BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: |
- Cục Thuế TP.Hà Nội; |
Trả lời công văn số 13511/CT-TTHT ngày 02/04/2018, công văn số 49143/CT-TTHT ngày 21/07/2017 của Cục Thuế TP.Hà Nội và công văn số 7462/CT-TNCN ngày 09/08/2017 của Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh về xuất hóa đơn, tính thuế khi bán thanh lý tài sản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Về cấp hóa đơn lẻ khi Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài bán thanh lý tài sản:
Theo quy định của Luật thương mại:
Tại Khoản 6 Điều 2: “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”.
Tại Khoản 1 Điều 18: “Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sinh lợi tại Việt Nam”.
Tại Khoản 3 Điều 18: “Văn phòng đại diện không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài...”.
Tại Khoản 2 Điều 17: “Được thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện”.
Tại Khoản 2 Điều 118: “Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó”.
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định:
Tại Điều 3 quy định về người nộp thuế: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu)...”
Tại khoản 3 Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT: “3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.”
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 quy định về người nộp thuế: “Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp)...”
Về xuất hóa đơn, tính thuế đối với hàng hóa thanh lý của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Công thương có công văn số 8821/BCT-KH ngày 30/10/2018 tham gia ý kiến như sau: “Theo quy định của pháp luật về thương mại, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không được giao kết hợp đồng nếu không được thương nhân nước ngoài ủy quyền; nhưng được mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện và được trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó.
Theo các quy định nêu trên, hàng hóa Văn phòng đại diện đề nghị thanh lý có thể gồm các loại sau và do vay, việc giải quyết kê khai, nộp thuế cần căn cứ vào loại hàng hóa, quyền sở hữu và đặc điểm, tính chất của giao dịch mua bán, thanh lý loại hàng hóa đó.
- Hàng hóa thuộc sở hữu của thương nhân nước ngoài, là đối tượng của giao dịch mua bán giữa thương nhân nước ngoài với thương nhân, cá nhân trong nước. Trong trường hợp này, Văn phòng đại diện cũng như Trưởng Văn phòng đại diện không phải là một bên của hợp đồng mua bán mà là thương nhân nước ngoài. Kể cả trong trường hợp đã ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện thực hiện việc giao kết hợp đồng mua bán, thanh lý hàng hóa đó thì thương nhân nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động này của Trưởng Văn phòng đại diện và Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.
- Hàng hóa là phương tiện, vật dụng cần thiết được Văn phòng đại diện mua để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đại diện. Như đã dẫn trên, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một hình thức hiện diện thương mại không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, việc thanh lý các hàng hóa là tài sản của Văn phòng đại diện dẫn trên không phải là việc kinh doanh hàng hóa; do vậy, việc kê khai, hộp thuế thực hiện theo quy định pháp luật về thuế tương ứng đối với tài sản thanh lý của tổ chức không sản xuất kinh doanh.”
Đề nghị Cục Thuế căn cứ quy định nêu trên và tình hình thực tế để xử lý theo quy định của pháp luật.
2/ Về xuất hóa đơn khi cơ quan hành chính bán thanh lý tài sản nhà nước:
Tại Điều 1 Thông tư số 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn hóa đơn bán tài sản nhà nước và hóa đơn bán tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước quy định: “1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hóa đơn bán tài sản nhà nước được sử dụng khi bán các loại tài sản sau đây:
a) Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị);
b) Tài sản nhà nước bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tài sản thu hồi từ các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc;
d) Tài sản thu hồi được khi thực hiện thanh lý tài sản nhà nước;
đ) Tài sản nhà nước chưa giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nào quản lý, sử dụng.”
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 về lệ phí trước bạ: “3. Hồ sơ khai lệ phí trước bạ
...b) Đối với tài sản khác (trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam):
- Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 02/LPTB ban hành kèm theo Nghị định này.
- Các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp.”
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng: “3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.”
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in: “1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.”
Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất xử lý của Cục Thuế TP.Hà Nội tại công văn số 49143/CT-TTHT nêu trên như sau:
Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cục công nghệ Thông tin - Bộ Giáo dục và đào tạo là tổ chức không kinh doanh bán thanh lý tài sản thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, không thuộc trường hợp được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Trường hợp Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cục Công nghệ Thông tin - Bộ Giáo dục và đào tạo khi bán thanh lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì sử dụng hóa đơn bán tài sản nhà nước theo quy định tại Thông tư số 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế TP.Hà Nội và Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh được biết./.
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.