dự toán kết dư, khá phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã 934 hoặc 949, tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán thuộc lĩnh vực ĐTXDCB 821 hoặc ĐT phát triển khác 824, 825, 826, 827, 828, 829, 831, 859.
2.3. Kế toán phân bổ từ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi viện trợ
Kế toán dự toán giao trong năm của các nhiệm vụ chi viện trợ, ghi:
Nợ TK 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 1
Có TK 9223 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0
Lưu ý:
Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0, 1 ghi cùng mã nhiệm vụ chi 931.
1. Nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 1 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 1 có các đặc điểm kết hợp sau:
Ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1 theo nguyên tắc như sau:
+ Mã cấp ngân sách: cấp 1.
+ Mã chương: 160.
+ Mã nhiệm vụ chi: 821.
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Ghi mã đơn vị dự toán cấp 1 là Sở Tài chính.
+ Mã KBNN: Ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.
2. Quy trình phân bổ dự toán chi đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ giao cho địa phương
2.1. Quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1
Đơn vị thực hiện: Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
Căn cứ Quyết định giao dự toán thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ, hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cho địa phương phân bổ: Bộ Tài chính (vụ NSNN) thực hiện nhập tổng mức vốn giao cho địa phương theo quy trình nhập dự toán từ cấp 0 đến cấp 1 và đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh vào tài khoản dự toán cấp 1 của Sở Tài chính (Sở Tài chính đơn vị dự toán đặc biệt - thụ hưởng NSTW).
Việc phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier, trên bộ sổ Trung ương, tương tự Quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 quy định tại tiết 1, điểm III, Phần II.
Đồng bộ hóa dự toán trái phiếu chính phủ từ cấp 1 về bộ sổ tỉnh với mã đơn vị dự toán cấp 1 là Sở Tài chính.
3. Phương pháp kế toán
3.1. Kế toán phân bổ dự toán từ nguồn trái phiếu chính phủ từ cấp 0 tới cấp 1
Căn cứ văn bản của Thủ tướng chính phủ ủy quyền cho địa phương phân bổ (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Người nhập lập chứng từ, phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1, ghi:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi Đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán chi XDCB phân bổ cấp 0
3.2. Thực hiện bước đồng bộ hóa
Sau khi hoàn thành bước bước phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1; Người duyệt thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc đặt lịch tự động, hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9256 - Dự toán chi Đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9256 - Dự toán chi Đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố (Bộ sổ Tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
V. Quy trình nhập dự toán, phương pháp kế toán dự toán lệnh chi tiền
1. Quy trình phân bổ dự toán chi bằng lệnh chi tiền
Đơn vị thực hiện: Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
Việc phân bổ dự toán Lệnh chi tiền theo quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 4 thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ Quyết định giao dự toán bằng lệnh chi tiền giao cho đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, hoặc đối tượng thụ hưởng;
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN): nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4.
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Trường hợp kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
Việc đặt lịch kết sổ tự động cho cơ quan tài chính thuộc bộ sổ trung ương do Người duyệt thuộc Vụ NSNN cài đặt.
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:
- Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kèm theo các tài liệu lưu trữ bao gồm: Chứng từ nhập dự toán, Thông tri duyệt y dự toán lệnh chi tiền của cấp có thẩm quyền (bản chính) đã được chấm, kiểm tra đảm bảo các yếu tố hợp lê, hợp pháp… lưu trữ tập chứng từ ngày theo quy định.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của Người nhập), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên – Vụ NSNN (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ quý, năm (hoặc theo yêu cầu): Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B5-xx (Báo cáo chi bằng lệnh chi tiền) thực hiện hiện chấm, kiểm tra số liệu nhập dự toán, lệnh chi tiền có đối chiếu xác nhận của KBNN đồng cấp, lưu trữ tập báo cáo.
