ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
6916/SGDĐT-TCCB |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng các
phòng thuộc Sở; |
Căn cứ Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2023; các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 1482/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện tinh giản biên chế công chức hành chính và giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2023 - 2026 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Thực hiện Công văn số 3547/UBND-VX ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế;
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, hướng dẫn các phòng thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện tinh giản biên chế theo các quy định vừa nêu trên như sau:
1. Nguyên tắc tinh giản biên chế
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
2. Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
2.1. Công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do cơ cấu lại công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
d) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
Lưu ý: khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 nêu: “1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
e) Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
g) Công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
2.2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Đối tượng chưa thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
4. Các chính sách tinh giản biên chế
Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định các chính sách tinh giản biên chế liên quan đến công chức, viên chức và người lao động của ngành giáo dục như sau:
a) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi: được quy định tại Điều 5 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
b) Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước: được quy định tại Điều 6 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
c) Chính sách thôi việc: được quy định tại Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
5. Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
Được quy định tại Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
6. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
Được quy định tại Điều 11 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP
7. Quy định chuyển tiếp từ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP1 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 113/2018/NĐ-CP2 và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP3
Các trường hợp có thời điểm tinh giản biên chế sau khi Nghị định số 29/2023/NĐ- CP có hiệu lực thi hành nhưng đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho tinh giản biên chế trước ngày Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ban hành thì không đặt vấn đề xem xét lại chế độ, chính sách theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP “…công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng” thì tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
8. Yêu cầu, trách nhiệm của Trưởng phòng các phòng thuộc Sở
8.1. Yêu cầu
Phấn đấu giai đoạn 2023 - 2026 giảm ít nhất 5% biên chế công chức hành chính so với năm 2023.
8.2. Trách nhiệm
Nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố và Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về chính sách tinh giản biên chế.
Thực hiện quản lý biên chế công chức được phân bổ chặt chẽ và có hiệu quả.
9.1. Yêu cầu
Phấn đấu giai đoạn 2023 - 2026 giảm ít nhất 10% biên chế số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2023.
9.2. Trách nhiệm
a) Nghiêm túc triển khai công văn này đến đội ngũ viên chức và người lao động của đơn vị.
b) Thực hiện quản lý số lượng người làm việc chặt chẽ và có hiệu quả.
c) Chịu trách nhiệm khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định như sau:
- Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan (nếu có) dừng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế);
- Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho đối tượng đó;
- Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng;
- Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.
9.3. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2023 – 2026 của đơn vị theo mẫu đính kèm công văn này.
b) Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm kèm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (mẫu đính kèm) và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế của đơn vị (mẫu đính kèm) vào tháng 1 của năm đó. Riêng năm 2023, xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế kể từ thời điểm triển khai công này đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
c) Gửi kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2023 – 2026 nêu tại điểm a và kế hoạch tinh giản biên chế năm 2023 nêu tại điểm b khoản 9.3 Mục 9 công văn này về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Tổ chức cán bộ) trước thứ Sáu, ngày 08 tháng 12 năm 2023. Từ năm 2024 đến năm 2026, gửi kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Tổ chức cán bộ) trước ngày 30 tháng 01 của năm đó.
d) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối tượng tinh giản biên chế bằng quyết định thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng được tinh giản biên chế đó.
đ) Định kì 02 lần/năm (kỳ 01: trước ngày 20 tháng 5 hằng năm; kỳ 02: trước ngày 05 tháng 12 hằng năm) báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
Trên đây là nội dung Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan đến tinh giản biên chế, đề nghị Trưởng phòng các phòng thuộc Sở và Hiệu trưởng (Giám đốc) các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở khẩn trương thực hiện./.
|
KT. GIÁM
ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.