BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 785/BNN-TS |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản và kết quả giám sát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương năm 2023 cho thấy:
- Nhiều địa phương chưa tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, đào tạo thẩm định viên cho trưởng đoàn thẩm định để đảm bảo yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Chưa thực hiện đầy đủ công tác tổ chức thẩm định, chứng nhận; ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt công tác tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết;
- Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý triệt để nguy cơ gây mất an toàn đối với sản phẩm thủy sản nuôi.
Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đảm bảo an toàn thực phẩm và để đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm thủy sản nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chức năng và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
1. Tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, đào tạo thẩm định viên cho trưởng đoàn thẩm định để đảm bảo yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
2. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức triển khai thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tổ chức ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức ký cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Rà soát các hồ sơ đã thẩm định, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để tổ chức thẩm định, đánh giá định kỳ đảm bảo thời gian quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
5. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được ký cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
6. Ưu tiên bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn; thẩm định, chứng nhận; ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản.
7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 5 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể đối với các hành vi vi phạm về: Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; sử dụng thuốc thú y không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu thuốc thú y; sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế; sử dụng thuốc thú y trong danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chức năng và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện và hằng tháng, quý, năm báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thủy sản) để tổng hợp, phối hợp chỉ đạo./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.