2. Phương pháp kế toán
2.1. Dự toán lệnh chi tiền giao trong năm
Căn cứ Quyết định giao dự toán bằng lệnh chi tiền giao cho đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, hoặc đối tượng thụ hưởng; Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) thực hiện: lập chứng từ, nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS, ghi:
Phân bổ dự toán Lệnh chi tiền từ cấp 0 tới cấp 4:
Nợ TK 9524, 9528, 9553, 9563
Có TK 9213; 9216; 9219; 9223; 9233; 9239; 9241
2.2. Dự toán tạm cấp lệnh chi tiền
2.2.1. Kế toán nhập dự toán tạm cấp
Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự toán của đơn vị đã được Bộ Tài chính phê duyệt, người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) thực hiện: lập Phiếu nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 và tài khoản nguồn; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):
Nợ TK 9514, 9518
Có TK 9121
2.2.2. Kế toán đảo dự toán tạm cấp
Khi nhận được Quyết định giao dự toán chính thức lệnh chi tiền cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán chính thức và thực hiện đảo dự toán tạm cấp trên phân hệ sổ cái (Tabmis - các chương trình chạy chương trình “đảo dự toán tạm cấp”), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp
Có TK 9514, 9518
VI. Phương pháp điều chỉnh dự toán (áp dụng cho Vụ Ngân sách Nhà nước)
1. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – Màn hình ngân sách
Áp dụng điều chỉnh khi nhập dự toán cấp 0, nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, dự toán ứng trước chi chuyển giao; thực hiện theo hướng dẫn điểm 1, mục I (Phụ lục số 06 - Phương pháp điều chỉnh kèm theo).
2. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – Màn hình phân bổ ngân sách Dossier
Áp dụng điều chỉnh khi phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1; phân bổ dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4; phân bổ dự toán trái phiếu chính phủ từ cấp 0 tới cấp 1; thực hiện theo hướng dẫn điểm 2, mục I (Phụ lục số 06 - Phương pháp điều chỉnh kèm theo).
C. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN PHÂN BỔ DỰ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC BỘ, NGÀNH THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ HÓA
- Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc thực hiện nhập dự toán cấp 0 do Quốc hội quyết định, dự toán cấp I được giao cho các Bộ, ngành cho các đơn vị theo đúng quy định.
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện đúng quy trình nhập, phê duyệt và đồng bộ hóa dự toán..
- Các KBNN không nhập dự toán trên hệ thống đối với dự toán của các ĐVSDNS, dự án đầu tư trực thuộc các Bộ, ngành thực hiện đồng bộ hóa.
Việc phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 4 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các ĐVSDNS, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ TW.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã (9999), mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi ĐVSDNS mở tài khoản.
(2) Chuyên viên Bộ, ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Trường hợp kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
Việc đặt lịch kết sổ tự động cho cơ quan tài chính thuộc bộ sổ trung ương do Người duyệt thuộc Vụ NSNN cài đặt.
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện: đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ; để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa, bằng cách lựa chọn chương trình TABMIS “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ Bộ sổ TW về Bộ sổ tỉnh”; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý:
Bước 3, 4, 5, 6 thực hiện trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ, kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ, ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ, ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của Người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên (được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách, Người nhập kết xuất Báo cáo mẫu B5-01, B5-03 (Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư, chi thường xuyên) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo, số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, Bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để phục vụ công tác khóa số, quyết toán cuối năm.
3.1. Dự toán giao trong năm
- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm kinh phí thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX đơn vị cấp 4
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm kinh phí chi đầu tư XDCB
Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư XDCB đơn vị cấp 4
Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm kinh phí chi ĐTPT khác
Nợ TK 9562 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác đơn vị cấp 4
Có TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác cho đơn vị cấp 1
- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm kinh phí chi viện trợ
Nợ TK 9587 - Dự toán chi viện trợ đơn vị cấp 4
Có TK 9263 - Dự toán chi viện trợ cho đơn vị cấp 1
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Nợ TK 9810- Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587 (bộ sổ trung ương)
Đồng thời:
Nợ TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587 (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
3.2. Dự toán ứng trước
Thực hiện hạch toán tương tự tại điểm 3.1 (mục này), lưu ý thay bằng tài khoản dự toán ứng trước tương ứng.
3.3. Dự toán cấp trước
Đối với trường hợp nhận được văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định về việc cấp trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ thời điểm tháng 12 năm trước (thực hiện tương tự như Dự toán ứng trước tại tiết 3.2 mục này)
3.4. Thu hồi dự toán ứng trước
(1) Thu hồi trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 4
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (nếu đã chi từ dự toán ứng trước), Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán thu hồi theo quy định.
(2) Thu hồi trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 1
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước; Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện việc thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 1.
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK dự toán chi ứng trước cấp 1 (chi tiết TX, ĐT…).
4. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, đồng bộ hóa cấp 4; thực hiện theo hướng dẫn điểm 1, mục II (Phụ lục số 06 - Phương pháp điều chỉnh kèm theo).
II. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ từ cấp 1 tới cấp trung gian, từ cấp trung gian tới cấp 4 áp dụng cho các Bộ, ngành thực hiện đồng bộ hóa
- Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc thực hiện nhập dự toán cấp 0 do Quốc hội quyết định, dự toán cấp I được giao cho các Bộ, ngành cho các đơn vị theo đúng quy định.
- Các Vụ Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện đúng quy trình nhập, phê duyệt và đồng bộ hóa dự toán theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới các cấp trung gian và đồng bộ hóa dự toán từ cấp trung gian (thuộc bộ sổ trung ương) đến cấp trung gian (thuộc bộ sổ tỉnh): quy trình này áp dụng cho việc phân bổ dự toán áp dụng cho các Bộ, ngành lớn, các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc có quy mô lớn, có tổ chức hệ thống dọc; thực hiện nhiệm vụ chi các lĩnh vực chi thường xuyên, viện trợ…
- Tại Bộ sổ tỉnh, căn cứ: Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, bảng phiên dự toán của đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho đơn vị cấp 4; sau khi kiểm tra số dư tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian đã được đồng bộ từ bộ sổ trung ương về bộ sổ tỉnh; KBNN tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện quy trình phân bổ từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 4 (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách).
Lưu ý:
Bảng phiên dự toán của đơn vị dự toán cấp trung gian được lập và ghi chép theo hướng dẫn (Phụ lục số 04 - Danh mục chứng từ kế toán đính kèm).
2.1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2
* Tại bộ sổ trung ương:
Việc phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách đơn vị dự toán cấp I phân bổ, giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư (bao gồm cả dự toán ứng trước cho năm sau)
(1) Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ trung ương.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I); nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 2.
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 2 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.
(2) Chuyên viên Bộ, ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Trường hợp kết sổ tự động: kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
Việc đặt lịch kết sổ tự động cho cơ quan tài chính thuộc bộ sổ trung ương do Người duyệt thuộc Vụ NSNN cài đặt.
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện: đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ; để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt ).
+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa, bằng cách lựa chọn chương trình TABMIS “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ Bộ sổ TW về Bộ sổ tỉnh”; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý:
Bước 3, 4, 5, 6 thực hiện trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ, kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ, ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ, ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của Người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên Bộ, ngành (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ (tháng, năm), Người nhập kết xuất Báo cáo mẫu B1-03 (Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp trung gian – NSTW) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo với Quyết định giao dự toán cấp có thẩm quyền và lưu trữ vào tập báo cáo (tháng, năm).
* Tại bộ sổ tỉnh:
(1) Kế toán viên KBNN, thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ tỉnh.
+ Căn cứ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, bảng phiên dự toán của đơn vị dự toán cấp 2 giao cho đơn vị cấp 4, thực hiện phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 4, tại phân hệ BA – màn hình phân bổ Dossier
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Kế toán viên - KBNN in liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu đúng dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
(4) Kế toán trưởng – KBNN thực hiện kiểm tra, phê duyệt, trường hợp sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Trường hợp kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Kế toán viên - KBNN thực hiện truy vấn quỹ số dư dự toán cấp 4 (12 đoạn mã, chi tiết ĐVSDNS, dự án đầu tư, mã KBNN nơi đơn vị sử dụng NS mở tài khoản) đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, tìm nguyên nhân, hoàn thiện quy trình phân bổ và thực hiện lưu trữ chứng từ theo quy định.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách kết xuất Báo cáo mẫu B5-xx (Báo cáo chi thường xuyên bằng dự toán…) thực hiện chấm, kiểm tra số liệu báo cáo, với số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách với Bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.
2.2. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa dự toán từ cấp 3
* Tại Bộ sổ trung ương
Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2:
Thực hiện tương tự như các bước (1), (2), (3), (4) nêu tại tiết 2.1, điểm này.
Phân bổ từ cấp 2 tới cấp 3:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách đơn vị dự toán cấp II phân bổ, giao cho các đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm cả dự toán ứng trước cho năm sau)
(1) Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) thực hiện:
- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 3 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ Tỉnh.
- Lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I)
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 2 ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 3 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.
- Thực hiện tương tự như các bước (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) nêu tại tiết 2.1, điểm này.
* Tại bộ sổ tỉnh:
Kế toán viên KBNN, thực hiện:
- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 3 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ tỉnh.
- Căn cứ: Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, bảng phiên dự toán của đơn vị dự toán cấp 3 giao cho đơn vị cấp 4, thực hiện phân bổ dự toán từ cấp 3 đến cấp 4, tại phân hệ BA – màn hình phân bổ Dossier
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
- Các (2), (3), (4), (5), (6) tương tự hướng dẫn tại bộ sổ tỉnh, tiết 2.1,điểm này.
