BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
668/TCGDNN-ĐTCQ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 07/3/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng. Để làm tốt công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019 và những năm tiếp theo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện một số nội dung sau:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH, thí sinh có thể đăng ký vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bằng nhiều hình thức: Đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự tuyển vào GDNN (Phụ lục số 3, Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH) hoặc đăng ký trực tuyến trên Website: http://tuyensinh.gdnn.gov.vn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trên các trang thông tin điện tử của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở GDNN).
Đề nghị các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt liên kết địa chỉ tuyển sinh của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (http://tuyensinh.gdnn.gov.vn) trên trang thông tin điện tử của Sở để thuận tiện cho việc truy cập.
Trường hợp thí sinh đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự tuyển vào GDNN (sau đây gọi chung là Phiếu đăng ký dự tuyển) thì có thể đăng ký ở nhiều nơi: Đăng ký tại trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) hoặc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc tại các cơ sở GDNN đăng ký dự tuyển.
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường THCS, THPT, TTGDTX hướng dẫn thí sinh tìm hiểu ngành nghề, trường theo học và đăng ký trực tuyến trên Website hoặc trên các thiết bị di động.
2. Về quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN trực tiếp tại các trường phổ thông
Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển trực tiếp tại các trường THCS, THPT, TTGDTX được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ sở GDNN trên địa bàn phát Phiếu đăng ký dự tuyển cho các trường THCS, THPT, TTGDTX trên địa bàn.
- Bước 2: Các trường THCS, THPT, TTGDTX phát Phiếu đăng ký dự tuyển đến các em học sinh và tư vấn, hướng dẫn các em lựa chọn trường, lựa chọn ngành, nghề muốn học theo hướng dẫn tại mặt sau của Phiếu đăng ký dự tuyển vào thời điểm trước và sau khi kết thúc năm học hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Bước 3: Các trường THCS, THPT, TTGDTX tổng hợp các đăng ký vào học GDNN của học sinh tại trường trên file excel theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Công văn này và gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đường thư điện tử do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày thí sinh đăng ký dự tuyển.
- Bước 4: Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập hợp số liệu từ các trường THCS, THPT, TTGDTX gửi về, tổng hợp, phân loại, sắp xếp trên file excel theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn này và gửi cho các trường, nơi có thí sinh đăng ký dự tuyển theo đường thư điện tử của trường, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin đăng ký từ các trường THCS, THPT, TTGDTX gửi về.
- Bước 5: Các cơ sở GDNN khi nhận được dữ liệu đăng ký dự tuyển của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xét tuyển, thông báo kết quả trúng tuyển cho thí sinh dự tuyển. Trường hợp phải đề nghị thí sinh cung cấp thêm hồ sơ theo yêu cầu dự tuyển riêng của trường, các trường liên hệ trực tiếp với thí sinh và hướng dẫn thí sinh cách nộp hồ sơ bổ sung phục vụ cho việc xét tuyển. Khuyến khích các cơ sở GDNN tạo điều kiện cho thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến (nếu có).
Trường hợp đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực đặc thù, năng khiếu, nghệ thuật hoặc phải thi tuyển đầu vào thì các cơ sở GDNN có trách nhiệm trực tiếp thông báo, hướng dẫn thí sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh của trường.
Tóm tắt quy trình như sau:
(1) Phát phiếu dự tuyển vào GDNN - (2) Đăng ký của thí sinh - (3) Trường THCS, THPT, TTGDTX tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - (4) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp gửi cơ sở GDNN - (5) Cơ sở GDNN tổ chức xét tuyển (thi tuyển) và thông báo kết quả dự tuyển cho thí sinh.
3. Về quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN tại Sở Lao dộng - Thương binh và Xã hội
Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển trực tiếp tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Thí sinh trực tiếp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện đăng ký vào học GDNN trên Phiếu đăng ký dự tuyển có tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nộp lại Phiếu đăng ký dự tuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp thông tin đăng ký dự tuyển vào GDNN của thí sinh trên file excel theo mẫu kèm theo Phụ lục 2 và gửi cho các trường, nơi có thí sinh đăng ký dự tuyển theo đường thư điện tử của các trường. Thời gian tổng hợp, gửi cho các trường được thực hiện sau mỗi tuần làm việc để bảo đảm thời gian xét tuyển của các trường.
