BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6866/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2023 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 5 tháng, ước thực hiện 6 tháng kế hoạch năm 2023 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 817.307,3 tỷ đồng (1) (vốn trong nước là 784.352,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 32.954,4 tỷ đồng). Trong đó: Kế hoạch vốn đã giao là 804.420,1 tỷ đồng (vốn trong nước là 772.490,7 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng); kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 51.542,7 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 47.588,2 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 3.954,4 tỷ đồng.
1.2. Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 765.764,7 tỷ đồng (vốn trong nước là 736.764,7 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng), trong đó:
1.2.1. Kế hoạch vốn đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 707.044,2 tỷ đồng (2) (bao gồm: vốn NSTW là 363.763,2 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,0 tỷ đồng), trong đó:
a) Vốn trong nước là 679.069,2 tỷ đồng. Trong đó:
- Các Bộ, cơ quan trung ương là 182.395,5 tỷ đồng;
- Các địa phương là 496.673,7 tỷ đồng; trong đó:
+ Vốn cân đối ngân sách địa phương là 343.281,0 tỷ đồng.
+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 129.175,8 tỷ đồng.
+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.216,8 tỷ đồng
b) Vốn nước ngoài là 27.975,0 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 11.858,3 tỷ đồng; các địa phương là 16.116,7 tỷ đồng).
1.2.2. Kế hoạch vốn NSTW chưa được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 12.887,2 tỷ đồng (3). Bao gồm:
- Vốn trong nước là 11.862,2 tỷ đồng; trong đó :
+ Vốn NSTW không kể CTMTQG là 11.679,0 tỷ đồng;
+ Vốn CTMTQG là 183,2 tỷ đồng.
- Vốn nước ngoài (CTMTQG xây dựng nông thôn mới) là 1.025 tỷ đồng.
1.2.3. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 45.833,3 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm), Còn lại 02 bộ, cơ quan trung ương (gồm: Kiểm toán nhà nước, Tổng công ty thuốc lá) Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 24/50 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tình hình phân bổ cụ thể như sau:
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:
Tổng số vốn đã phân bổ là 719.352 tỷ đồng, đạt 101,74% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,2 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao 45.833,3 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 45.833,3 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 673.518,7 tỷ đồng, đạt 95,26% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong đó:
- Vốn NSTW là 339.250,1 tỷ đồng, đạt 93,26% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (363.763,2 tỷ đồng). Bao gồm:
+ Vốn trong nước theo ngành lĩnh vực là 290.451 tỷ đồng, chiếm 93,3% kế hoạch, vốn trong nước Chương trình MTQG là 22.445,1 tỷ đồng, chiếm 92,68% kế hoạch).
+ Vốn nước ngoài là 26.353,8 tỷ đồng, đạt 94,2% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 380.101,9 tỷ đồng, đạt 110,73% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao ( 343.281 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 33.525,5 tỷ đồng, chiếm 4,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước 31.904,3 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 1.621,2 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 9.412,8 tỷ đồng, chiếm 4,85% (trong đó vốn trong nước là 9.392,8 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 24.112,7 tỷ đồng, chiếm 4,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 22.511,5 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng). Trong đó:
+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 13.328,7 tỷ đồng, chiếm 9,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó, vốn trong nước là 11.727,5 tỷ đồng chiếm 9,08% kế hoạch, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng chiếm 9,94% kế hoạch).
+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 1.771,6 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Vốn cân đối NSĐP là 9.012,4 tỷ đồng, chiếm 2,63% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG):
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 24/50 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Bộ Y tế (71%), Bộ Thông tin và Truyền thông (72,24%), Tuyên Quang (71,49%), Hòa Bình (69,19%)... (Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
Nếu tách riêng kế hoạch vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (129.560,1 tỷ đồng) thì kế hoạch vốn NSTW đã phân bổ của một số Bộ, ngành là khá cao như: Bộ Công Thương (100%), Bộ Giáo dục và Đào tạo (94%), Bộ Tài chính (63,06%)...
