BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 764/TCT-CS |
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2017 |
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương
Ngày 12 tháng 4 năm 2016, Tổng cục Thuế có công văn số 1519/TCT-CS gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về chính sách thuế đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản. Liên quan đến nội dung hướng dẫn này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1a Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
…
Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”.
- Tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.”
- Tại Công văn số 2227/BTC-CNN ngày 16/3/2011 của Bộ Công thương gửi Bộ Tài chính có nêu:
“1. Trong sản xuất thuốc lá điếu, sợi thuốc lá (hay thuốc lá sợi) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra thuốc là điếu thành phẩm. Sợi thuốc lá nhập khẩu được phối trộn cùng các nguyên liệu, phụ liệu khác theo tiêu chuẩn quy định kỹ thuật để sản xuất thuốc lá điếu thành phẩm…”.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì :
Trường hợp Công ty mua trong nước và nhập khẩu thuốc lá lá chưa tách cọng về tách cọng thành thuốc lá lá đã tách cọng thì là sản phẩm mới qua sơ chế thông thường, không được xem là hoạt động chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp.
Do đó thu nhập từ thuốc lá lá đã tách cọng bán trong nước và xuất khẩu không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản.
Trường hợp Công ty có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá sợi là sản phẩm nằm trong quy trình sản xuất ra thuốc lá điếu là mặt hàng chịu thuế TTĐB, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu là mặt hàng chịu thuế TTĐB do vậy chưa có đủ căn cứ để áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động này.
Công văn này thay thế công văn số 1519/TCT-CS ngày 15/4/2016 của Tổng cục Thuế.
Tổng cục thuế thông báo để các Cục thuế biết và thực hiện.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.