- Bước 3: Các cơ sở GDNN khi nhận được dữ liệu đăng ký dự tuyển của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xét tuyển, thông báo kết quả trúng tuyển cho thí sinh dự tuyển. Trường hợp phải đề nghị thí sinh cung cấp thêm hồ sơ theo yêu cầu dự tuyển riêng của trường, các trường liên hệ trực tiếp với thí sinh và hướng dẫn thí sinh cách nộp hồ sơ bổ sung phục vụ cho việc xét tuyển. Khuyến khích các trường tạo điều kiện cho thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến (nếu có).
Trường hợp đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực đặc thù, năng khiếu, nghệ thuật hoặc phải thi tuyển đầu vào thì các trường có trách nhiệm trực tiếp thông báo, hướng dẫn thí sinh thực hiện theo quy chế dự tuyển của trường.
- Tóm tắt quy trình:
(1) Đăng ký dự tuyển vào GDNN của thí sinh - (2) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp gửi cơ sở GDNN - (3) Cơ sở GDNN tổ chức xét tuyển (thi tuyển) và thông báo kết quả dự tuyển cho thí sinh..
Người tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng có thể đăng ký dự tuyển theo các phương thức trên. Tuy nhiên, trong quá trình học phải hoàn thành chương trình văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình học trình độ trung cấp, cụ thể như sau:
- Về học văn hóa trung học phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 2619/BGDĐT-GDĐH ngày 23/6/2017 về phối hợp một số hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã đồng ý để người tốt nghiệp THCS vào học trung cấp theo Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, các môn văn hóa THPT tùy theo nhóm ngành nghề phải học, bao gồm:
+ Nhóm I áp dụng cho các ngành, nghề thuộc các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Kinh tế học gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn;
+ Nhóm II áp dụng cho các ngành, nghề thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Y tế, Thể dục Thể thao gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Ngữ văn;
+ Nhóm III áp dụng cho các ngành, nghề thuộc các lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật, Du lịch, Hành chính, Văn thư, Pháp luật gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Việc dạy học các môn văn hóa THPT do các cơ sở GDNN đảm nhiệm khi được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo, hoặc do các TTGDTX thực hiện. Thời lượng dạy học các môn văn hóa THPT từ 1020 đến 1260 tiết (mỗi tiết 45 phút), cụ thể như sau:
Tên môn học |
Nhóm I (số tiết) |
Nhóm II (số tiết) |
Nhóm III (số tiết) |
Toán |
360 - 480 |
360 |
270 - 270 - 315 |
Vật lý |
210 - 240 |
90 - 180 |
90 |
Hóa học |
210 - 240 |
195 - 240 |
90 |
Sinh vật |
0 |
135 - 180 |
0 |
Ngữ văn |
240 - 300 |
240 - 300 |
300 - 405 |
Lịch sử |
0 |
0 |
135 - 180 |
Địa lý |
0 |
0 |
135 - 180 |
Tổng số |
1020 - 1260 |
1020 - 1260 |
1020 - 1260 |
Thời điểm học văn hóa THPT do hiệu trưởng các cơ sở GDNN quy định nhưng phải bảo đảm phù hợp giữa học văn hóa với nghề nghiệp và hoàn thành trước khi vào giai đoạn học liên thông lên trình độ cao đẳng. Kết quả các môn văn hóa THPT được các cơ sở GDNN ghi trong bảng điểm tốt nghiệp trung cấp của người học để làm căn cứ xét liên thông.
b) Về học nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng
Căn cứ vào khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp, các cơ sở GDNN xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp, bảo đảm được thời gian học văn hóa THPT của người học.
Việc dạy học văn hóa THPT được tiến hành trước hoặc đồng thời với việc đào tạo nghề nghiệp, nhưng thời lượng đào tạo nghề nghiệp sẽ được tăng dần và thời lượng học văn hóa THPT giảm dần theo thời gian của khóa học.
