BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6745/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tiếp theo công văn số 6444/TCHQ-GSQL ngày 05/10/2020 gửi Bộ Công Thương về việc nhập khẩu nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất, Tổng cục Hải quan tiếp tục nhận được vướng mắc của hải quan địa phương liên quan việc nhập khẩu mặt hàng khai báo là “Sơn” (có chứa 42% chất Toluen) và “Chất hoàn tất dùng trong ngành nhuộm dạng lỏng” (có chứa 40% Acetic acid) - là những tiền chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018, đồng thời thuộc Danh mục tiền chất công nghiệp theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020); Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ nội dung cụ thể như sau:
Theo Phụ lục I Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì mặt hàng Toluen và Acetic acid thuộc tiền chất công nghiệp nhóm 2 khi xuất khẩu, nhập khẩu phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP quy định mặt hàng “sơn, mực in, keo dán, sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng...” và một số nhóm sản phẩm khác như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi... không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP .
Mặt khác, hóa chất Toluen và Acetic acid đều là những tiền chất thuộc Danh mục IVB- Các tiền chất là dung môi, chất xúc tác trong quá trình sản xuất ma túy ban hành kèm Nghị định số 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020). Theo phân công tại Nghị định này này thì Toluen, Acetic acid và các tiền chất khác thuộc danh mục IVB đều thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. Do vậy, để có cơ sở thực hiện thống nhất, đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến làm rõ một số nội dung sau:
1. Mặt hàng “Sơn” (có chứa 42% chất Toluen) và “Chất hoàn tất dùng trong ngành nhuộm dạng lỏng” (có chứa 40% Acetic acid) nêu trên có phải xin Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp do Cục Hóa chất - Bộ Công Thương cấp khi thực hiện thủ tục hải quan không?
2. Trường hợp Bộ Công Thương không cấp giấy phép cho mặt hàng “Sơn”, “Chất hoàn tất dùng trong ngành nhuộm dạng lỏng” hoặc các mặt hàng tương tự (vd: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dược phẩm, phân bón...) có chứa hàm lượng cao tiền chất công nghiệp/ tiền chất là dung môi, chất xúc tác trong quá trình sản xuất ma túy như trên thì cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép theo quy định tại Điều 12 Nghị định 113/2017/NĐ-CP khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng cục Hải quan đây là những mặt hàng nguy cơ rủi ro cao, có thể tiềm ẩn khả năng gian lận, chiết xuất tiền chất hàm lượng cao trong những sản phẩm này để sử dụng cho sản xuất, điều chế ma túy, cần cơ chế quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng của nhóm sản phẩm này sau khi nhập khẩu đưa vào lưu thông nội địa. Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương xem xét chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan (Công an, Y tế, Nông nghiệp phát triển và nông thôn...) có phương án kiểm soát việc nhập khẩu đúng mục đích sử dụng của những sản phẩm này sau khi thông quan, áp dụng chính sách quản lý mặt hàng phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo hiệu quả trong công tác kiểm soát ma túy đáp ứng quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/05/2003, Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Tổng cục Hải quan xin nhận lại ý kiến trả lời trước ngày 23/10/2020 để làm cơ sở hướng dẫn địa phương thực hiện thống nhất.
Trân trọng./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.