3.1. Dự toán giao trong năm
3.1.1. Phương pháp kế toán dự toán giao trong năm dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa cấp 3
(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2
Tại Bộ sổ TW, phân hệ BA - màn hình Dossier, Chuyên viên Bộ, ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9323, 9327
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Dự toán chi viện trợ từ nguồn thường xuyên
Nợ TK 9382, 9385…
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1
(2) Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 2 tới cấp 3
Tại Bộ sổ trung ương phân hệ BA - màn hình Dossier chuyên viên Bộ, ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9423, 9427
Có TK 9323, 9327
- Dự toán chi viện trợ từ nguồn thường xuyên
Nợ TK 9482 - Dự toán chi kinh phí viện trợ thường xuyên đơn vị cấp 3
Có TK 9382 - DT chi kinh phí viện trợ thường xuyên đơn vị cấp 2
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Sau khi thực hiện bước phân bổ đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 3, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 3 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị cấp 3 NSTW – bộ sổ tỉnh, bằng cách lựa chọn chương trình “TABMIS-Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh”, lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9423, 9427, 9482 - DT chi ĐV cấp 3 (bộ sổ TW)
Đồng thời:
Nợ TK 9423, 9427, 9482 - Dự toán chi đơn vị cấp 3 (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
(3) Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 3 tới cấp 4
Tại Bộ sổ tỉnh phân hệ BA – màn hình Dossier, kế toán viên KBNN thực hiện:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 ….
Có TK 9423, 9427…
- Dự toán chi viện trợ từ nguồn thườn xuyên
Nợ TK 9582 - Dự toán chi kinh phí viện trợ thường xuyên đơn vị cấp 4
Có TK 9482 - Dự toán chi kinh phí viện trợ TX đơn vị cấp 3
3.1.2 Phương pháp kế toán dự toán giao trong năm dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa cấp 2
(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2
Tại bộ sổ trung ương, phân hệ BA- màn hình Dossier, Chuyên viên Bộ, ngành thực hiện, ghi:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9323, 9327 … - Dự toán chi TX đơn vị cấp 2
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1
- Dự toán chi viện trợ từ nguồn thường xuyên
Nợ TK 9382, 9385…
Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cho đơn vị cấp 1
Thực hiện bước đồng bộ hóa:
Sau khi thực hiện bước phân bổ đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 2 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị cấp 2 NSTW – bộ sổ tỉnh, bằng cách lựa chọn chương trình “TABMIS-Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ trung ương về bộ sổ tỉnh”, lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ thống tự động sinh bút toán:
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
Có TK 9323, 9327, 9382, 9385 (bộ sổ trung ương)
Đồng thời:
Nợ TK 9323, 9327, 9372, 9382, 9385 (bộ sổ tỉnh)
Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán
(2) Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 2 tới cấp 4
Tại Bộ sổ tỉnh phân hệ BA – màn hình Dossier, kế toán viên KBNN thực hiện:
- Dự toán chi thường xuyên
Nợ TK 9523, 9527 ….
Có TK 9323, 9327…
- Dự toán chi viện trợ từ nguồn thườn xuyên
Nợ TK 9582 - Dự toán chi kinh phí viện trợ thường xuyên đơn vị cấp 4
Có TK 9382 - Dự toán chi kinh phí viện trợ TX đơn vị cấp 3
3.2. Dự toán ứng trước năm sau ghi (chi tiết loại dự toán 09)
Thực hiện tương tự các bước tại tiết 3.1, điểm này, lưu ý thay bằng tài khoản dự toán ứng trước tương ứng.
Lưu ý:
Đối với trường hợp nhận được văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định về việc chi trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ thời điểm tháng 12 năm trước; theo dõi hạch toán loại dự toán ứng trước, thời điểm 31/12 thực hiện chuyển nguồn dự toán ứng trước, thời điểm 01/01 năm sau: thực hiện nhập dự toán chính thức, điều chỉnh từ chi ứng trước sang chi trong năm, đồng thời hủy dự toán ứng trước.
3.3. Quy định về việc thu hồi dự toán ứng trước
(1) Thu hồi trên tài khoản dự toán chi ứng trước cấp 4
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (nếu đã chi từ dự toán ứng trước), Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán thu hồi theo quy định.
