BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5609/KBNN-KSC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; |
Căn cứ Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN (Nghị định 11/2020/NĐ-CP), Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (Thông tư số 62/2020/TT-BTC) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Sau một thời gian thực hiện, trên cơ sở ý kiến phản ánh của một số đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 11/2020/NĐ-CP và Thông tư số 62/2020/TT-BTC , Kho bạc Nhà nước đề nghị các đơn vị giao dịch trong hệ thống KBNN lưu ý thực hiện theo đúng quy định một số nội dung như sau:
1. Về Mẫu Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09 ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP):
a) Về phạm vi và đối tượng áp dụng Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng:
Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP; Mẫu Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09 ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP ; Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 62/2020/TT-BTC thì:
- Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng áp dụng đối với các khoản chi sau: Chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm; tiền thưởng; tiền phụ cấp và trợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bổng (bao gồm cả chuyển khoản và tiền mặt); Đối tượng kê khai trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP , lao động thường xuyên theo hợp đồng thuộc đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN kiểm soát và ký đóng dấu kế toán trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (đối với trường hợp chuyển khoản).
- Các khoản chi thanh toán cá nhân khác không thuộc các khoản chi phải kê khai và đối tượng kê khai trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng nêu trên, đơn vị sử dụng ngân sách kê trên bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng ban hành kèm theo mẫu số 07 phụ lục II kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP (Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi).
b) Một số lưu ý về cách kê khai như sau:
- Lương và phụ cấp theo lương (cột 5); Tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng (cột 6); Tiền thu nhập tăng thêm (cột 7) kê theo tổng số, trong đó lưu ý: Phụ cấp theo lương (cột 5) là các khoản phụ cấp theo lương (mục 6100 theo mục lục ngân sách hiện hành).
- Tiền phụ cấp và trợ cấp khác (cột 9) là các khoản theo định mức cụ thể được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (không bao gồm phụ cấp lương như đã nêu ở trên).
- Tiền học bổng (cột 11) là tiền sinh hoạt phí và các khoản hỗ trợ khác cho công chức, viên chức đi học (nếu có).
- Tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 62/2020/TT-BTC quy định: “Đối với khoản chi phụ cấp và trợ cấp khác (cột số 9): KBNN kiểm soát số tiền phụ cấp và trợ cấp mà đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ, trường hợp có nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp thì phải chi tiết từng loại phụ cấp, trợ cấp tại cột số 9”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách không phải lập thành nhiều bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, trong trường hợp thanh toán nhiều loại phụ cấp, trợ cấp khác nhau thì KBNN hướng dẫn đơn vị chi tiết các khoản phụ cấp, trợ cấp tại cột số 9; Đối với các cột tiền thưởng, tiền khoán trường hợp thanh toán nhiều loại tiền thưởng, tiền khoán thì thực hiện tương tự như tiền phụ cấp, trợ cấp.
- Đối với trường hợp chi bằng tiền mặt, đơn vị không kê khai dòng “Tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại” và cột 3 “Tài khoản ngân hàng”.
2. Về Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng theo mẫu số 07 ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP:
- Nghị định 11/2020/NĐ-CP và Thông tư 62/2020/TT-BTC không quy định khoản chi có giá trị bao nhiêu thì phải kê cột số lượng, định mức. Vì vậy, trường hợp có quy định định mức (mức chi) cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị sử dụng ngân sách kê khai số lượng, định mức (mức chi) theo đúng quy định đối với tất cả các khoản chi áp dụng bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng.
- KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Kiểm tra, đối chiếu về mặt số học tại Bảng kê nội dung tạm ứng/thanh toán, đảm bảo khớp đúng tổng số tiền với Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt và theo đúng định mức (mức chi) quy định.
3. Về việc kê khai khoản chi mua thuốc, dịch truyền, hóa chất...sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP đối với trường hợp không thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung:
Đối với khoản chi mua thuốc, dịch truyền, hóa chất…sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh, KBNN kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ và đảm bảo không vượt dự toán của cấp có thẩm quyền giao (Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành, trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn, tại cột thành tiền (cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng hóa đơn. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc dịch truyền, hóa chất…sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh đề nghị thanh toán, đảm bảo phù hợp với quy định tại Hợp đồng, biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ).
- Trường hợp tạm trích Hàng quý: Đơn vị sử dụng ngân sách kê khai chi tiết số kinh phí trích cho từng Quỹ trên Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi.
- Trường hợp kết thúc năm ngân sách: Đơn vị sử dụng ngân sách kê khai chi tiết tổng số kinh phí của đơn vị, số kinh phí đã thực hiện, số kinh phí còn lại tiết kiệm được, số kinh phí trích cho từng Quỹ trên văn bản xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm. Tại Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi Đơn vị sử dụng ngân sách kê khai chi tiết số kinh phí trích cho từng Quỹ.
- Việc hạch toán kế toán các Quỹ được trích lập khi thực hiện phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 1.2, Phần I, Chương IV, Phụ lục VII về phương pháp hạch toán kế toán tiền gửi đơn vị tại KBNN ban hành theo Công văn số 3545/KBNN-KTNN ngày 01/7/2020 của KBNN hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN (thay thế Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN), theo đó: “Đối với các quỹ được trích lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được phản ánh vào TK 3713 (các đơn vị có thể theo dõi chi tiết các Quỹ bằng mã QHNS đầu 9 hoặc mã dự phòng (nếu có))”.
Đơn vị gửi hồ sơ đến KBNN theo quy định tại Khoản 6 Nghị định 11/2020/NĐ-CP, trong đó lưu ý: Chứng từ chuyển tiền là Giấy rút dự toán NSNN theo mẫu C2-02a/NS và C2-02b/NS, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo mẫu số 08b phụ lục II kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP .
6. Đối với kiểm soát chỉ tiêu viên chức, lao động thường xuyên theo hợp đồng:
- Tại Điều 7 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp (Nghị định 43/2006/NĐ-CP) quy định:
“1. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.”
- Tại Điều 7 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) quy định:
“1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).”
- Tại Điểm a Khoản 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định: Đối với các khoản chi thường xuyên; Các hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này (riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Văn bản phê duyệt số lượng người làm việc do đơn vị quyết định theo quy định).
Như vậy, đối với Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt số viên chức, lao động thường xuyên theo hợp đồng do đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt.
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt số viên chức, số lao động thường xuyên theo hợp đồng do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trường hợp đơn vị ký hợp đồng lao động thường xuyên vượt chỉ tiêu so với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt là không phù hợp với quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP , Nghị định số 16/2015/NĐ-CP nêu trên.
7. Về nguyên tắc kiểm soát thanh toán qua KBNN:
Căn cứ Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 62/2020/TT-BTC, theo đó đề nghị KBNN tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng nguyên tắc: Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng Iương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định tại Điều 7 Thông tư Thông tư số 62/2020/TT-BTC.
Đề nghị KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Giao dịch KBNN nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Kho bạc Nhà nước (Vụ Kiểm soát chi) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.