5. Về tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chủ động lập kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt và tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN. Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN có thể tổ chức từ 1 đến nhiều lần trong năm tùy vào điều kiện của từng địa phương.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN nhằm mục đích sau:
- Tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp, việc làm nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, học sinh các trường phổ thông về GDNN; định hướng cho học sinh có sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở GDNN tiếp cận các em học sinh tại các trường phổ thông để giới thiệu, tuyên truyền, tư vấn việc chọn ngành, nghề, ngay tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN; tạo điều kiện cho các em học sinh phổ thông được tìm hiểu, trải nghiệm về nghề nghiệp ngay tại nơi tư vấn hoặc tại cơ sở GDNN;
- Tạo điều kiện để các địa phương thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào GDNN theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Yêu cầu đối với Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN:
- Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN được tổ chức đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo các thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh, các trường THCS, THPT, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, cơ quan thông tấn, báo chí và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Nội dung chương trình Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức; bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh (có Phụ lục số 3 hướng dẫn chi tiết kèm theo).
6. Về tổ chức thực hiện tuyển sinh, phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học giáo dục nghề nghiệp
Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 4/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp THPT vào học cao đẳng; đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ sơ cấp, trung cấp; 45% học sinh tốt nghiệp THPT vào học cao đẳng, do vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh GDNN ở địa phương; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường THCS, THPT, TTGDTX giúp học sinh đăng ký vào học GDNN;
- Hàng năm lập kế hoạch, đề xuất kinh phí tổ chức từ 01 đến nhiều Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN trên địa bàn tùy theo điều kiện của địa phương.
b) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tốt Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN; huy động đông đảo giáo viên và học sinh của các trường THCS, THPT, TTGDTX tham gia theo hướng dẫn tại Mục 5 của Công văn này;
- Hướng dẫn các trường THCS, THPT, TTGDTX tổ chức tư vấn, hướng dẫn, giúp các em học sinh đăng ký vào học các trình độ của GDNN; tổng hợp đăng ký dự tuyển vào GDNN của học sinh gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo hướng dẫn tại Mục 2 của Công văn này;
- Hướng dẫn cơ sở GDNN thủ tục đăng ký, tổ chức giảng dạy nội dung văn hóa THPT cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN.
c) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương
- Tăng cường truyền thông, đưa tin về các hoạt động phát triển GDNN trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
- Đẩy mạnh tuyên truyền về cơ hội việc làm, thu nhập sau đào tạo nghề nghiệp, cơ hội học tập nâng cao trình độ; những tấm gương thành đạt, làm giàu qua đào tạo GDNN; các chính sách của Nhà nước về GDNN v.v...
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng cảm ơn./.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
MẪU TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀO GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
(DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG)
(Kèm theo Công văn số 668/TCGDNN-ĐTCQ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
NĂM ...
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
|
Điện thoại |
Địa chỉ liên hệ |
Đối tượng ưu tiên (nếu có) |
Trình độ văn hóa |
Tên trường và ngành/nghề đăng ký học |
||||||||||||
Nguyện vọng 1 |
Nguyện vọng 2 |
Nguyện vọng 3 |
||||||||||||||||||
Nam |
Nữ |
Mã trường |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
Mã trường |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
Mã trường |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông tin của người lập biểu
Họ và tên |
Số điện thoại |
|
|
|
|
MẪU TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀO GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
(DÀNH CHO SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI)
(Kèm theo Công văn số 668/TCGDNN-ĐTCQ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
TÊN CO QUAN CHỦ QUẢN
TÊN SỞ LĐTBXH
TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH GDNN
NĂM ...
Tên trường:
Mã trường:
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
|
Điện thoại |
Địa chỉ |
Đối tượng ưu tiên (nếu có) |
Trình độ văn hóa |
Tên trường phổ thông theo học |
Ngành nghề đăng ký học |
|||||||||
Nguyện vọng 1 |
Nguyện vọng 2 |
Nguyện vọng 3 |
||||||||||||||||
Nam |
Nữ |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
Tên ngành nghề |
Mã ngành nghề |
Trình độ |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
12 |
13 |
14 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông tin của người lập biểu
Họ và tên |
Số điện thoại |
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN
SINH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Công văn số 668/TCGDNN-ĐTCQ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
Để tổ chức tốt Ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7/03/2019, đề nghị các địa phương lưu ý một số điểm sau:
1. Về không gian, thời gian, địa điểm tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN
- Nên chọn địa điểm gần trung tâm, có không gian rộng cho tập trung đông người và phương tiện (xe đưa đón học sinh). Nếu cơ sở GDNN trên địa bàn đáp ứng được điều kiện nêu trên thì nên tổ chức tại cơ sở GDNN;
- Thời gian: Nên tổ chức trong 1 buổi hoặc 1 ngày. Trường hợp tổ chức trong 01 ngày phải lưu ý tổ chức việc ăn trưa cho các em học sinh.