(2) Thu hồi trên tài khoản dự toán chi ứng trước đơn vị dự toán cấp 2, 3
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước; các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện việc thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán chi ứng trước đơn vị dự toán cấp 3.
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy
Có TK DT chi ứng trước ĐV DT cấp 2, 3 (chi tiết TX, viện trợ…)
4. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, đồng bộ hóa cấp 4; thực hiện theo hướng dẫn điểm 2, mục II (Phụ lục 06 - Phương pháp điều chỉnh đính kèm)
III. Quy trình phân bổ và phương pháp kế toán phân bổ dự toán trái phiếu Chính phủ NSTW ủy quyền cho địa phương tại Bộ sổ tỉnh (Sở Tài chính thực hiện)
1. Quy trình phân bổ dự toán trái phiếu chính phủ từ cấp 1 đến cấp 4 – Thực hiện tại bộ sổ tỉnh
Việc phân bổ dự toán trái phiếu Chính phủ từ cấp 1 tới cấp 4 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ tỉnh, bao gồm các bước sau:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ của Ủy ban nhân dân tỉnh giao chi tiết kế hoạch vốn cho từng dự án đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ giao cho các địa phương, Người nhập (cán bộ nhập dự toán đầu tư - Sở Tài chính) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 (Sở Tài chính) trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ Tỉnh
+ Lập chứng từ nhập dự toán l (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I)
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi thực hiện phân bổ, kế toán viên- KBNN lựa chọn loại giao dịch Dossier (loại giao dịch Dosier được thiết lập sẵn trên bộ sổ tỉnh) tương ứng từng loại dự toán kinh phí đầu tư XDCB.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã VP KBNN tỉnh, mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi đơn vị dự toán, chủ đầu tư (dự án đầu tư) mở tài khoản.
(2) Người nhập (Chuyên viên Sở Tài chính) in liệt kê chứng từ S2-06/KB/TABMIS-BA, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Trường hợp kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).
Việc đặt lịch kết sổ tự động cho bộ sổ tỉnh (được cài đặt cho user Kế toán trưởng KBNN tỉnh).
b) Trường hợp kết sổ thủ công: Người Phê duyệt thực hiện kết sổ, kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Người nhập thực hiện truy vấn quỹ số dư dự toán cấp 4 (12 đoạn mã, chi tiết ĐVSDNS, dự án đầu tư, mã KBNN nơi đơn vị sử dụng NS mở tài khoản) đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, tìm nguyên nhân hoàn thiện quy trình phân bổ và thực hiện lưu trữ chứng từ theo quy định.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách (hoặc theo yêu cầu) kết xuất Báo cáo mẫu B5-xx (Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư) thực hiện chấm, kiểm tra số liệu báo cáo, với số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách với Bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.
2. Phương pháp kế toán
Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư XDCB đơn vị cấp 4
Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, đồng bộ hóa cấp 4; thực hiện theo hướng dẫn điểm 3, mục II (Phụ lục 06 - Phương pháp điều chỉnh đính kèm)
(Ghi chú: gửi kèm văn bản này tài liệu hướng dẫn nhập dự toán và lệnh chi tiền).
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhập dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm vào Hệ thống TABMIS theo đúng quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách Trung ương hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo Quyết định số 3314/QĐ-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính và quy trình nghiệp vụ quy định tại công văn này.
