ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5594/SGDĐT- CTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và
thành phố trực thuộc; |
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 - 2024 của ngành Giáo dục;
Căn cứ Công văn số 4567/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024;
Căn cứ Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024 như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các các văn bản quy phạm pháp luật, các Đề án, Dự án, Kế hoạch và các văn bản khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng.
2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên (HSSV); thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, văn hóa ứng xử.
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình-nhà trường-xã hội trong công tác giáo dục HSSV.
4. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ HSSV trong học tập và rèn luyện; triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội, tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ HSSV khởi nghiệp; rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
5. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HSSV về kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GDĐT về công tác đổi mới giáo dục và đào tạo; các kỹ năng về an toàn giao thông (ATGT), phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH); tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong công tác quản lý; chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề về truyền thông liên quan đến lĩnh vực giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.
6. Tăng cường hiệu quả tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực và hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ những người thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội, công tác tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, v.v… tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.
7. Hướng dẫn xây dựng, phát triển xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên được yêu thương, tôn trọng, an toàn, chia sẻ và thấu hiểu.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, xây dựng văn hóa học đường
Tăng cường triển khai, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, xây dựng học sinh, sinh viên Thành phố có đạo đức; làm người tử tế; có tri thức, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, khát vọng cống hiến, tự hào dân tộc, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và văn hóa trong trường học cho cán bộ, nhà giáo và HSSV. Mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động trong mỗi cơ sở giáo dục luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện tốt Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch số 2006/KH-GDĐT-CTTT ngày 13/6/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về “Tiếp tục tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục, tăng cường sử dụng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực trong các cơ sở giáo dục.
Phối hợp, triển khai theo dõi, quản lý, nắm bắt kịp thời công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
Tiếp tục thực hiện xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; duy trì hoạt động, sử dụng không gian văn hóa Hồ Chí Minh làm không gian giảng dạy, học tập; tìm hiểu những giá trị trong Di chúc của Bác Hồ để học sinh Thành phố hiểu, yêu thương, nhận thức sâu hơn để học tập và làm theo về Bác Hồ; góp phần nâng cao nhận thức và tình cảm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, phong cách, đạo đức; làm cho tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lan tỏa, làm theo trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên Thành phố.
Triển khai tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên Thành phố tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 5354/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 – 2025” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 3972/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
Mỗi cơ sở giáo dục gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Qua đó, xây dựng và phát triển văn hóa học đường trong mỗi cơ sở giáo dục, văn hóa học đường thực sự trở thành một môi trường quan trọng để HSSV rèn luyện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức hoạt động văn hóa của HSSV trong các cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục, điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục, ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. Hoạt động văn hóa được gắn với các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước, sự kiện lịch sử, truyền thống của nhà trường, của địa phương và các hoạt động khác theo quy định của ngành Giáo dục. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; tạo môi trường, điều kiện để HSSV giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích HSSV tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày tôn vinh tiếng Việt, tôn vinh văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam vào các hoạt động tại đơn vị.
Kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả về các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; quan tâm, đầu tư phát triển mạng lưới hoạt động thư viện; tăng cường tổ chức các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm. Khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách học đường, xây dựng các góc đọc sách tại các lớp học, trường học phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại đơn vị.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung phối hợp giữa Thành đoàn và Sở GDĐT, giữa Thành đoàn thành phố Thủ Đức, các Quận/huyện đoàn với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX-GDNN; tích cực củng cố và tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong mỗi cơ sở giáo dục; không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn, Đội, Hội nhằm xây dựng các môi trường, các hoạt động để HSSV học tập, rèn luyện và khẳng định bản thân,… góp phần ngày càng quan trọng hơn trong giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân cho HSSV.
Quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ HSSV có tư tưởng, lập trường vững vàng tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Đội, Hội trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy phong trào Đoàn, Đội, Hội tại các cơ sở giáo dục phát triển. Thực hiện công tác phát triển Đảng viên trong trường học, bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HSSV theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”; chú trọng phát hiện và bồi dưỡng HSSV tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động học tập, rèn luyện, Đoàn - Hội để tạo nguồn kết nạp đảng; triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong trường học.
Theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong HSSV; tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với HSSV để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời xử lý những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HSSV; chủ động phát hiện và phối hợp với cơ quan Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HSSV; không để HSSV bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện mô hình vinh danh học sinh tập trung tại các trường đã được lựa chọn để học sinh có thể thể hiện được những tố chất, phẩm chất, năng lực của bản thân và thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thực hiện tốt các nội dung về chỉ tiêu tại Kế hoạch số 4354/KH-SGDĐT ngày 14/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2023 – 2030 nhằm xây dựng thế hệ thanh niên Thành phố là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, học viên, sinh viên phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giàu lòng yêu nước, có lý tưởng cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp, việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tiến tới hình thành thế hệ thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục truyền thống và sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, của quê hương; phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tiếp tục triển khai tuyên truyền, giáo dục, bảo vệ, hỗ trợ học sinh, trẻ em Thành phố về văn hóa ứng xử, an toàn trên; tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; trong đó, tập trung giáo dục cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị; có ý chí học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp; có kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có đạo đức, ý thức công dân; khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần tình nguyện cống hiến.
Hướng dẫn HSSV tích cực tham gia Hội thi Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, học viên, sinh viên Thành phố, lần 1, năm 2023.
Bồi dưỡng, triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường bền vững, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; giáo dục "kỹ năng xanh, hành vi xanh, thúc đẩy lối sống xanh"; hướng dẫn các trường về xây dựng trường học xanh đạt chuẩn; mô hình Trường học Xanh. Tiếp tục thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Kế hoạch xây dựng Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường, thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường”, tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố, Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường và ngày Môi trường thế giới, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về công tác nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học giai đoạn 2023 – 2026.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật
Tổ chức các hoạt động thiết thực theo hướng tích hợp, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh-sinh viên Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung, phù hợp và tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức, phù hợp với từng đối tượng, bậc học gắn với việc triển khai các nội dung theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định quan trọng mới ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho học sinh, sinh viên ít nhất 01 buổi/học kỳ.
Nội dung tuyên truyền, văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; văn hóa ứng xử trong trường học; quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng ứng xử, an toàn môi trường mạng; quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; tổ chức thông tin, tuyên truyền: bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; thi hành trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hôn nhân và gia đình; dân số; bình đẳng giới; luật trẻ em, luật người khuyết tật, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tội phạm, các tệ nạn xã hội, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, cháy nổ; bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; thừa phát lại, an toàn vệ sinh thực phẩm, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, xử lý vi phạm hành chính, hình sự; cải cách chính sách pháp luật về quốc phòng, đất đai, giám định tư pháp, tố tụng hành chính, thi hành án hành chính, dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam; phòng, chống tra tấn; trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức nhà nước, quy định pháp luật gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Ngày Pháp luật Việt Nam thường xuyên, liên tục hàng tháng tại cơ quan, đơn vị gắn với các chủ đề, chủ điểm, hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng; tập trung trong 02 tháng cao điểm là tháng 10 và 11, tập trung cao điểm từ ngày 01/11 đến 09/11bằng các hình thức, biện pháp cụ thể, đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với thực tiễn.
Thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo các Kế hoạch, văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thông tin, phổ biến chính sách, quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Triển khai thực hiện nghiêm túc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm tăng cường hiệu quả thi hành trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp; tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học và hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng các hoạt động thiết thực, có khoa học và phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của học sinh, học viên; tổ chức các câu lạc bộ học thuật trong đó có câu lạc bộ khởi nghiệp cho học sinh, học viên. Tích cực tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” cấp Thành phố năm 2023. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp của đơn vị tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo.
Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định của Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của các cơ sở giáo dục. Mỗi cơ sở giáo dục chú trọng xây dựng các hoạt động trong giờ chính khóa, hoạt động buổi 2,… nhằm giúp học sinh, học viên có cơ hội được trang bị, rèn luyện và hình thành những kỹ năng thiết yếu, hữu ích, hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập, quá trình trưởng thành của học sinh, sinh viên; có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, giảng dạy các kỹ năng sống cho học sinh, học viên; Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, tài năng, câu lạc bộ tiếng Anh trong các nhà trường; tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống, tạo môi trường cho HSSV nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Tiếp tục triển khai hiệu quả Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác xã hội học trong trường học và Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Chú trọng phát huy vai trò của Tổ tư vấn hỗ trợ học sinh trong mỗi nhà trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả của Tổ tư vấn tâm lý và các hoạt động tư vấn học đường, từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan đến tâm lý của học sinh, học viên. Tại các nhà trường có điều kiện, hợp đồng với cán bộ, giáo viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đảm nhiệm vị trí tư vấn học đường. Các cơ sở giáo dục xây dựng quy trình rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của học sinh, hạn chế việc học sinh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh và hoàn thiện quy trình kết nối chuyển, gửi các vụ việc của học sinh đối với các nguồn lực ngoài nhà trường hỗ trợ học sinh yếu thế. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý trong trường học nhằm nâng cao chất lượng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.
5. Công tác an toàn trường học
5.1 Công tác an ninh trật tự trường học
Các cơ sở giáo dục tiếp tục rà soát việc tổ chức ký kết liên tịch với địa phương theo Quy chế phối hợp số 156/QCPH-GDĐT-CATP ngày 10 tháng 11 năm 2021 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Công an thành phố Hồ Chí Minh về việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong Ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ sở giáo dục phối hợp với địa phương thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự tại đơn vị.
5.2 Công tác phòng, chống bạo lực học đường
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Kế hoạch 2757/KH-GDDT-CTTT ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Sở GD&ĐT về triển khai kế hoạch Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục
Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường; tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh tại đơn vị.
Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào một số môn học và hoạt động ngoại khóa; tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc phối hợp quản lý, giáo dục toàn diện học sinh; cam kết giữa học sinh với nhà trường trong việc phòng, chống bạo lực học đường.
5.3 Công tác tác phòng, chống tai nạn thương tích
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn, căn cứ theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông; hoàn tất kết quả công nhận trường học an toàn và báo cáo về Sở GD&ĐT ngày 29/4/2024.
5.4 Công tác an toàn giao thông
Các cơ sở giáo dục tiếp tục rà soát việc tổ chức ký kết liên tịch với địa phương theo Quy chế phối hợp số 902/KHPH-CATP-SGDĐT ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Công an Thành phố và Sở GDĐT về Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2023 – 2025; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 813/KH-SGDĐT ngày tháng 2 năm 2023 về triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2023.
Tổ chức tuyên truyền, vận động HSSV đi học bằng phương tiện công cộng, xe đưa đón của nhà trường tổ chức hoặc xe buýt có trợ giá cho HSSV của Thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Tiếp tục thực hiện văn bản 4155/SGDĐT-CTTT ngày 31 tháng 10 năm 2022 về thực hiện rà soát chấn chỉnh giờ học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông; tổ chức mở cổng trường cho CMHS vào đón con em (nếu có sân rộng) hoặc hướng dẫn CMHS đậu xe đúng quy định. Tổ chức nhiều cổng ra cho học sinh.
5.5 Công tác phòng cháy chữa cháy
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT/UBND ngày 29 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp công an địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy; các kiến thức trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt an toàn cho cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh – sinh viên tại đơn vị; các biện pháp, giải pháp, kỹ năng thoát nạn, cứu nạn trong mọi tình huống.
5.6 Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
Triển khai thực hiện Luật Phòng chống thiên tai, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, Luật phòng, chống thiên tai, Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các cơ sở giáo dục; có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho người lao động, học sinh - sinh viên.
