BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6827/BCT-TTB |
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Các Tập đoàn kinh
tế; |
Triển khai Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng như sau:
1. Báo cáo định kỳ, bao gồm: báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm.
2. Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ hướng dẫn việc báo cáo.
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV, Đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần thuộc Bộ, các Trường, Viện, Trung tâm, Báo, Tạp chí, các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị theo quy định tại Công văn này.
Nội dung của báo cáo thực hiện theo Đề cương báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và biểu mẫu thống kê số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ban hành kèm theo Công văn này.
Báo cáo chuyên đề là báo cáo đánh giá tổng kết kết quả hoạt động về một chuyên đề, lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong một thời kỳ nhất định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Công Thương hướng dẫn đề cương báo cáo chuyên đề khi có yêu cầu.
1. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải xây dựng báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của mình.
2. Trong trường hợp phát sinh vụ việc mới, bất thường, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kịp thời để chỉ đạo, phối hợp xử lý.
VI. Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo
1. Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng định kỳ thực hiện như sau:
a) Báo cáo hàng quý
Báo cáo quý I trong thời kỳ từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 3 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 18 tháng 3 của năm báo cáo.
Báo cáo quý II, quý III, quý IV trong thời kỳ từ ngày 16 của tháng cuối quý trước đến ngày 15 của tháng cuối quý của năm báo cáo; gửi báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 18 của tháng cuối quý của năm báo cáo.
b) Báo cáo 6 tháng trong thời kỳ từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 18 tháng 6 của năm báo cáo.
c) Báo cáo 9 tháng trong thời kỳ từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 18 tháng 9 của năm báo cáo.
d) Báo cáo năm trong thời kỳ từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 18 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Đối với các báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề thời kỳ lấy số liệu và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
VII. Hình thức gửi và nơi nhận báo cáo
Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đóng dấu theo quy định và file điện tử gửi kèm; các báo cáo mật thì gửi theo quy định đối với tài liệu mật.
Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ), địa chỉ số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội và hộp thư: phongchongthamnhung@moit.gov.vn
Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định về chế độ báo cáo nêu trên kể từ tháng 9 năm 2013. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ) để được giải đáp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH
TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 6827/BCT-TTB ngày 01 tháng 8 năm
2013 của Bộ Công Thương)
TÊN ĐƠN VỊ…………. |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-……… |
………., ngày….. tháng …..năm |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (QUÝ……, NĂM….....)
Khái quát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của cơ quan, đơn vị trực tiếp đến việc thực hiện công tác thanh tra; tóm tắt chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt.
I. Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra
1. Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra
- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);
- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);
- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận).
2. Kết luận thanh tra, kiểm tra
- Phát hiện vi phạm:
+ Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
+ Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, thuộc lĩnh vực; số tiền, đất, tài sản được phát hiện có vi phạm;
- Kiến nghị xử lý vi phạm:
+ Xử lý trách nhiệm về kinh tế, xử lý kỷ luật hành chính;
+ Xử lý hình sự: chuyển cơ quan điều tra xử lý;
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;
- Số tiền, tài sản thu hồi, xử lý trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
3. Kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra
- Số kết luận và quyết định xử lý được kiểm tra trong kỳ báo cáo;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị (về kinh tế, hành chính và chuyển cơ quan điều tra xử lý).
4. Kết quả xây dựng văn bản và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra
- Tổng số văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra, kiểm tra mới được ban hành;
- Tổng số văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra, kiểm tra được sửa đổi, bổ sung;
- Số lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra được tổ chức; tổng số người tham gia.
1. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra.
2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành về công tác thanh tra, kiểm tra:
- Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra;
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra;
- Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra;
- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra, kiểm tra; hợp tác quốc tế về công tác thanh tra (nếu có);
3. Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan, đơn vị;
4. Nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm (chủ quan, khách quan) và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
III. Phương hướng nhiệm vụ của công tác thanh tra, kiểm tra trong kỳ tiếp theo
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác thanh tra (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Khái quát chung về tình hình khiếu nại, tố cáo (tăng, giảm) và chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
I. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Số lượt công dân đã tiếp; những vấn đề nổi cộm, điển hình phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo; kết quả xử lý các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của công dân.
2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
a) Tiếp nhận (số đơn tiếp nhận trong kỳ, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang);
b) Phân loại đơn (Theo loại đơn: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo nội dung: lĩnh vực hành chính, tố cáo tham nhũng.... Theo thẩm quyền: đơn thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền. Theo trình tự giải quyết: chưa được giải quyết; đã được giải quyết lần đầu; đã được giải quyết nhiều lần).
c) Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: (số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; số lượng văn bản đôn đốc việc giải quyết; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền; số đơn thuộc thẩm quyền; số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh....).
3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
a) Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
- Tổng số: đơn khiếu nại; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết (thông qua giải thích, thuyết phục; giải quyết bằng quyết định hành chính); số vụ việc giải quyết lần 1, lần 2 và trên 2 lần.
- Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng, số vụ việc khiếu nại sai, số vụ việc khiếu nại đúng một phần; tổng số tiền, đất (tài sản) kiến nghị thu hồi về và trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý); chấp hành thời hạn giải quyết theo quy định;
- Việc thi hành kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).
- Kết quả thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (về kinh tế, hành chính và chuyển cơ quan điều tra xử lý).
b) Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
- Tổng số: đơn tố cáo; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết;
- Kết quả giải quyết: số vụ việc tố cáo đúng, số vụ việc tố cáo sai, số vụ việc tố cáo đúng một phần; tổng số tiền, đất, tài sản kiến nghị thu hồi và trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết tố cáo (hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý); việc chấp hành thời gian giải quyết theo quy định;
- Việc thi hành quyết định xử lý tố cáo (tổng số quyết định phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong);
- Kết quả thực hiện quyết định xử lý tố cáo (về kinh tế, hành chính và chuyển cơ quan điều tra xử lý).
4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra:
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm;
- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận.
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:
- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;
- Kiến nghị: kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, xử lý khác (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị.
5. Công tác chỉ đạo thực hiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Tổng số văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo mới được ban hành;
- Tổng số văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung;
- Số lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tổ chức; tổng số người tham gia.
II. Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.
2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo; việc ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện;
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức và nhân dân thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Nguyên nhân những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
I. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng
a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của bộ phận chuyên trách về phòng, chống tham nhũng (nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có bộ phận chuyên trách).
d) Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
c) Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng;
d) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng (Tổng hợp tất cả số người phải chuyển đổi, đã chuyển đổi của cơ quan, đơn vị gồm cả các đơn vị thành viên);
e) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập (Tổng hợp tất cả số người phải kê khai lần đầu, bổ sung, đã kê khai lần đầu, bổ sung của cơ quan, đơn vị gồm cả các đơn vị thành viên);
f) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
g) Việc thực hiện cải cách hành chính;
h) Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
i) Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản;
k) Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng (nếu có).
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng
a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra;
c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
đ) Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác.
4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm;
- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận.
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:
- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;
- Kiến nghị: kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, xử lý khác (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị.
5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
a) Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong phòng, chống tham nhũng;
b) Những kết quả, đóng góp của các tổ chức đoàn thể trong phòng, chống tham nhũng;
c) Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng (nếu có).
a) Công tác chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
b) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đề ra trong kế hoạch của mình nhằm thực thi Chiến lược, Công ước.
II. Đánh giá chung tình hình tham nhũng
1. Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. So sánh hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước;
3. Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng;
4. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
III. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ tiếp theo
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc./.
Nơi
nhận: |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.