Nơi nhận: |
TL. BỘ
TRƯỞNG |
DANH
SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH THAM GIA TABMIS TRỰC TIẾP, CÓ ĐỒNG BỘ HÓA DỰ TOÁN
(Ban
hành kèm theo CV số 814/BTC-KBNN ngày 15/01/2013 của Bộ Tài chính)
STT |
Bộ, cơ quan TW |
STT |
Bộ, cơ quan TW |
1 |
Tòa án nhân dân tối cao |
20 |
Kiểm toán Nhà nước |
2 |
Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo |
21 |
Thanh tra Chính phủ |
3 |
Bộ Tư pháp |
22 |
Bộ Thông tin và truyền thông |
4 |
Bộ Kế hoạch và đầu tư |
23 |
TW Hội Liên hiệp phụ nữ VN |
5 |
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ , VP Bộ TC… ) |
24 |
Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc VN |
6 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
25 |
TW Liên minh các HTX VN |
7 |
Bộ Giao thông vận tải |
26 |
TW Hội Nông dân Việt Nam |
8 |
Bộ Công thương |
27 |
Hội Cựu chiến binh |
9 |
Bộ Xây dựng |
28 |
TW Đoàn TNCS HCM |
10 |
Bộ Y tế |
29 |
Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc |
11 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
30 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
12 |
Bộ Khoa học công nghệ |
31 |
Thông tấn xã Việt Nam |
13 |
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch |
32 |
Viện Khoa học cộng nghệ Việt Nam |
14 |
Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội |
33 |
Viện Khoa học xã hội Việt Nam |
15 |
Bộ Tài nguyên Môi trường |
34 |
Liên hiệp các hội KH&KT VN |
16 |
Bộ Nội Vụ |
35 |
Đài Tiếng nói Việt Nam |
17 |
Bộ Ngoại Giao |
36 |
Ủy ban dân tộc |
18 |
Văn phòng Chính phủ |
37 |
Tổng Liên đoàn LĐ VN |
19 |
Văn phòng Quốc hội |
|
|
DANH
SÁCH CÁC BỘ/NGÀNH KHÔNG THAM GIA TRỰC TIẾP TABMIS, BỘ TÀI CHÍNH NHẬP, CÓ ĐỒNG
BỘ HÓA DỰ TOÁN
(Ban
hành kèm theo CV số 814/BTC-KBNN ngày 15/01/2013 của Bộ Tài chính)
STT |
Bộ, cơ quan TW |
STT |
Bộ, cơ quan TW |
Ghi chú |
1 |
Liên hiệp các tổ chức HN VN |
17 |
Hội VHNT các DT thiểu số |
|
2 |
Hội Luật gia VN |
18 |
Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam |
|
3 |
Văn phòng Chủ tịch nước |
19 |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam |
|
4 |
Ban CĐ TW về PC tham nhũng |
20 |
Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT |
|
5 |
Hội Cựu thanh niên xung phong VN |
21 |
Hội Khuyến học |
|
6 |
Hội Nhà báo Việt Nam |
22 |
Ban quản lý Làng VH-DL các dân tộc |
|
7 |
Hội nạn nhân chất độc màu da cam |
23 |
Đại học quốc gia TP phố Hồ chí minh |
|
8 |
Ủy ban sông Mê Kông |
24 |
Tổng hội y học Việt Nam |
|
9 |
Đài truyền hình Việt Nam |
25 |
Hội Đông y Việt Nam |
|
10 |
Hội Văn nghệ dân gian VN |
26 |
Hội Chữ thập đỏ |
|
11 |
Hội Nhà văn Việt Nam |
27 |
Hội Người mù |
|
12 |
Hội Nghệ sỹ sân khấu VN |
28 |
Hội Bảo trợ NTT, TE mồ côi |
|
13 |
Hội Mỹ thuật Việt Nam |
29 |
Hội Người cao tuổi Việt Nam |
|
14 |
Hội nhạc sỹ Việt Nam |
30 |
Hội cứu trợ trẻ em tàn tật VN |
|
15 |
Hội Điện ảnh Việt Nam |
31 |
Bảo hiểm xã hội VN |
|
16 |
Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam |
32 |
Ngân Hàng Nhà nước |
|
DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BTC ĐỒNG BỘ DỰ TOÁN ĐẾN CẤP TRUNG GIAN (2 HOẶC 3), KBNN CẤP
TỈNH NHẬP PHÂN BỔ TIẾP ĐẾN CẤP 4
(Ban
hành kèm theo CV số 814/BTC-KBNN ngày 15/01/2013 của Bộ Tài chính)
STT |
Đơn vị/Nội dung |
Cấp dự toán đồng bộ từ TW xuống tỉnh |
1 |
Dự toán chi thường xuyên giao cho hệ thống Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Tòa án nhân dân tối cao) |
cấp 2 |
2 |
Dự toán chi thường xuyên giao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) |
cấp 2 |
3 |
Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thi hành án (thuộc Bộ Tư pháp) |
cấp 3 |
4 |
Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
cấp 3 |
5 |
Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thuế (thuộc Bộ Tài chính) |
cấp 3 |
6 |
Dự toán chi thường xuyên giao KBNN (thuộc Bộ Tài chính) |
cấp 3 |
7 |
Dự toán chi thực hiện chính sách người có công với cách mạng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý |
cấp 2 |
DANH
MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
(Ban
hành kèm theo CV số 814/BTC-KBNN ngày 15/01/2013 của Bộ Tài chính)
I. DANH MỤC CHỨNG TỪ
STT |
Mẫu số |
Tên chứng từ |
Khổ giấy |
1 |
C6-01/NS |
Phiếu nhập dự toán |
A4 |
2 |
C6-02/NS |
Phiếu nhập dự toán cấp 0 |
A3 |
3 |
C6-03/KB |
Phiếu phân bổ dự toán |
A3 |
4 |
C6-04/KB |
Phiếu điều chỉnh dự toán |
A4 |
II. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
1. Phiếu nhập dự toán ngân sách (Mẫu số C6-01/NS)
Phiếu nhập dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do các đơn vị nhập dự toán (CQTC, các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN) lập để hạch toán nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách (cấp 0,1,2,3,4); được sử dụng để nhập dự toán giao đầu năm, bổ sung và điều chỉnh dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép
Chuyên viên CQTC, đơn vị dự toán tham gia TABMIS, Kế toán viên KBNN ghi đầy đủ yếu tố của Phiếu nhập dự toán:
- Quyết định giao dự toán: ghi số, ngày, tên cấp có thẩm quyền giao dự toán.
