BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6013/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 5 tháng, ước thực hiện 6 tháng kế hoạch năm 2022 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 là 626.148,550 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 40.493,109 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 35.061,468 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5.431,642 tỷ đồng.
1.2 Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 là 585.655,441 tỷ đồng, trong đó:
1.2.1. Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là 542.105,895 tỷ đồng. Bao gồm:
a) Vốn trong nước là 507.305,895 tỷ đồng, trong đó:
- Các Bộ, cơ quan trung ương là 98.455,900 tỷ đồng.
- Các địa phương là 408.849,995 tỷ đồng; trong đó:
+ Vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 304.105,895 tỷ đồng.
+ Vốn ngân sách trung ương (NSTW) đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 80.744,1 tỷ đồng.
+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.000 tỷ đồng (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15)
b) Vốn nước ngoài là 34.800 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 12.110,283 tỷ đồng; các địa phương là 22.689,717 tỷ đồng).
1.2.2. Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2022 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 43.549,546 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết
Tổng số vốn đã phân bổ là 527.235,350 tỷ đồng, đạt 97,26% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (542.105,895 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 43.549,546 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 43.549,546 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 483.685,804 tỷ đồng, đạt 89,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong đó:
- Vốn NSTW là 205.097,059 tỷ đồng, đạt 86,18% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (214.200 tỷ đồng). Bao gồm:
+ Vốn trong nước là 171.400,665 tỷ đồng, đạt 95,65% kế hoạch.
+ Vốn nước ngoài là 33.696,394 tỷ đồng, đạt 96,83% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 322.138,291 tỷ đồng, đạt 105,93% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (304.105,895 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 58.420,091 tỷ đồng, chiếm 10,78% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 57.316,485 tỷ đồng (trong đó, vốn NSTW là 32.902,941 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 25.517.150 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.103,606 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 7.071,699 tỷ đồng, chiếm 6,40% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 6.771,335 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 300,364 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 51.348,392 tỷ đồng, chiếm 11,90% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó: vốn trong nước là 50.545.150 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 803,242 tỷ đồng). Trong đó:
+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 1.831,242 tỷ đồng, chiếm 1,77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 1.028,000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 803,242 tỷ đồng);
+ Vốn Chương trình MTQG là 24.000 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 100,00% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Vốn cân đối NSĐP là 25.517,15 tỷ đồng, chiếm 8,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn
a) Đối với nguồn vốn NSTW (không bao gồm vốn Chương trình MTQG)
Có 09/51 Bộ và 06/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Thanh tra Chính phủ (84,92%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,38%), Bộ Y tế (60,31%), Bộ Tư pháp (54,04%) (Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
Nguyên nhân là do: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương
Có 42/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 11/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.(Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia
Theo Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG thực hiện việc phân bổ và giao dự toán thực hiện các chương trình MTQG cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 01/7/2022 đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ vốn kế hoạch của các đơn vị.
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN
1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022
- Tổng kế hoạch là: 626.148,550 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2022 là 40.493,109 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2022 là 585.655,441 tỷ đồng.
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022 là 112.769,43 tỷ đồng, đạt 18,01% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022 là 154.779,88 tỷ đồng, đạt 24,72% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm báo cáo) |
Lũy kế thanh toán vốn đến hết 31/5/2022 |
Ước thanh toán đến hết 30/6/2022 |
||
Số tiền |
Số tiền |
Số tiền |
Tỷ lệ |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=6/3 |
|
TỔNG SỐ (1+2) |
626.148,550 |
112.769,43 |
18,01% |
154.779,88 |
24,72% |
1 |
Vốn trong nước |
585.916,909 |
110.575,41 |
18,87% |
151.771,19 |
25,90% |
2 |
Vốn nước ngoài |
40.231,642 |
2.194,02 |
5,45% |
3.008,69 |
7,48% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2022
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022 là 2.638,74 tỷ đồng, đạt 6,52% kế hoạch (40.493,109 tỷ đồng).
+ Vốn trong nước là 2.629,28 tỷ đồng, đạt 7,50% kế hoạch (35.061,468 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 9,462 tỷ đồng, đạt 0,17% kế hoạch (5.431,642 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022 là 4.364,10 tỷ đồng, đạt 10,78% kế hoạch.
