VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5173/VKSTC-V11 |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao tại Văn bản số 397/VKSTC-VP ngày 08/12/2021 về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của VKSND các cấp qua tổng kết công tác năm 2021;
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất của VKSND địa phương về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính (THADS, HC), VKSND tối cao (Vụ 11) giải đáp như sau:
1. Luật Đấu giá tài sản năm 2016 không quy định cơ chế cho Viện kiểm sát tham gia kiểm sát phiên đấu giá và VKSND tối cao cũng chưa có hướng dẫn cụ thể hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên tại phiên đấu giá gây khó khăn trong nhận thức và áp dụng phương thức kiểm sát. Đề nghị VKSND tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Quy chế phối hợp trong kiểm sát hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản THADS; quy định thời hạn trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát.
Trả lời: Tại khoản 2 Điều 14 và Điều 25 Quy chế công tác kiểm sát THADS, HC ban hành theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao (Quy chế số 810) đã hướng dẫn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản thi hành án đối với Tổ chức đấu giá tài sản. Hiện tại, Vụ 11 đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Hướng dẫn một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án để trình lãnh đạo VKSND tối cao ban hành trong Quý I năm 2022.
Tại Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát THADS, HC năm 2021, Vụ 14 đã giải đáp, hướng dẫn về thời hạn trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát.
2. Quy chế số 810 có một số nội dung không còn phù hợp do Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ nên cần sửa đổi Quy chế cho phù hợp với thực tiễn.
Trả lời: Nội dung này đã được Vụ 11 giải đáp tại Công văn số 2659/VKSTC-V11 ngày 30/6/2021 về những khó khăn, vướng mắc qua sơ kết 06 tháng đầu năm 2021.
3. VKSND tối cao chưa có hướng dẫn về việc kiểm tra quỹ tiền mặt, mẫu sổ ghi nhật ký Đoàn trực tiếp kiểm sát, biểu mẫu kiểm sát quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước của Tòa án.
Trả lời: Về việc kiểm tra quỹ tiền mặt và việc ghi Sổ nhật ký Đoàn trực tiếp kiểm sát đã được hướng dẫn Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát THADS, HC năm 2021 khi giới thiệu Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS ban hành theo Quyết định số 94/QĐ-VKSTC ngày 22/3/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao (Quy định 94).
Về biểu mẫu kiểm sát quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước của Tòa án, Vụ 11 sẽ tổng hợp, phối hợp với Vụ 14, Cục 2 để tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao xem xét ban hành.
4. Theo nội dung hội nghị tập huấn công tác THADS, HC năm 2021, khi trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, VKSND các cấp có thể đưa Kế toán của đơn vị mình tham gia kiểm sát. Vậy nếu đưa Kế toán vào thành viên Đoàn trực tiếp kiểm sát hay không và đưa Kế toán làm thành viên Đoàn là đúng hay là sai, căn cứ pháp lý nào để đưa Kế toán thực hiện công tác nghiệp vụ kiểm sát. Đề nghị tăng cường tập huấn, hướng dẫn công tác kiểm sát THADS về nghiệp vụ kế toán và ban hành thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động kiểm sát thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 42, 44, 46, 48 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì Kế toán là “công chức khác” thuộc cơ cấu của VKSND các cấp, nhưng Kế toán không có chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, VKSND các cấp có thể trưng tập Kế toán của đơn vị mình tham gia Đoàn trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS và trong Quyết định trực tiếp kiểm sát ghi “Trưng tập ông (bà)..., Kế toán của VKSND ... tham gia Đoàn trực tiếp kiểm sát”. Khi Kế toán được trưng tập tham gia Đoàn trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, Kế toán thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Kiểm sát viên theo sự phân công của Trưởng Đoàn trong việc xem xét các công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán của Cơ quan THADS và chịu trách nhiệm trước Kiểm sát viên, Trưởng Đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2019, VKSND tối cao đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác kiểm sát THADS, HC, trong đó có nội dung tập huấn chuyên sâu về kiểm sát thu, chi tiền thi hành án (liên quan đến nghiệp vụ kế toán THADS). Trong thời gian tới, Vụ 11 sẽ tăng cường hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ về nội dung này và thông báo các văn bản mới có liên quan được ban hành để VKSND các cấp nghiên cứu vận dụng.
Năm 2020, Vụ 11 đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 908/TB-VKSTC ngày 30/11/2020, trong kiểm sát THADS về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Năm 2021, Vụ 11 đã ban hành Hướng dẫn số 26/HD-VKSTC-V11 ngày 07/6/2021 về một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát THADS về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và đã đưa vào chương trình tập huấn nghiệp vụ toàn Ngành; đồng thời, ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 246/TB-VKSTC ngày 28/10/2021 về kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án.
5. Trong quá trình thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thừa phát lại, VKSND yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tự kiểm tra báo cáo kết quả, nếu phát hiện Văn phòng Thừa phát lại có vi phạm, VKSND có trực tiếp kiểm sát hay không? Trình tự kiểm sát như thế nào? Được kiểm sát các nội dung nào?...
Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại là cơ quan, tổ chức có liên quan đến THADS; theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì VKSND có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát; nội dung, trình tự kiểm sát thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 25, Điều 28 Quy chế 810 và Quy định 94. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tư pháp chưa thống nhất quan điểm về thẩm quyền của VKSND trong việc trực tiếp kiểm sát đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong THADS. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Ngành, VKSND các cấp cần áp dụng, thực hiện triệt để phương thức yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để thực hiện việc kiểm sát.
6. Đề nghị VKSND tối cao xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý hồ sơ kiểm sát THADS, HC trong Ngành; nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý kiểm sát THADS, HC. Sổ thụ lý, theo dõi và xử lý các quyết định về THADS, HC (Mẫu số 40) và các Biểu số 01, 02/TKLN-THADS của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BTP-VKSTC-TANDTC ngày 31/5/2016 không thống nhất. Đề nghị hoàn thiện hệ thống sổ thụ lý, theo dõi nghiệp, hệ thống biểu mẫu kiểm sát THADS, HC phục vụ công tác thống kê đảm bảo đủ các tiêu chí mà thống kê liên ngành yêu cầu; xây dựng hệ thống sổ nghiệp vụ riêng để theo dõi kiểm sát đối với vụ việc THADS về tham nhũng, kinh tế; hướng dẫn để giải quyết tình trạng chênh lệch số liệu thống kê giữa cơ quan THADS và VKSND (Biểu 28).
Trả lời: Vụ 11 sẽ phối hợp với Cục 2 để tham mưu nghiên cứu xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý kiểm sát THADS, HC trong thời gian tới.
Về biểu mẫu thống kê liên ngành về THADS, HC đã được Liên ngành Trung ương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để ban hành kèm theo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTP-VKSTC-TANDTC ngày 31/5/2016 về thống kê THADS, HC trong thời gian tới.
Trên đây là nội dung giải đáp của Vụ 11 về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất của VKSND các cấp trong lĩnh vực kiểm sát THADS, HC qua tổng kết công tác năm 2021./.
|
TL.
VIỆN TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.