- Tổ chức ngân sách, đơn vị có quan hệ với NS: ghi tên đơn vị được cấp dự toán.
- Thời hạn cấp phát: ghi năm NS (dự toán được thực hiện theo niên độ NS)
- Ghi đầy đủ các yếu tố:
+ Số thứ tự;
+ Mã loại dự toán (lưu ý xác định rõ loại dự toán trước khi ghi);
+ Mã TKKT: ghi mã TK tự nhiên tương ứng;
+ Mã cấp NS: 1- TW, 2 - tỉnh, 3 – huyện, 4- xã;
+ Mã ĐVQHNS: ghi mã đơn vị được cấp dự toán (mã tổ chức ngân sách, mã đơn vị dự toán, mã ĐVSDNS, mã dùng chung);
+ Mã chương: lưu ý cấp 0 không xác định mã chương;
+ Mã ngành kinh tế: ghi mã nhiệm vụ chi – đối với TKDT cấp 0, cấp 1; ghi mã ngành kinh tế; đối với TKDT cấp trung gian và cấp 4 ghi mã ngành kinh tế - theo MLNS.
+ Mã CTMT, dự án: ghi mã chi tiết theo MLNS
+ Mã nguồn NSNN: ghi theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp TK và danh mục mã nguồn (lưu ý xác định rõ mã nguồn trước khi ghi)
+ Số tiền: ghi số tiền nợ (tương ứng TK nguồn), số tiền có (tương ứng tài khoản đích).
- Ghi ngày tháng năm , ký và đóng dấu theo quy định.
Kế toán lập 02 liên Phiếu nhập dự toán ngân sách và xử lý:
+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế toán và lưu.
2. Phiếu nhập dự toán cấp 0 (Mẫu số C6-02/NS)
Mục đích
- Bảng tổng hợp chứng từ giao dự toán cấp 0 là: chứng từ kế toán dùng cho CQTC các cấp ngân sách, KBNN (đối với ngân sách xã) căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán cấp 0 của cấp có thẩm quyền, chuyển tải các nội dung thành các tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 trước khi nhập vào TABMIS.
- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng thể dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều chỉnh trong quá trình nhập dữ liệu, chuẩn hoá các thông tin đầu vào trong hoạt động quản lý điều hành ngân sách.
- Số thứ tự
- Nội dung: Ghi chép các nội dung theo thứ tự của Biểu mã nhiệm vụ chi NSNN (kèm theo QĐ số 63/2008/QĐ- BTC ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Quyết định giao dự toán: Ghi số; ngày tháng năm trên trên Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền.
- Phần chi tiết các cột: mã loại dự toán (lưu ý xác định rõ loại dự toán trước khi ghi); Mã TKKT (ghi mã TK dựu toán cấp 0 tương ứng); Mã cấp NS (1- TW, 2 - tỉnh, 3 – huyện, 4- xã); mã ĐVQHNS: ghi mã mã tổ chức ngân sách; mã chương (mã không xác định ghi theo nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài khonar dự toán cấp 0); Mã CTMT, dự án: ghi mã chi tiết theo MLNS; Mã nguồn NSNN: ghi theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp TK và danh mục mã nguồn (lưu ý xác định rõ mã nguồn trước khi ghi); số tiền: ghi số tiền nợ (tương ứng TK nguồn), số tiền có (tương ứng tài khoản đích).
