BỘ
LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 620/QHLĐTL-CSLĐ |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 |
Kính
gửi: Ông Nguyễn Thanh Huy, Tổng công ty Cơ khí giao
thông vận tải Sài Gòn
(262 - 264 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ
Chí Minh)
Trả lời kiến nghị của Ông Nguyễn Thanh Huy, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn đề nghị hướng dẫn xác định chính sách dôi dư trong phương án sử dụng lao động do Văn phòng Chính phủ chuyển đến tại công văn số 8027/VPCP-ĐMDN ngày 06 tháng 9 năm 2019, sau khi nghiên cứu, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Khi thực hiện chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thì việc xây dựng phương án sử dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP nêu trên.
Trường hợp trong phương án sử dụng lao động có danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động thì căn cứ quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP phân loại, rà soát thời gian làm việc, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí giải quyết chế đối với người lao động dôi dư.
2. Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH nêu trên thì sau khi phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa và Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án sử dụng lao động theo trình tự.
3. Căn cứ quy định tại Điều 43 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Điều 3 Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH nêu trên thì thời điểm chốt danh sách lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Căn cứ Điều 3, Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên thì chính sách lao động dôi dư tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động đối với người lao động tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 quy định tại Điều 3 và người lao động tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 quy định tại Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP nêu trên. Tổ giúp việc, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa, Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vào kế hoạch cổ phần hóa để xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ đối với người lao động dôi dư.
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để ông Nguyễn Thanh Huy biết và thực hiện./.
|
KT.
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.