2. Về thành phần tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (chủ trì); Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan khác;
- Học sinh các trường phổ thông (trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên);
- Các cơ sở GDNN trên địa bàn hoặc các địa bàn lân cận và cựu học sinh, sinh viên tiêu biểu, thành đạt của các cơ sở GDNN;
- Trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức, cá nhân liên quan (doanh nghiệp, nhà tài trợ...);
- Các cơ quan truyền thông, báo chí.
3. Về nội dung chương trình của Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN
Nội dung chương trình Ngày hội tư vấn tuyển sinh phải sôi động, đa dạng, phong phú các hoạt động. Tùy theo điều kiện, các địa phương có thể tham khảo về nội dung chương trình Ngày hội tư vấn tuyển sinh như sau:
- Hoạt động tập trung tại sân khấu chính: Bao gồm các hoạt động sau:
+ Văn nghệ chào mừng (do học sinh các trường thực hiện);
+ Phát biểu khai mạc (của lãnh đạo địa phương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);
+ Phát biểu chỉ đạo, định hướng, tư vấn (của cơ quan cấp trên hoặc chuyên gia nếu có);
+ Biểu diễn kỹ năng nghề nghiệp (do các cơ sở GDNN thực hiện: Ví dụ biểu diễn văn nghệ, nghệ thuật (lĩnh vực văn hóa nghệ thuật); biểu diễn các kỹ năng máy tính, đồ họa (lĩnh vực công nghệ thông tin); biểu diễn kỹ năng pha chế đồ uống (lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch); biểu diễn kỹ năng điều khiển, lập trình rô bốt (lĩnh vực điện tử, cơ điện tử) v.v...
+ Tôn vinh cựu học sinh, sinh viên tiêu biểu, thành đạt; chia sẻ thành công của những cựu học sinh, sinh viên tiêu biểu (nếu có);
+ Trao học bổng của các cơ sở GDNN cho những học sinh phổ thông tiêu biểu đã đăng ký vào học GDNN (nếu có);
- Hoạt động tại các gian hàng của cơ sở GDNN: Các cơ sở GDNN tham gia Ngày hội tuyển sinh đảm trách hoạt động các gian hàng của cơ sở mình bao gồm các hoạt động như: Giới thiệu về cơ sở GDNN; giới thiệu về ngành nghề; trình diễn kỹ năng nghề nghiệp; xem các Video clip mô phỏng về nghề nghiệp; tư vấn tuyển sinh, phát tài liệu, tờ rơi quảng cáo; tặng quà lưu niệm (túi, bút, sách, vở...) v.v...
- Hoạt động của trung tâm việc làm: Giới thiệu việc làm, giới thiệu nhu cầu việc làm các ngành, nghề cần thiết của địa phương và các tỉnh lân cận, trong nước và quốc tế, phục vụ xuất khẩu lao động...;
- Hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở GDNN (nếu có): Tùy theo điều kiện, địa phương có thể tổ chức, lựa chọn một số cơ sở GDNN để có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh các trường phổ thông tại cơ sở GDNN (thăm quan, tìm hiểu, thực hành một số kỹ năng, thao tác nghề nghiệp v.v...).
4. Kinh phí hoạt động
- Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch dự toán kinh phí công tác tuyển sinh và tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để được xem xét phê duyệt thực hiện;
- Lưu ý đến các chi phí: Xe đưa đón học sinh từ các trường phổ thông tham gia Ngày hội; tiền nước uống, ăn trưa cho giáo viên và học sinh nếu có;
- Ngoài nguồn ngân sách, địa phương có thể huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, các nhà tài trợ; các cơ sở GDNN có gian hàng tham gia Ngày hội./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.