BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5824/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo báo cáo của các địa phương, trong gần 8 tháng đầu năm 2023, các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được kiểm soát, cụ thể: (i) Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 09 tỉnh, thành phố làm 29.212 con gia cầm mắc bệnh và bị tiêu hủy; (ii) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 38 tỉnh, thành phố làm 9.838 con lợn bị tiêu hủy; (iii) Bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại 09 tỉnh, thành phố làm 618 con gia súc mắc bệnh; (iv) Bệnh Nhiệt thán xảy ra tại 03 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh và bị tiêu hủy là 32 con, đồng thời làm 17 người mắc bệnh; (v) Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra tại 11 tỉnh, thành phố, số trâu, bò mắc bệnh là 381 con; (vi) Bệnh Dại trên động vật xảy ra tại 29 tỉnh, thành phố với tổng số chó nghi mắc Dại bị tiêu hủy là 328 con và số người tử vong do bệnh Dại là 55 trường hợp,... Nguy cơ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục xảy ra trong các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 là rất cao.
Thực hiện quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt các quyết định, bao gồm: Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025; Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1814/QĐ- TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030; các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật đã được quy định cụ thể tại Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y (Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật,…), các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ và nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đặc biệt là nội dung bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng bệnh chủ động như vắc xin, tổ chức tiêm phòng vắc xin, tổ chức giám sát chủ động, điều tra dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, các hoạt động truyền thông, dự phòng hóa chất khử trùng để xử lý dịch bệnh,...
Đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai và gửi bản Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 của địa phương về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) trước ngày 30/11/2023 để theo dõi, phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.