+ Vốn trong nước là 4.352,28 tỷ đồng, đạt 12,41% kế hoạch.
+ Vốn nước ngoài là 11,8275 tỷ đồng, đạt 0,22% kế hoạch.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022 là 110.130,69 tỷ đồng, đạt 18,80% kế hoạch (585.655,441 tỷ đồng(1)) và đạt 20,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (542.105,895 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2021 đạt 22,97% kế hoạch và đạt 25,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(2).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 107.946,13 tỷ đồng (đạt 19,60% kế hoạch giao là 550.855,441 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 2.184,56 tỷ đồng (đạt 6,28% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022 là 150.415,78 tỷ đồng, đạt 25,68% kế hoạch (đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2021 đạt 26,23% kế hoạch và đạt 29,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(3).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 147.418,92 tỷ đồng (đạt 26,76% kế hoạch và đạt 29,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
+ Vốn nước ngoài là 2.996,86 tỷ đồng (đạt 8,61% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Ước thanh toán đến 30/6/2022 |
Tỷ lệ(%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao) |
Cùng kỳ năm 2021 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
TỔNG SỐ (A)+(B) (I)+(II) |
150.415,78 |
25,68% |
27,75% |
133.890,16 |
26,23% |
29,02% |
|
VỐN TRONG NƯỚC |
147.418,92 |
26,76% |
29,06% |
130.093,42 |
28,35% |
31,75% |
|
VỐN NƯỚC NGOÀI |
2.996,86 |
8,61% |
8,61% |
3.796,74 |
7,37% |
7,37% |
A |
VỐN NSĐP |
92.610,47 |
26,64% |
30,45% |
88.754,58 |
29,16% |
34,76% |
B |
VỐN NSTW |
57.805,31 |
24,29% |
24,29% |
45.135,57 |
21,91% |
21,91% |
- |
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
57.805,31 |
27,01% |
27,01% |
45.135,57 |
21,91% |
21,91% |
+ |
Vốn trong nước |
54.808,45 |
30,59% |
30,59% |
41.338,84 |
26,77% |
26,77% |
+ |
Vốn nước ngoài |
2.996,86 |
8,61% |
8,61% |
3.796,74 |
7,37% |
7,37% |
- |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
- |
|
|
I |
BỘ, CƠ QUAN TW (1+2) (i+ii) |
30.411,67 |
27,51% |
27,51% |
23.761,82 |
22,02% |
22,02% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
28.664,70 |
29,11% |
29,11% |
21.671,24 |
23,75% |
23,75% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
1.746,97 |
14,43% |
14,43% |
2.090,59 |
12,57% |
12,57% |
i |
Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
30.411,67 |
27,51% |
27,51% |
23.761,82 |
22,02% |
22,02% |
|
Vốn trong nước |
28.664,70 |
29,11% |
29,11% |
21.671,24 |
23,75% |
23,75% |
|
Vốn nước ngoài |
1.746,97 |
14,43% |
14,43% |
2.090,588 |
12,57% |
12,57% |
ii |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
- |
|
|
II |
ĐỊA PHƯƠNG (1+2) (i+ii) |
120.004,11 |
25,26% |
27,81% |
110.128,33 |
27,36% |
31,16% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
118.754,22 |
26,25% |
29,05% |
108.422,18 |
29,50% |
34,04% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
1.249,89 |
5,51% |
5,51% |
1.706,15 |
4,89% |
4,89% |
i |
Vốn NSĐP |
92.610,47 |
26,64% |
30,45% |
88.754,58 |
29,16% |
34,76% |
ii |
Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP |
27.393,64 |
21,50% |
21,50% |
21.373,75 |
21,78% |
21,78% |
|
Vốn trong nước |
26.143,75 |
24,96% |
24,96% |
19.667,60 |
31,12% |
31,12% |
|
Vốn nước ngoài |
1.249,89 |
5,51% |
5,51% |
1.706,15 |
4,89% |
4,89% |
ii.1 |
Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
27.393,64 |
26,48% |
26,48% |
21.373,75 |
21,78% |
21,78% |
|
Vốn trong nước |
26.143,75 |
32,38% |
32,38% |
19.667,60 |
31,12% |
31,12% |
|
Vốn nước ngoài |
1.249,89 |
5,51% |
5,51% |
1.706,15 |
4,89% |
4,89% |
ii.2 |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
- |
|
|
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
- |
|
|
3.3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022:
Tỷ lệ ước giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (29,02%); trong đó vốn trong nước đạt 29,06% (cùng kỳ năm 2021 đạt 31,75%), vốn nước ngoài đạt 8,61% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,37%).