5.7 Phòng, chống tai nạn đuối nước
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 2760/KH-SGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh trong Ngành giáo dục Thành phố năm 2023.
Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phát động phong trào phòng, chống tai nạn đuối nước và chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các đợt phát động tại nhà trường trước dịp học sinh nghỉ hè năm 2024; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho HSSV trước, trong và sau các dịp nghỉ lễ - tết, nghỉ hè.
Các cơ sở giáo dục tổ chức và vận động học sinh toàn trường học bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trong năm học 20203– 2024. Tổ chức lồng ghép trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, các giờ học thể dục, các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn học sinh các kỹ năng nhận biết về nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước và các kỹ năng phòng, tránh.
5.8 Công tác quản lý học sinh, học viên, sinh viên nội trú, bán trú
Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp tục thực hiện văn bản số 3177/GDĐT-CTTT ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý học sinh, học viên, sinh viên nội trú, bán trú tại các cơ sở giáo dục.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất trong phòng nội trú và khu vực nội trú, bán trú HSSV phải được thiết kế an toàn, được kiểm tra định kỳ, tu dưỡng và sửa chữa kịp thời. Phòng ở nội trú, bán trú nếu sử dụng thiết kế giường tầng phải có thanh chắn hai bên để đảm bảo an toàn.
5.9 Về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học sinh
Tiếp tục thực hiện theo văn bản số 1179/SGDĐT-CTTT ngày 17 tháng 3 năm 2023 về thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải đảm bảo tính thiết thực, gắn với những mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng công tác an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức; hạn chế tổ chức toàn trường, nhiều khối hoặc quá đông học sinh trong cùng một thời điểm.
5.10 Công tác đảm bảo an toàn điện
Các cơ sở giáo dục phối hợp với chi nhánh điện lực tại địa phương thường xuyên kiểm tra hệ thống an toàn điện tại đơn vị; rà soát các thiết bị được sử dụng trong nhà trường đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp.
Phối hợp đơn vị chuyên môn tổ chức tuyên truyền về an toàn điện cho học sinh, giáo viên tại trường; lồng ghép vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học sinh về các nội dung giáo dục các kỹ năng, cách nhận biết và phương pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giải pháp được đề ra tại Dự án “ Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025” (đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT ngày 03/02/2023); Thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm và các tệ nạn xã hội trong trường học bằng các hình thức tập huấn hoặc tuyên truyền giáo dục bằng các chuyên đề, tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp, diễn tiểu phẩm, vẽ tranh tuyên truyền,…
Thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá, thuốc lá điện tử (thuốc lá mới) trong trường học. Thực hiện nghiêm trường học không khói thuốc. Đưa nội dung phòng, chống thuốc lá vào tiêu chí thi đua trong nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Hiệu trưởng trường cao đẳng, trung cấp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp, ủy quyền, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục NCL (trường THPT tư thục, trường PT có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT; trường PT có vốn đầu tư nước ngoài; Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả triển khai thực hiện năm học 2023-2024 tại đơn vị.
Chủ động, tích cực xác định những nội dung, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị trong năm học 2023-2024.
Chú trọng công tác truyền thông giáo dục, tăng cường thực hiện truyền thông và xây dựng các sản phẩm truyền thông về mục đích, ý nghĩa, nội dung thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học
2023-2024, đặc biệt là các hoạt động giáo dục toàn diện HSSV. Khai thác, phát huy ưu điểm của các phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm lan tỏa những ảnh hưởng tích cực từ các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, các hoạt động điển hình trong cơ sở giáo dục đến với đông đảo học sinh, cha mẹ học sinh và toàn ngành.
2. Chế độ báo cáo
Báo cáo sơ kết triển khai thực hiện học kỳ I trước ngày 13/01/2024, báo cáo tổng kết năm học 2023-2024 trước ngày 01/6/2024; gửi về Phòng Chính trị tư tưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo theo đường dẫn https://bit.ly/cttt2324
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.