Ghi dòng ghi chi tiết theo: Số tiền, loại dự toán, mã quỹ, mã TKTN, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã ngành kinh tế, mã CTMT, mã KB, mã nguồn, mã dự phòng; số lô bút toán, số ID, số giao dịch cha
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
- Ví dụ: Cách ghi chép theo mẫu
Kế toán, chuyên viên TC lập 02 liên Bảng tổng hợp chứng từ giao dự toán cấp 0 và xử lý:
+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế toán và lưu.
- Bảng tổng hợp chứng từ phân bổ dự toán là chứng từ kế toán dùng cho CQTC, KBNN, các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền chuyển tải các nội dung thành các tổ hợp tài khoản dư toán, thể hiện quy trình phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trên giao cho các đơn vị dự toán trưc thuộc trước khi nhập vào TABMIS.
- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng thể quy trình phân bổ ngân sách, dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều chỉnh trong quá trình nhập dữ liệu, chuẩn hoá các thông tin đầu vào trong hoạt động quản lý điều hành ngân sách.
- Số thứ tự
- Cột nội dung: Ghi chép các nội dung theo thứ tự của Biểu mã nhiệm vụ chi NSNN (kèm theo QĐ số 63/2008/QĐ- BTC ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Phần chi tiết các cột còn lại, mỗi dòng ghi chi tiết theo: Số tiền, loại dự toán, mã quỹ, mã TKTN, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã ngành kinh tế, mã CTMT, mã KB, mã nguồn, mã dự phòng; Loại dossier phân bổ; số lô bút toán, số ID, số giao dịch cha
- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
- Ví dụ: Cách ghi chép theo mẫu
Kế toán, chuyên viên TC lập 02 liên Bảng tổng hợp chứng từ phân bổ dự toán:
+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế toán và lưu.
Lưu ý: Để thống nhất cách ghi chép MLNS khi ghi tổ hợp tài khoản nhập dự toán thực hiện theo hướng dẫn của công văn số 10532/BTC-NSNN ngày 09/09/2008 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của MLNS (đính kèm quyển Hệ thống MLNS- BTC).
4. Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu số C6-04/NS)
Phiếu điều chỉnh dự toán là chứng từ kế toán dùng trong nội bộ một đơn vị thực hiện nhập dự toán (CQTC, các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN) lập để hạch toán nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách (cấp 0,1,2,3,4); được sử dụng để điều chỉnh về dự toán kinh phí ngân sách trong quá trình hạch toán kế toán có phát sinh sai lầm, hoặc theo đề nghị của đơn vị …
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép
Chuyên viên CQTC, đơn vị dự toán tham gia TABMIS, Kế toán viên KBNN ghi đầy đủ yếu tố của Phiếu điều chỉnh dự toán
- Ngày ghi sổ bút toán điều chỉnh sai lầm: Ghi ngày hạch toán bút toán sai lầm
- Lý do điều chỉnh: Ghi sai lầm do người nhập sai, do đề nghị của đơn vị…; Kỳ điều chỉnh: xác định kỳ điều chỉnh để ghi.
- Ghi đầy đủ các yếu tố của Phiếu điều chỉnh dự toán:
+ Số thứ tự;
+ Mã loại dự toán: lưu ý xác định rõ loại dự toán trước khi ghi;
+ Mã TKKT: ghi mã TK tự nhiên tương ứng;
+ Mã cấp NS: 1- TW, 2 - tỉnh, 3 – huyện, 4- xã;
+ Mã ĐVQHNS: ghi mã đơn vị được cấp dự toán (mã tổ chức ngân sách, mã đơn vị dự toán, mã ĐVSDNS, mã dùng chung);
+ Mã chương:
+ Mã ngành kinh tế: ghi mã nhiệm vụ chi – đối với TKDT cấp 0, cấp 1; ghi mã ngành kinh tế - đối với TKDT cấp 0, cấp 1;
+ Mã CTMT, dự án: ghi mã chi tiết theo MLNS
+ Mã nguồn NSNN: ghi theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp TK và danh mục mã nguồn (lưu ý xác định rõ mã nguồn trước khi ghi);
+ Số tiền: ghi số tiền nợ (tương ứng TK nguồn), số tiền có (tương ứng tài khoản đích);
- Ghi ngày tháng năm, ký và đóng dấu theo quy định.
Kế toán lập 03 liên Phiếu điều chỉnh dự toán:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;
+ 01 liên lưu cùng với các tài liệu yêu cầu điều chỉnh hồ sơ;
+ 01 liên gửi trả đơn vị yêu cầu điều chỉnh (nếu có).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.