BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 639/BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: |
- Các Tổng cục, Cục quản lý chuyên
ngành; |
Nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 5171/QĐ-BNN KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025; các chương trình, kế hoạch, đề án phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đề xuất kế hoạch khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường như sau:
I. ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Các Tổng cục, Cục, địa phương và Viện, Trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng trên cơ sở:
- Công văn số 4208/BKHCN-KHTH ngày 14/12/2017 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2019;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 5171/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2017 của Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025;
- Đề án tái cơ cấu từng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Chương trình, chiến lược về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được phê duyệt.
2. Định hướng chung:
- Tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và Đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế.
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN vào việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong nước theo chuỗi giá trị. Đưa KH&CN vào phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung hoàn thiện công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nông sản, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng và phát triển thương hiệu và tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu các cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp để tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là với các lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và du lịch.
3. Trọng tâm ưu tiên:
Tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ trọng tâm đã được ban hành tại Quyết định số 5171/QĐ-BNN KHCN ngày 11/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, đối với các đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các nhiệm vụ ưu tiên gồm:
- Quản lý an toàn thực phẩm
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật: công đoạn sản xuất (trồng trọt), sơ chế, chế biến, bảo quản;
Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP cho sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thủy sản: sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP trong chăn nuôi (gia cầm, thủy cầm, gia súc,..) quy mô tập trung và nhỏ lẻ và cơ sở giết mổ quy mô tập trung;
Điều kiện vệ sinh thú y, ATTP, môi trường cho từng đối tượng thủy sản (các nước ngọt, cá lòng bè, tôm nước lợ, tôm hùm,...);
- Quản lý vật tư nông nghiệp
Quản lý giống cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp; vật nuôi, giống thủy sản.
Quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; phụ gia hóa chất dùng trong lâm nghiệp
Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản;
- Quản lý, phục vụ kiểm tra chuyên ngành
Quản lý, phục vụ kiểm tra chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp, nông sản thực phẩm.
- Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phòng chống thiên tai
Công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng;
An toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai.
4. Hình thức đặt hàng:
Hình thức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm 2019 theo hình thức đặt hàng quy định tại Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn. Việc đặt hàng đối với nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trên cơ sở xác định những vấn đề tồn tại của sản xuất đòi hỏi KHCN phải nghiên cứu giải quyết, đồng thời đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mẫu đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Biểu A1, A2 Phụ lục A đính kèm văn bản này.
Mẫu đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo Biểu A3; A4 Phụ lục A đính kèm văn bản này.
II. ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Các Tổng cục, Cục, địa phương và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên cơ sở:
- Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 9729/CT-BNN-KHCN ngày 17/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành kèm theo Quyết định 819/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần tập trung cụ thể vào những nội dung sau:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp từ khâu nuôi, trồng, khai thác đến khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phục hồi môi trường các khu vực bị ảnh hưởng trong sản xuất nông nghiệp;
- Các biện pháp, công nghệ tái sử dụng và xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu sinh học, phân bón hữu cơ, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tạo thu nhập khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp;
- Giải pháp công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các hoạt động điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lập, thẩm định, điều chỉnh Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục loài ngoại lai xâm hại; Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo tồn đa dạng sinh học; cơ chế chính sách cho bảo tồn đa dạng sinh học.
- Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học
Mẫu đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Biểu B1; B2 Phụ lục B đính kèm văn bản này.
Danh mục đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (biểu A1, A2), xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (biểu A3, A4), nhiệm vụ bảo vệ môi trường (biểu B1, B2) đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), địa chỉ số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, trước ngày 15/3/2017.
Để thuận tiện cho việc tổng hợp báo cáo, đề nghị đơn vị tham khảo Công văn hướng dẫn và các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử của Bộ: www.mard.gov.vn và trang thông tin của Vụ KHCN &MT: www.khcn.mard.gov.vn./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC PHỤ LỤC
(Kèm theo Công văn số 639/BNN-KHCN ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A |
ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
Biểu A1 |
Phiếu đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Biểu A2 |
Danh mục đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Biểu A3 |
Phiếu đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia |
Biểu A4 |
Phiếu đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
B |
ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
Biểu B1 |
Phiếu đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường |
Biểu B2 |
Biểu tổng hợp danh mục đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường |
Tên Cơ quan đề
xuất1 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày tháng năm 20.. |
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 20...
1. Tên đề tài/dự án:
2. Tính cấp thiết
- Nêu rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết, tính quan trọng, bức xúc, cấp bách, các số liệu trích dẫn cần phải được lượng hoá bằng con số cụ thể, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo...
- Đối với dự án SXTN, cần nêu rõ nguồn hình thành, xuất xứ của dự án
3. Mục tiêu của đề tài/dự án
- Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
4. Nội dung và phương pháp thực hiện
- Liệt kê các nội dung chính sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối với dự án SXTN, nêu rõ các nội dung công nghệ cần hoàn thiện.
- Các phương pháp để thực hiện nội dung chính
5. Kết quả dự kiến của đề tài/ dự án
- Mô tả dự kiến sản phẩm có thể đạt được, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của sản phẩm;
- Ảnh hưởng của kết quả dự kiến đạt được đến nghiên cứu/sản xuất, đối tượng hưởng lợi từ kết quả thực hiện đề tài/dự án, dự báo thị trường sản phẩm;
- Mô tả phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng tiếp theo.
