BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5968/BKHĐT-KTĐN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Tại văn bản số 576/UBND-KT ngày 17/5/2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn đề nghị sử dụng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để đầu tư Dự án “Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho hạ tầng, cải thiện môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn”. Về Đề xuất Dự án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
1. Đề xuất Dự án chưa tập hợp đầy đủ thông tin theo quy định hiện hành của Chính phủ. Cụ thể là:
a) Phần bối cảnh chưa phân tích tầm quan trọng, mức độ cấp thiết, cơ sở và lý do lựa chọn đầu tư các tiểu dự án; chưa làm rõ về sự phù hợp của các tiểu dự án với chiến lược, các quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành về thủy lợi và phòng, chống thiên tai đang được lập theo quy định của Luật Quy hoạch; thiếu phần thuyết minh về các chương trình, dự án tương tự đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Phần kết quả chính của Dự án:
- Tiểu dự án số 01 và số 02: Theo số liệu báo cáo, tỉnh Lạng Sơn có trên 800 công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Hầu hết các hồ được xây dựng đã lâu nên một số hồ đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; một số hồ không tích được mực nước bình thường; một số hồ có biểu hiện thấm qua đập như: Đập đất hồ Bản Quốc thuộc huyện Cao Lộc, hồ Khuôn Tùng, Cao Lan thuộc huyện Tràng Định; một số hồ có khả năng điều tiết lũ nhưng không đáng kể như: Hồ Tà Keo, hồ Bản Chanh,...Các hồ nêu trên được cho là xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa được chứng minh bằng số liệu để thấy được tính cấp thiết phải đầu tư các tiểu dự án này. Mặt khác, các hạng mục đầu tư của 02 tiểu dự án chỉ tập trung phục vụ việc tiêu thoát nước và chỉnh trang đô thị.
- Các tiểu dự án số 04, số 05 và số 06: Là các công trình kè bờ sông, còn thiếu nhiều thông tin (lý do, căn cứ và sự cần thiết phải đầu tư) và cần có đánh giá tình hình sạt lở các tuyến sông trên địa bàn để đề xuất biện pháp đầu tư khắc phục sạt lở bằng các công trình kè kiên cố.
- Tiểu dự án phi công trình số 01: Đề xuất Dự án chưa có nội dung đánh giá về sự cần thiết phải xây dựng bản đồ này; thiếu cơ sở, căn cứ xây dựng cơ sở dữ liệu.
c) Phần liên quan đến tài chính:
Tổng mức đầu tư các tiểu dự án được dự kiến khá lớn (1.442 tỷ VNĐ), trong đó không có thông tin về phần vốn vay và vốn đối ứng. Bên cạnh đó, Đề xuất Dự án còn thiếu nhiều thông tin về: Điều kiện khoản vay; đề xuất cơ chế tài chính trong nước; phương án cân đối nguồn trả nợ; phương án sử dụng vốn vay, vốn đối ứng;...
2. Việc sử dụng nguồn dự phòng vốn nước ngoài trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các dự án của các bộ ngành, địa phương cần phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, cho phép theo quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội. Theo đó, đối với dự án có nhu cầu đầu tư trong giai đoạn này, cơ quan chủ quản dự án cần rà soát kỹ về mức độ cấp bách, sự phù hợp với quy hoạch, hiệu quả đầu tư và tính bền vững,...của dự án để làm căn cứ cân nhắc, đề xuất nguồn vốn đầu tư cần huy động nhằm phát huy tối đa ưu thế, tính chất ưu đãi của nguồn vốn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo ý kiến nêu và mong nhận được sự hợp tác của quý Ủy ban./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.