Nguyên nhân:
- Vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau khi được giao kế hoạch vốn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư (phê duyệt dự án), Chương trình chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023; một số dự án thuộc Chương trình mới được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết kế hoạch vốn (Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 08/3/2023) hiện nay đang được các Bộ, địa phương hoàn thiện các thủ tục để triển khai giao kế hoạch vốn năm 2023. Ngoài ra còn một số dự án của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: Cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn; Kè đầm Cù Mông (tỉnh Phú Yên);
- Vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do: chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay (Quảng Trị, Phú Yên); chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ, đang lấy ý kiến nhà tài trợ hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư (Đắk Nông); địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do Tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết (Quảng Ninh).
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Có 41/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 13/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương.
Nguyên nhân là do một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bố hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi NSĐP (Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia
Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được 47/48 địa phương phân bổ vốn là 22.445,261 tỷ đồng (chưa nhận được báo cáo phân bổ của tỉnh Bình Định), trong đó 15/47 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn (Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thái Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang), 26/47 địa phương chưa phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Nguyên nhân chưa phân bổ hết vốn và chưa phân bổ chi tiết vốn: Dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.
(Chi tiết theo Phụ lục số 01C đính kèm)
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục số 02 đính kèm)
1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023:
- Tổng kế hoạch đã giao là: 804.420,3 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là 51.542,7 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 752.877,5 tỷ đồng (không bao gồm 12.887,2 tỷ đồng chưa giao).
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 158.363,3 tỷ đồng, đạt 19,68% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 226.159,2 tỷ đồng, đạt 28,11% kế hoạch, cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm BC) |
Lũy kế thanh toán vốn đến hết ngày 31/5/2023 |
Ước thanh toán đến hết ngày 30/6/2023 |
||
Số tiền |
Số tiền |
Số tiền |
Tỷ lệ |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=6/3 |
|
TỔNG SỐ (1+2) |
804.420,3 |
158.363,3 |
19,68% |
226.159,2 |
28,11% |
1 |
Vốn trong nước |
772.490,7 |
154.884,7 |
20,05% |
221.762,2 |
28,71% |
2 |
Vốn nước ngoài |
31.929,4 |
3.478,6 |
10,89% |
4.397 |
13,77% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch năm trước kéo dài sang năm 2023:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 5.819,6 tỷ đồng, đạt 11,29% kế hoạch (51.542,7 tỷ đồng).
+ Vốn trong nước là 5.819,565 tỷ đồng, đạt 12,23% kế hoạch (47.588,2 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài chưa giải ngân (kế hoạch vốn nước ngoài kéo dài sang năm 2023 là 3.954,4 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 10.580,330 tỷ đồng, đạt 20,47% kế hoạch.
+ Vốn trong nước là 10.580,330 tỷ đồng, đạt 22,23% kế hoạch.
+ Vốn nước ngoài là chưa giải ngân.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023:
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023.
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 152.543,7 tỷ đồng, đạt 20,26% kế hoạch (752.877,4 tỷ đồng(4)) và đạt 21,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2022 đạt 18,8% kế hoạch và đạt 20,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 149.065,16 tỷ đồng (đạt 20,56% kế hoạch là 724.902,4 tỷ đồng), trong đó vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là 17.977 tỷ đồng (đạt 14,9% kế hoạch giao là 129.560 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 3.478,6 tỷ đồng (đạt 12,43% kế hoạch là 27.975 tỷ đồng).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023:
