BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 639/BGTVT-ATGT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; |
Trong thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung và trong lĩnh vực đường thủy nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên trong các tháng cuối năm 2020, vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường thủy, còn tình trạng có những chuyến đò chở quá số người quy định, không trang bị áo phao cứu sinh, không tuân thủ quy tắc giao thông đường thủy nội địa, tình trạng xà lan chở cát quá tải trọng, neo đậu không đúng quy định đặc biệt vào dịp tổ chức các Lễ hội xuân. Để tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy dịp Tết Nguyên đán và tại các Lễ hội Xuân năm 2021 và để tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng, phòng chống va trôi trên đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm việc với Ban Quản lý Lễ hội trên địa bàn để tuyên truyền cho chủ phương tiện và người dân tham gia Lễ hội chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông thủy. Yêu cầu chủ phương tiện phải mặc và trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng; từ chối chuyên chở đối với những hành khách không mặc áo phao hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn; chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi. Tiến hành kiểm tra các tàu cao tốc, tàu chở khách từ bờ ra đảo, tình trạng chở quá số người quy định trên các phương tiện thủy hoạt động tại lễ hội; kiểm tra việc trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho du khách đi đò trên địa bàn tổ chức lễ hội có sử dụng phương tiện thủy.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và đường thủy nội địa nói riêng trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân năm 2021; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các kỳ Lễ hội, báo cáo tình hình tai nạn giao thông đường thủy về Bộ Giao thông vận tải.
- Tăng cường kiểm tra và thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/07/2016 về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; Chỉ thị số 11/CT-BGTVT ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn hàng hải và an toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh trong công tác kiểm soát tải trọng trên các phương tiện thủy nội địa theo hướng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trực tiếp kiểm tra hoặc chỉ đạo Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra các phương tiện thủy, chủ cảng bến, đơn vị khai thác cảng bến thủy nội địa, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm (nếu có) trong đó có phương tiện là các sà lan chở cát quá tải trọng thường xuyên neo đậu tại sông, kênh của các khu vực (như tại sông, kênh ở Tiền Giang và các khu vực phía Nam như cử tri tỉnh Tiền Giang đã phản ánh).
- Tăng cường công tác điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại vị trí cầu, kè đặc biệt là những vị trí đã được phê duyệt theo kế hoạch trong đó lưu ý kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông. Thường xuyên kiểm tra tuyến, rà soát hệ thống báo hiệu, các quy chế điều tiết, báo hiệu, phương án điều tiết để đảm bảo an toàn cho các công trình cầu, kè, tránh xảy ra các vụ tai nạn tương tự như vụ phương tiện thủy va chạm với cầu đường sắt Tam Bạc xảy ra vào ngày 24/10/2020. Xử lý nghiêm các nhà thầu theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra sai phạm. Có văn bản chỉ đạo trong toàn ngành để chấn chỉnh công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống, va trôi trên đường thủy nội địa để đảm bảo an toàn giao thông.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm việc với Ban Quản lý Lễ hội trên địa bàn để tuyên truyền cho chủ phương tiện và người dân tham gia Lễ hội chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông thủy. Yêu cầu chủ phương tiện phải mặc và trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng; từ chối chuyên chở đối với những hành khách không mặc áo phao hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra việc trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho du khách đi đò; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, niêm yết công khai giá vé đi đò trên các địa điểm tổ chức lễ hội có sử dụng phương tiện thủy; công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng an toàn giao thông đường thủy nội địa để kịp thời nhận phản hồi, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong công tác an toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh trong công tác kiểm soát tải trọng trên các phương tiện thủy nội địa trong đó tập trung kiểm tra các phương tiện thủy, chủ cảng bến, đơn vị khai thác cảng bến thủy nội địa, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm (nếu có) trong đó có phương tiện là các sà lan chở cát quá tải trọng thường xuyên neo đậu tại sông, kênh khu vực, địa bàn được giao quản lý.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.