ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 548/UBND-VX |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Sở Giáo dục và Đào tạo; |
Căn cứ Công văn số 796/BYT-MT ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp; xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 473/TTr-SGDĐT ngày 22 tháng 02 năm 2022 về ban hành quy trình xử lý F0 trong trường học,
Nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, vừa đảm bảo môi trường an toàn trong cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập trực tiếp tại cơ sở giáo dục, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:
Tất cả các cơ sở giáo dục, các cá nhân, đơn vị có liên quan đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục (đính kèm); không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.
Việc tổ chức học bán trú của học sinh trong giai đoạn hiện nay phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo, trong đó cần lưu ý bảo đảm theo nguyên tắc: hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân; tăng cường vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện triển khai hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm, xử lý các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT DỊCH
COVID-19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Công văn số 548/UBND-VX
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành
phố)
1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19 (F0) và người tiếp xúc gần (F1)(1):
a) Ca bệnh COVID-19 (F0)
(1) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR).
(2) Đối với các trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được xác định là ca bệnh (F0) khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:
- Là người tiếp xúc gần (F1).
- Là người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
- Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 02 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Lưu ý: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế/nhân viên phụ trách y tế trường học thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế/ nhân viên phụ trách y tế trường học bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
b) Người tiếp xúc gần (F1):
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
- Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: do trẻ chưa có ý thức tuân thủ 5K, khả năng tiếp xúc giữa các trẻ khi học tập, vui chơi tại lớp rất lớn, do đó nếu có 01 ca xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính thì toàn bộ học sinh trong cùng lớp được xác định là F1.
2. Quy trình xử lý khi phát hiện học sinh có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục
Khi phát hiện học sinh có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp; cơ sở giáo dục khẩn trương triển khai các bước như sau:
Đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh:
- Yêu cầu học sinh mang ngay khẩu trang y tế và dừng các hoạt động có tiếp xúc với người khác.
- Giáo viên, người chăm sóc thông báo ngay đến Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục.
- Nhân viên phụ trách y tế trường học đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của học sinh:
+ Nếu học sinh có 01 trong các triệu chứng nặng (sốt cao, tím tái môi, đầu chi; khó thở, thở nhanh; thở rên; SpO2 < 97%; li bì, lờ đờ; co giật ...): Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục thông báo ngay Trung tâm cấp cứu 115 hoặc bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi (nếu có) trên địa bàn để được hỗ trợ; thông báo cho phụ huynh/người giám hộ của trẻ.
+ Nếu học sinh có triệu chứng nhẹ (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi...): Chuyển học sinh đến phòng cách ly tạm thời và thực hiện ngay xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (không di chuyển bằng thang máy hoặc nếu sử dụng thang máy phải khử khuẩn theo quy định):
■ Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: nếu học sinh sốt hoặc có triệu chứng bất thường cần báo cho phụ huynh/người giám hộ đưa trẻ đi khám bệnh ngay; nếu trẻ không sốt, theo dõi sức khỏe và tiếp tục học tập trực tiếp tại trường.
■ Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính (F0): nhân viên phụ trách y tế trường học thông báo cho Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục biết và thực hiện theo Mục 3 của hướng dẫn này.
3. Quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp (F0) tại cơ sở giáo dục
Bước 1. Thông báo ngay cho Trạm y tế cấp xã
Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục thông báo ngay cho Trạm y tế phường, xã, thị trấn (cấp xã) hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (gọi tắt là cơ sở y tế) để xử lý.
Bước 2. Xử lý trường hợp F0
Trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đánh giá tình trạng sức khỏe và điều kiện cách ly tại nhà của F0, nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, tư vấn, hướng dẫn phụ huynh/người giám hộ đưa học sinh về nhà để được Trạm y tế địa phương tiếp cận xử lý theo quy định. Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà, chuyển F0 cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
Bước 3. Xác định, xử lý người tiếp xúc gần (F1)
Nhân viên phụ trách y tế trường học hoặc giáo viên của cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách và cung cấp thông tin dịch tễ cho Trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế để xác định các trường hợp F1.
- Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính: xử lý như trường hợp F0.
- Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính:
(1) Đối với trường hợp là F1 đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (2): cách ly y tế 05 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 5 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 5 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 05 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.
(2) Đối với trường hợp là F1 chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: cách ly y tế 07 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 03 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.
(3) Đối với trường hợp không phải F1: được tiếp tục học tập trực tiếp; tự theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày.
(4) Đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: toàn bộ học sinh trong cùng lớp cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo.
- Cơ sở giáo dục lập danh sách các trường hợp F0, F1 theo quy định của ngành y tế và chuyển cho Trạm y tế cấp xã, Trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở giáo dục trú đóng để chuyển danh sách về địa phương theo dõi sức khỏe F0, F1, đặc biệt lưu ý người mắc bệnh nền(3).
Bước 4. Vệ sinh, khử khuẩn lớp học
Đối với lớp có học sinh là F0: Sau khi xét nghiệm, di chuyển học sinh có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
4. Một số lưu ý khi xử trí đối với các trường hợp F0 khác
Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động khi có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 cũng được xử lý theo quy trình như trên.
Trường hợp phát hiện học sinh là F0 tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, thông báo ngay cho nhà trường kèm theo kết quả xét nghiệm hoặc xác nhận của Trạm y tế cấp xã nơi cư trú. Cơ sở giáo dục, Trạm y tế cấp xã tiến hành truy vết F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.
5. Kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0 tại cơ sở giáo dục
Nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 02 F0 trở lên thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.
Nếu trong cùng một ngày, cơ sở giáo dục phát hiện từ 02 lớp có F0 trở lên thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của trường.
(1) Công văn 11042/BYT-MT ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
(2) Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.
(3) Danh sách bệnh nền được ban hành kèm theo Quyết định 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.