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 215.578,9 tỷ đồng, đạt 28,63% kế hoạch (đạt 30,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2022 đạt 25,68% kế hoạch và đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 211.181,9 tỷ đồng (đạt 29,13% kế hoạch và đạt 31,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là 24.281 tỷ đồng (đạt 20,1% kế hoạch giao là 129.560 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 4.397 tỷ đồng (đạt 15,72% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Ước thanh toán đến ngày 30/6/2023 |
Tỷ lệ(%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao) |
Cùng kỳ năm 2022 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
TỔNG SỐ (A)+(B)(I)+(II) |
215.578,9 |
28,63% |
30,49% |
150.415,8 |
25,68% |
27,75% |
|
VỐN TRONG NƯỚC |
211.181,9 |
29,13% |
31,10% |
147.418,9 |
26,76% |
29,06% |
|
VỐN NƯỚC NGOÀI |
4.397,0 |
15,72% |
15,72% |
2.996,9 |
8,61% |
8,61% |
A |
VỐN NSĐP |
112.473,0 |
28,90% |
32,76% |
92.610,5 |
26,64% |
30,45% |
B |
VỐN NSTW |
103.105,9 |
28,34% |
2834% |
57.805,3 |
24,29% |
24,29% |
- |
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
96.269,7 |
28,35% |
28,35% |
57.805,3 |
27,01% |
27,01% |
+ |
Vốn trong nước |
91.372,7 |
29,49% |
29,49% |
54.808,5 |
30,59% |
30,59% |
+ |
Vốn nước ngoài |
4.397,0 |
15,72% |
15,72% |
2.996,9 |
8,61% |
8,61% |
- |
Vốn Chương trình MTQG |
6.836,2 |
28,23% |
2833% |
- |
0,00% |
0,00% |
|
Vốn trong nước |
6.836,2 |
28,23% |
28,23% |
- |
0,00% |
0,00% |
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
|
|
|
I |
BỘ, CƠ QUAN TW (1+2) (i+ii) |
55.249,6 |
28,44% |
28,44% |
30.411,7 |
27,51% |
27,51% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
52.313,2 |
28,68% |
28,68% |
28.664,7 |
29,11% |
29,11% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
2.936,4 |
24,76% |
24,76% |
1.747,0 |
14,43% |
14,43% |
i |
Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
55.249,6 |
28,44% |
28,44% |
30.411,7 |
27,51% |
27,51% |
|
Vốn trong nước |
52.313,2 |
28,68% |
28,68% |
28.664,7 |
29,11% |
29,11% |
|
Vốn nước ngoài |
2.936,4 |
24,76% |
24,76% |
1.747,0 |
- 14,43% |
14,43% |
ii |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
- |
|
|
II |
ĐỊA PHƯƠNG (1+2)(i+ii) |
160.329,2 |
28,70% |
1,27% |
120.004,1 |
25,26% |
27,81% |
1 |
Vốn trong nước |
158.868,6 |
29,28% |
31,99% |
118.754,2 |
26,25% |
29,05% |
2 |
Vốn nước ngoài |
1.460,6 |
9,06% |
9,06% |
1.249,9 |
5,51% |
5,51% |
i |
Vốn NSĐP |
112.473,0 |
28,90% |
32,76% |
92.610,5 |
26,64% |
30,45% |
ii |
Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP |
47.856,2 |
28,23% |
28,23% |
27.393,6 |
21,50% |
21,50% |
|
Vốn trong nước |
46.395,7 |
30,25% |
30,25% |
26.143,8 |
24,96% |
24,96% |
|
Vốn nước ngoài |
1.460,6 |
9,06% |
9,06% |
1.249,9 |
5,51% |
5,51% |
ii.1 |
Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
41.020,0 |
28,23% |
28,23% |
27.393,6 |
26,48% |
26,48% |
|
Vốn trong nước |
39.559,5 |
30,62% |
30,62% |
26.143,8 |
32,38% |
32,38% |
|
Vốn nước ngoài |
1.460,6 |
9,06% |
9,06% |
1.249,9 |
5,51% |
5,51% |
ii.2 |
Vốn Chương trình MTQG |
6.836,2 |
28,23% |
28,23% |
- |
0,00% |
0,00% |
|
Vốn trong nước |
6.836,2 |
28,23% |
28,23% |
- |
0,00% |
0,00% |
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
|
|
|
3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B đính kèm).
- Tỷ lệ ước giải ngân 6 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 28,63% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 30,49%, số vốn giải ngân 6 tháng tăng hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (25,68%); trong đó vốn trong nước đạt 29,13% (cùng kỳ năm 2022 đạt 26,76%), vốn nước ngoài đạt 15,72% (cùng kỳ năm 2022 đạt 8,61%).
- Có 09 Bộ và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 30%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (52,81%), Đồng Tháp (50,28%), Long An (48,9%), Ngân hàng phát triển (100%), Ngân hàng nhà nước (47,08%).
- Có 39/52 Bộ và 12/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó có 37 Bộ và 03 địa phương chỉ giải ngân được dưới 15% kế hoạch vốn.
