BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5156/LĐTBXH-VP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ
An; |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Bình Thuận, Thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 386/BDN ngày 29/10/2020, nội dung kiến nghị:
"Theo Luật người cao tuổi và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ: Đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên được hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội, mức trợ cấp 270.000 đồng/tháng. Đối tượng người cao tuổi và đối tượng bảo trợ xã hội đều là những đối tượng yếu thế trong xã hội, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Cử tri đề nghị:
+ Nâng mức trợ cấp cho các diện đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và các diện đối tượng bảo trợ xã hội như: Đối tượng khuyết tật, người cao tuổi cô đơn, đơn thân nuôi con nhỏ.
+ Nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày hiện đang hưởng là 974.00 đồng lên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.126.000 đồng.
+ Cấp chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí khi từ trần đối với các trường hợp hưởng tuất liệt sĩ tái giá, hiện nay chưa có.
+ Đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật 81% trở lên đi khám chữa bệnh thẻ bảo hiểm y tế được khám thông tuyến tại các bệnh viện công lập từ huyện đến Trung ương được thanh toán 100% thay cho như hiện nay là 85%" (Kiến nghị số 50).
"Cử tri đề nghị xem xét, nâng mức hưởng chế độ bảo trợ xã hội của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5, điểm b, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP , ngày 21/10/2013 của Chính phủ “quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội” để đảm bảo cuộc sống (gồm người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất...)" (Kiến nghị số 51).
“Cử tri phản ánh mức trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn rất thấp so với mức sống tối thiểu của người dân hiện nay. Cử tri đề nghị nghiên cứu nâng mức trợ cấp nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế”(Kiến nghị số 52).
"Cử tri cho rằng mức chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội 270.000đồng/tháng/người hiện nay là quá thấp. Đề nghị xem xét nâng mức chuẩn trợ cấp Bảo trợ xã hội lên mức 380.000 đồng/tháng/người (bằng mức thành phố Hải Phòng đang thực hiện) (Kiến nghị số 54).
“Cử tri tiếp tục đề nghị xem xét hạ tuổi người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội xuống còn 75 tuổi và tăng mức hỗ trợ lên vì hiện nay với mức hỗ trợ 270.000 đồng/tháng là quá thấp không còn phù hợp với thực tế. Đồng thời đề nghị xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng là người có công, cán bộ hưu trí... khi đủ tuổi cũng được hưởng trợ cấp người cao tuổi, vấn đề này cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được quan tâm giải quyết” (Kiến nghị số 55).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Trong thời gian qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhiều lần trình Chính phủ ban hành văn bản về điều chỉnh tăng mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người cao tuổi. Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, trong đó nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể đối tượng như người cao tuổi, người khuyết tật, cô đơn, đơn thân được hưởng hệ số khác nhau. Việc nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho các đối tượng lên mức 270.000 đồng/người/tháng và thực hiện đầy đủ các chính sách quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP trong bối cảnh khó khăn về ngân sách là sự cố gắng lớn của Chính phủ.
Tiếp thu ý kiến cử tri, ngày 30/11/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội để giải quyết vấn đề nêu trên.
- Nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày hiện đang hưởng là 974.00 đồng lên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.126.000 đồng: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin tiếp thu ý kiến của cử tri để phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách, điều chỉnh mức trợ cấp khi ngân sách Nhà nước cho phép để ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình nhất là sau khi sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Việc cấp chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí khi từ trần đối với các trường hợp hưởng tuất liệt sĩ tái giá, hiện nay chưa có: Ngày 09/12/2020, tại phiên thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), theo đó, bên cạnh chính sách trợ cấp hàng tháng đã bổ sung chế độ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác.
Đối với kiến nghị bổ sung chế độ ưu đãi khác như mai táng phí, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét khi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cho phép.
Trên đây là trả lời kiến nghị cử tri của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Bình Thuận và thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.