BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5177/BTP-BTNN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Tòa án nhân dân
tối cao; |
Trong năm 2022, trong bối cảnh chung cả nước tiếp tục giải quyết, vượt qua những khó khăn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra, công tác bồi thường nhà nước tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp thực hiện của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ). Theo đó, công tác bồi thường nhà nước tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng và có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết dứt điểm; việc nắm bắt, theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước sát sao hơn; việc hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ những khó khăn cho các cơ quan giải quyết bồi thường được thực hiện kịp thời hơn; một số cơ quan đã tích cực, chủ động hơn trong công tác phối hợp, chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước[1]...
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được nêu trên, năm 2022, công tác bồi thường nhà nước vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện trách nhiệm gửi văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 giữa các Bộ, ngành chưa đồng đều[2]; công tác chỉ đạo giải quyết yêu cầu bồi thường đôi khi chưa kịp thời...
Vì vậy, trong năm 2023, để khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, đồng thời, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ quan tâm, phối hợp thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Thực hiện và chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức thực hiện sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017; phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch sơ kết 5 năm thi hành luật TNBTCNN năm 2017 (Quyết định số 1983/QĐ-BTP).
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình khẩn trương thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường đã đủ điều kiện theo chỉ đạo của Quốc hội (khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII) và thực hiện nghiêm quy định về xem xét trách nhiệm hoàn trả, xử lý kỷ luật (nếu có) đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại; đồng thời chỉ đạo các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý ở địa phương tích cực phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình đang có vụ việc giải quyết bồi thường thực hiện nghiêm quy định về thành phần tham gia thương lượng quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật TNBTCNN năm 2017, ngăn ngừa hệ quả quyết định giải quyết bồi thường bị hủy do việc thực hiện thương lượng không đúng thành phần theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 48 Luật TNBTCNN năm 2017.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bằng hình thức phù hợp, hiệu quả, trong đó lồng ghép với việc triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
5. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất trong toàn ngành kiểm sát nhân dân thực hiện việc gửi các văn bản theo quy định tại khoản 7 Điều 15, khoản 4 Điều 43, khoản 5 Điều 48, khoản 3 Điều 49, khoản 4 Điều 50, khoản 3 Điều 51 và khoản 4 Điều 66 của Luật TNBTCNN năm 2017 cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong quá trình giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2023, Bộ Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước) để phối hợp, giải quyết.
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
[1] Công văn số 4131/BTP-BTNN ngày 24/10/2022 của Bộ Tư pháp gửi các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[2] Trong ngành Tòa án đã có chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 90/TANDTC-TH ngày 29/4/2022 gửi các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan trong ngành kiểm sát thì chưa có chỉ đạo, hướng dẫn về việc thực hiện trách nhiệm gửi văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.