4. Nguyên nhân chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
Ngoài những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác giải ngân đã được Bộ Tài chính tổng hợp tại báo cáo tháng 5 sau khi tổng hợp kết quả kiểm tra của 5 Tổ công tác của Chính phủ tại các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, còn một số tồn tại ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như sau:
- Vốn kế hoạch năm 2022 kéo dài sang năm 2023 mới được cho phép kéo dài, các Bộ ngành và địa phương đang tập trung giải ngân nguồn vốn này nên một số dự án chưa kịp giải ngân vốn thuộc kế hoạch năm 2023.
- Các dự án sử dụng ODA vừa phải tuân thủ các quy định của nước ngoài vừa phải đảm bảo các thủ tục trong nước, đang thực hiện các thủ tục gia hạn hiệp định, điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án mất nhiều thời gian.
- Một số dự án thuộc lĩnh vực di tích chậm do phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành, cần phải xin ý kiến các cơ quan chuyên ngành; các dự án mua sắm trang thiết bị (nhất là lĩnh vực y tế) chậm triển khai bước lựa chọn đơn vị thẩm định giá, hồ sơ mời thầu.
- Vướng mắc trong thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là các dự án chuyển đổi số) theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
1.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020
- Tình hình thực hiện Dự án: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến 09/6/2023, công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời. Về thi công xây dựng, tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 09/6/2023 đạt khoảng 46.122,27/58.330,72 tỷ đồng, tương đương 79,1% giá trị hợp đồng, chậm 2,0%. Trong đó: (i) 04 dự án đã thông xe đưa vào khai thác đầu năm 2023 sản lượng trung bình đạt 93,8% giá trị hợp đồng; (ii) 03 dự án hoàn thành quý III và quý IV năm 2023 sản lượng trung bình đạt 78,5% giá trị hợp đồng, chậm 4,1%; (iii) 02 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 48,3% giá trị hợp đồng, chậm 4,5%.
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
- Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 65.425,3 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2023 là 16.889,1 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 13.044,603 tỷ đồng.
- Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, ước giải ngân đến 30/6/2023 là 52.669,7 tỷ đồng, đạt 82,7% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 6.615,1 tỷ đồng, đạt 39,2% kế hoạch năm 2023 được giao.
- Ý kiến của Bộ Tài chính:
Trong kế hoạch năm 2023, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 được Bộ Giao thông vận tải phân bổ kế hoạch vốn là 16.889,1 tỷ đồng, trong đó phân bổ 12.661,498 tỷ đồng từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 4.227,602 tỷ đồng cho 06 dự án thành phần từ nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (là các dự án không thuộc danh mục nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình). Đối với số vốn bố trí từ nguồn từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 12.661,498 tỷ đồng, Bộ Tài chính đã phê duyệt trên hệ thống tabmis để Bộ Giao thông vận tải có nguồn vốn để giải ngân kịp thời cho Dự án.
Đối với số vốn 4.227,602 tỷ đồng Bộ Giao thông vận tải đề nghị điều chỉnh linh hoạt giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH của Quốc hội. Tuy nhiên, ngày 22/6/2023, Quốc hội mới ban hành Nghị quyết để xử lí nội dung này. Vì vậy đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có hướng dẫn cụ thể về việc điều chỉnh trên.
1.2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025
- Tình hình thực hiện:
Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đối với công tác xây lắp, toàn bộ 12 dự thành phần thuộc Dự án được chia thành 25 gói thầu để thực hiện chỉ định thầu theo quy định. Ngày 01/01/2023 đã đồng loạt khởi công mới 12 gói thầu xây lắp của 12 dự án thành phần; 11 gói thầu còn lại khởi công từ ngày 15/01/2023 - 19/02/2023. Về công tác GPMB, tái định cư: Các địa phương đã bàn giao được 607,86/721,2km đạt 84,3% tuy nhiên chỉ tổ chức thi công được trên phạm vi khoảng 521,18/721,2km đạt 72,3%; ngoài 03 khu đã có sẵn(5), các địa phương đang triển khai thi công 95/152 khu tái định cư để bố trí tái định cư cho khoảng 5.991 hộ. Về công tác thi công: Đến ngày 16/6/2023, sản lượng thực hiện các dự án mới đạt khoảng 3.636,45 tỷ đồng, đạt 3,6% giá trị hợp đồng.
