ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5963/STP-BTTP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Tòa án nhân dân Thành phố; |
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp, thực hiện chức năng giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn Thành phố, Sở Tư pháp xin thông báo như sau:
1. Về việc công bố danh sách giám định viên tư pháp:
Thực hiện trách nhiệm công bố danh sách giám định viên tư pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Đề án “Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp, các lĩnh vực giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở ngành, tổ chức giám định tư pháp tiến hành rà soát đội ngũ giám định viên tư pháp, công khai danh sách giám định viên tư pháp trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành phố.
Sở Tư pháp cung cấp danh sách giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực giám định để các cơ quan tiến hành tố tụng biết và trưng cầu giám định (đính kèm danh sách giám định viên tư pháp).
2. Về chữ ký của giám định viên tư pháp trên kết luận giám định:
Trong thời gian qua, từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp cũng như theo phản ánh của Cục Thuế Thành phố thì một số trường hợp giám định viên tư pháp ngành thuế thực hiện việc giám định trong lĩnh vực thuế thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu phải có xác nhận, đóng dấu của Cục Thuế; một số trường hợp khác thì đại diện bên bị đơn phản đối tư cách người giám định tư pháp ngành thuế với lý do Cục Thuế vừa tham gia tố tụng với tư cách bên nguyên đơn vừa xác nhận, đóng dấu trên kết luận giám định là không đảm bảo khách quan.
Về việc này, Điều 30 Pháp lệnh Giám định tư pháp quy định “…Người thực hiện giám định chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định…”. Do đó, trường hợp giám định viên tư pháp (không phân biệt giám định viên tư pháp đang công tác tại các sở, ngành hay đã nghỉ hưu, nghỉ việc, giám định viên làm việc độc lập) được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu cá nhân và thực hiện giám định tư pháp với tư cách cá nhân thì kết luận giám định chỉ cần có chữ ký của giám định viên tư pháp, mà không phải có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức chủ quản. Vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn tại Công văn số 595/BTP-BTTP ngày 14 tháng 3 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện pháp luật giám định tư pháp.
Vì vậy, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất, mức độ của đối tượng giám định để trưng cầu tổ chức giám định tư pháp, cơ quan chuyên môn trong các lĩnh vực hoặc trưng cầu đích danh giám định viên tư pháp thực hiện giám định. Trong trường hợp trưng cầu đích danh cá nhân giám định viên tư pháp thực hiện giám định thì không yêu cầu phải có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức chủ quản.
(Đính kèm danh sách giám định viên tư pháp và bản chụp Công văn số 595/BTP-BTTP ngày 14/3/2006 của Bộ Tư pháp)./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.