6. Giải pháp thực hiện
- Nêu rõ các giải pháp để thực hiện đề tài/dự án: địa điểm dự kiến tiến hành đề tài/dự án; điều kiện cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị cần thiết tiến hành đề tài/dự án; phương án phối hợp của các đối tác tham gia vào các nội dung của đề tài/dự án;
- Nêu thời gian và kinh phí cần thiết để hoàn thành đề tài /dự án.
7. Dự kiến khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường
- Nêu rõ khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, dự báo nhu cầu (địa điểm, quy mô, thời gian, đối tượng....)
- Dự kiến hiệu quả, tác động của việc áp dụng kết quả đề tài, dự án vào thực tế.
|
Thủ trưởng cơ
quan (hoặc Chuyên gia) đề xuất |
Tên Cơ quan đề
xuất |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày tháng năm 20.. |
DANH MỤC ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 20...
TT |
Tên đề tài, dự án |
Tính cấp thiết |
Mục tiêu |
Dự kiến kết quả |
Thời gian thực hiện |
Phương thức thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng cơ
quan (hoặc Chuyên gia) đề xuất |
Phiếu đề xuất nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…….. |
Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
1. Tên tiêu chuẩn:
...........................................................................................................................................
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:
...........................................................................................................................................
3. Lý do và mục đích xây dựng TCVN
- Lý do:
...........................................................................................................................................
- Mục đích (tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không? Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu phát triển KTXH của Nhà nước không? Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực)?)
...........................................................................................................................................
4. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (Thuật ngữ và định nghĩa; Phân loại; Ký hiệu, Yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn về quá trình; Tiêu chuẩn về dịch vụ; Thông số và kích thước cơ bản; Tiêu chuẩn cơ bản; Yêu cầu an toàn vệ sinh; Lấy mẫu; Phương pháp thử và kiểm tra; Yêu cầu khác):
...........................................................................................................................................
5. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN
- Phương thức thực hiện (Xây dựng mới; Sửa đổi, bổ sung; Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; Thay thế)
...........................................................................................................................................
- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; Kinh nghiệm thực tiễn; Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định) (bản chụp kèm theo)
...........................................................................................................................................
6. Cơ quan phối hợp:
...........................................................................................................................................
7. Dự kiến tiến độ thực hiện:
...........................................................................................................................................
8. Dự toán kinh phí thực hiện:
- Ngân sách Nhà nước: ........................................................................................................
- Nguồn khác: .....................................................................................................................
|
Cơ
quan/tổ chức đề xuất |
Phiếu đề xuất nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…….. |
Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
1. Tên quy chuẩn kỹ thuật:
...........................................................................................................................................
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của QCVN:
2.1. Phạm vi áp dụng: ...........................................................................................................
2.2. Đối tượng áp dụng: ........................................................................................................
3. Lý do và mục đích xây dựng TCVN
- QCVN đáp ứng những mục tiêu quản lý nào sau đây:
+ Đảm bảo an toàn |
□ |
+ Bảo vệ động, thực vật |
□ |
+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ |
□ |
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
□ |
+ Bảo vệ môi trường |
□ |
+ Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý) |
□ |
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia |
□ |
- Mục đích (QCVN dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy? Căn cứ quản lý nhà nước có liên quan?)
4. Loại quy chuẩn kỹ thuật (Quy chuẩn kỹ thuật an toàn; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình; Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ; Quy chuẩn kỹ thuật khác)
5. Những vấn đề sẽ quy định trong QCVN (Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho lĩnh vực quản lý; Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá trình; Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến: ATSH; ATTP; quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến VSAT thức ăn chăn nuôi; An toàn phân bón; An toàn thuốc BVTV; An toàn thuốc thú y; An toàn chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động thực vật; Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa; An toàn xây dựng; An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác liệt kê cụ thể)
6. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCVN
- Phương thức thực hiện (Xây dựng QCVN trên cơ sở: tiêu chuẩn; tham khảo tài liệu, dữ liệu khác; kết hợp cả tiêu chuẩn và các tài liệu khác)
- Tài liệu làm căn cứ xây dựng TQCVN (TCQG; Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; Kết quả KHCN, TBKT; Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định)
7. Cơ quan phối hợp:
8. Dự kiến tiến độ thực hiện:
9. Dự toán kinh phí thực hiện:
- Ngân sách Nhà nước: ……………..
- Nguồn khác: ………………….
|
Cơ
quan/tổ chức đề xuất |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…….. |
Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số………về việc đề xuất kế hoạch nhiệm vụ môi trường năm....
1. Tên nhiệm vụ môi trường
2. Tổ chức chủ trì
3. Cá nhân chủ trì
4. Giải trình về tính cấp thiết (Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ)
5. Mục tiêu
6. Nội dung chính
7. Các sản phẩm chủ yếu dự kiến tạo ra
8. Thời gian thực hiện dự kiến:.... (tháng).
Từ tháng.../năm... đến tháng.../năm...
9. Địa chỉ áp dụng
10. Dự kiến tổng kinh phí (Triệu đồng):
11. Các vấn đề khác (nếu có)
(Chú ý: Không quá 02 trang khổ A4)
|
….., ngày … tháng
… năm 20….. |
TỔNG HỢP DANH MỤC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018
TT |
Tên nhiệm vụ/dự án |
Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ |
Mục tiêu |
Nội dung thực hiện |
Dự kiến sản phẩm |
Cơ quan thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Tổng kinh phí |
Ghi chú |
||
Tổng |
Đã cấp đến hết năm 2017 |
Kinh phí năm 2018 |
|||||||||
A |
Nhiệm vụ Chính phủ giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
|
|
||||
1. |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.