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
+ Về kế hoạch:
Tổng Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,586 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,586 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng, số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho từng dự án thành phần.
Tổng số vốn giao trong kế hoạch hàng năm là 54.747,4 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2022 là 9.521,3 và năm 2023 là 45.226,1 tỷ đồng.
+ Về giải ngân: Ước giải ngân đến 30/6/2023 là 29.838,5 tỷ đồng, đạt 54,5% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 20.696,7 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch năm 2023 được giao.
Ý kiến Bộ Tài chính: Số kế hoạch vốn năm 2023 của Dự án được giao rất lớn, chiếm tới 28% tổng mức đầu tư và 33,5% tổng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Dự án, trong đó toàn bộ từ nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đây là nguồn vốn có thời hạn giải ngân chỉ trong 02 năm 2022-2023. Dó đó, để đảm bảo Dự án giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2023 được giao, đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư:
- Tranh thủ các tháng đầu năm khi thời tiết thuận lợi, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, tránh để dồn vào các tháng cuối năm mới triển khai thực hiện khi khu vực này bước vào mùa mưa bão.
- Chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án ngay sau khi ký hợp đồng, phối hợp với nhà thầu để triển khai ngay các thủ tục tạm ứng theo quy định để các nhà thầu có vốn chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết, vật tư, vật liệu phục vụ công tác thi công thực hiện dự án.
- Đẩy nhanh quá trình nghiệm thu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo đến hết thời hạn thanh toán theo quy định (31/01/2024) Dự án giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2023 được giao. Đồng thời, trong năm chủ động điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án từ dự án không có khả năng thực hiện, chậm giải ngân sang dự án có khả năng thực hiện và có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn để thực hiện.
- Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản đã phê duyệt đầu tư 10/10 dự án thành phần của 03 dự án trên; đồng thời đã khởi công.
- Về nguồn vốn cho các dự án:
+ Về nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội: Các dự án thành phần đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn của Chương trình tại Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 08/3/2023.
+ Về nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải: Tại Tờ trình số 231/TTr-CP ngày 16/5/2023 về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã trình Quốc hội giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn này về cho các địa phương là cơ quan chủ quản để thực hiện các dự án thành phần được phân cấp.
+ Về nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021: Hiện nay, toàn bộ 13.796 tỷ đồng vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách TW năm 2021 đến nay chưa được Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm cho các dự án thành phần để thực hiện.
- Về bố trí kế hoạch năm 2023:
Đến thời điểm này, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 bố trí cho 03 dự án là 12.979,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 10.155,4 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương là 2.824,2 tỷ đồng. Ước giải ngân đến hết ngày 30/6/2023 là 2.400 tỷ đồng, đạt 18,5% kế hoạch năm 2023.
Ý kiến Bộ Tài chính:
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương căn cứ nhu cầu bố trí vốn cho từng dự án thành phần trong kế hoạch năm 2023 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021, khẩn trương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thành phần để thực hiện.
IV. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo
- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.
- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 6/2023 của 26/52 bộ, cơ quan trung ương và 60/63 địa phương.
+ Các bộ, cơ quan trung ương đã gửi báo cáo gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Bộ Công thương, Kiểm toán nhà nước, Hội nhà báo VN, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Tài chính, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ 03 địa phương chưa gửi báo cáo gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam.
V. Kiến nghị của Bộ Tài chính:
Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 08/6/2023 Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương về giải ngân vốn đầu tư công, về tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, về công tác quy hoạch.
3. Đối với kế hoạch vốn kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân năm 2022 sang năm 2023: Bộ Tài chính đã có công văn số 5258/BTC-ĐT ngày 23/5/2023 hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện; đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân kế hoạch nguồn vốn trên đảm bảo đến 31/12/2023 giải hết toàn bộ số vốn đã được thông báo.
4. Bộ Y tế khẩn trương quy định định mức kinh tế - kĩ thuật dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc nội dung số 02 Tiểu dự án 2 Dự án 3 của Chương trình CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.