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 05 đính kèm).
- Có 07 Bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (71,55%); Ngân hàng phát triển (49,42%), Ngân hàng Chính sách xã hội (48,3%), Phú Thọ (51,13%), Lâm Đồng (47,68%), Bình Thuận (45,06%), Ninh Bình (43,88%), Tiền Giang (42,7%) (Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm).
- Có 40/51 Bộ và 25/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%, trong đó có 25 Bộ và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% (trong đó 04 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn) (Chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm).
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm:
1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Theo Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng, cụ thể: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.660 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước dự kiến đến 30/6/2022 Dự án giải ngân được 15.618,933 tỷ đồng, đạt 68,34% kế hoạch đã giao.
2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
2.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020
2.1.1. Kế hoạch và giải ngân
Theo báo cáo của KBNN, ước đến hết 30/6/2022, Dự án giải ngân được 5.800 tỷ đồng, đạt 28,3% kế hoạch năm 2022 được giao (20.526,645 tỷ đồng).
2.1.2. Tình hình thực hiện (theo báo cáo của Bộ GTVT)
a) Công tác GPMB, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật:
Đã hoàn thành công tác bồi thường (đạt 100%), bàn giao 652,205/652,86 km (đạt 99,9%), còn lại khoảng 0,655 km chưa bàn giao, dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2022, cụ thể: (i) Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (địa bàn Nghệ An) vướng khoảng 0,1 km; (ii) Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (địa bàn Nghệ An) vướng khoảng 0,055km; (iii) Đoạn Nha Trang - Cam Lâm (địa bàn Khánh Hòa) vướng khoảng 0,5 km.
b) Về tình hình triển khai thi công
Hiện nay, toàn bộ 11/11 dự án thành phần đã khởi công xây dựng, trong đó 01 dự án đã hoàn thành (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn). Tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đạt khoảng 23.544,32 tỷ đồng/57.075,32 tỷ đồng, tương đương 41,3% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 0,74% giá trị hợp đồng so với kế hoạch. Trong đó: (i) 04 dự án hoàn thành năm 2022 sản lượng trung bình đạt 59,7% giá trị hợp đồng, chậm 1,7%; (ii) 04 dự án hoàn thành năm 2023 sản lượng trung bình đạt 39,7% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch; (iii) 02 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 10,2% giá trị hợp đồng, chậm 1,9% giá trị hợp đồng.
2.2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025
- Dự án đang được Bộ GTVT lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần để phê duyệt đầu tư theo quy định.
- Hiện Dự án mới được Thủ tướng Chính phủ giao 257 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Trong kế hoạch năm 2022 phân bổ đợt 2, Dự án được bố trí 257 tỷ để chuẩn bị đầu tư. Ước giải ngân đến hết ngày 30/6/2022 là 185 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch.
IV. Về khó khăn, vướng mắc, các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công
Tại văn bản số 3605/BC-BKHĐT ngày 02/6/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo kết quả của 06 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; trong đó, đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công và hướng dẫn, cung cấp thông tin, giải đáp các kiến nghị của các bộ, địa phương. Đồng thời tại báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
V. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo
- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.
- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 6/2022 của 13/51 Bộ, cơ quan trung ương và 42/63 địa phương, cụ thể như sau:
+ Các Bộ, cơ quan trung ương bao gồm: Bộ Quốc phòng, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Các địa phương bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Quảng Nam, Lạng Sơn, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kiên Giang.
VI. Kiến nghị của Bộ Tài chính:
Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
- Xử lý ngay những tồn tại, hạn chế (thuộc thẩm quyền xử lý của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) đã được các Đoàn công tác của Chính phủ đã nêu tại báo cáo số 3605/BC-BKHĐT ngày 02/6/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 5 tháng năm 2022 và kết quả của 06 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 02/5/2022.
- Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 8/6/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2022, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất phương án cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu tư nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 để bổ sung cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần vốn.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công, đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.