BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 511-CV/BNCTW |
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Các tỉnh ủy, thành ủy, |
Ban Nội chính Trung ương được giao chủ trì theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân (viết tắt là Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW).
Thời gian qua, một số địa phương phản ánh việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý I, 6 tháng và 9 tháng tại Quy định số 11-QĐi/TW gặp khó khăn. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW đều gắn với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nên có thể tích hợp báo cáo định kỳ hằng năm của 03 văn bản này thành 01 báo cáo.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn như sau:
1. Báo cáo hằng tháng, quý I, 6 tháng và 9 tháng về tình hình, kết quả tiếp dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, được xây dựng lồng ghép thành một mục riêng trong báo cáo kết quả công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
2. Báo cáo hằng năm về việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW, thực hiện theo Đề cương và phụ lục kèm theo; gửi Bộ Chính trị (qua Ban Nội chính Trung ương) trước ngày 30 tháng 12.
Thời điểm đánh giá, lấy số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 26 tháng 12 của năm trước đến ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh về Ban Nội chính Trung ương để tiếp tục hướng dẫn.
Trân trọng!
|
K/T TRƯỞNG BAN |
ĐỀ CƯƠNG
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 35-CT/TW, CHỈ THỊ SỐ
27-CT/TW VÀ QUY ĐỊNH SỐ 11-QĐI/TW1 NĂM...
(Kèm theo Công văn số 511 ngày 02/7/2021 của Ban Nội chính Trung ương)
I. Tình hình khiếu nại, tố cáo
Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (số lượng vụ việc, tăng hay giảm, tính chất, mức độ phức tạp... so với năm trước đó), tình hình người tố cáo bị trả thù, trù dập, tình hình người tố cáo có yêu cầu được bảo vệ (tăng hay giảm so với năm trước đó) thuộc lĩnh vực bộ, ngành, địa bàn địa phương lãnh đạo, quản lý.
1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng
1.1. Lãnh đạo việc tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị và các quy định pháp luật liên quan về công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (viết tắt là bảo vệ người tố cáo).
- Các hình thức được cấp ủy, tổ chức đảng tuyên truyền, phổ biến, (hội nghị, phát hành tài liệu, qua phương tiện thông tin đại chúng,...);
- Số lượng các cuộc hội nghị, số tài liệu được phát hành, số lượt người được tham dự... qua tuyên truyền, phổ biến.
- Đánh giá kết quả tuyên truyền, phổ biến (nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức về vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, về công tác bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác này).
1.2. Ban hành văn bản của cấp ủy, Tổ chức đảng, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị
- Văn bản do cấp ủy, tổ chức đảng bộ, ngành, địa phương ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị (nêu số lượng và tên một số văn bản tiêu biểu).
- Văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành, chính quyền địa phương ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành để thể chế, cụ thể hóa Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW và các văn bản của cấp trên (nêu số lượng và tên một số văn bản tiêu biểu).
- Đánh giá tính kịp thời, sự phù hợp, khả thi của văn bản được ban hành.
1.3. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phối hợp trong công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo
- Ban hành văn bản, tổ chức hội nghị, cuộc họp, giao ban để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền trong công tác phối hợp.
- Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phối hợp, nhất là phối hợp giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, nổi cộm, kéo dài; phối hợp trong công tác bảo vệ người tố cáo.
1.4. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo
- Ban hành văn bản để chỉ đạo, đôn đốc công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra về công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo (số cuộc kiểm tra, giám sát, thanh tra; số cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát, thanh tra; kết quả phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo; kết quả xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định; việc công khai kết quả xử lý).
- Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo.
1.5. Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo; bố trí địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân
- Lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo; việc bố trí địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân.
- Đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo.
1.6. Lãnh đạo các cơ quan chức năng và cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, phát huy vai trò của cơ quan thông tin đại chúng trong bảo vệ người tố cáo
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thông tin góp phần định hướng dư luận xã hội và hỗ trợ công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
- Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò của cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo.
2. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo
2.1. Công tác tiếp công dân
Tóm tắt kết quả công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC của người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu bộ, ngành, UBND các cấp; của các cơ quan tư pháp (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) về số cuộc, số lượt người, số vụ việc, số đoàn đông người; kết quả xử lý, giải quyết. Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân (thực hiện thời gian tiếp công dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hiệu quả tiếp công dân, giải quyết KNTC).
2.2. Công tác giải quyết KNTC
Tóm tắt kết quả giải quyết KNTC của bộ, ngành, UBND các cấp và các cơ quan tư pháp (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) về số vụ việc KNTC (tổng số vụ việc KNTC và số vụ việc, KNTC đông người, phức tạp, nổi cộm, kéo dài); nội dung KNTC chủ yếu. Đánh giá kết quả giải quyết (số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết; số vụ việc đã giải quyết, trong đó số vụ việc đã giải quyết dứt điểm không còn KNTC).
2.3. Công tác bảo vệ người tố cáo
Tóm tắt kết quả bảo vệ (số người yêu cầu được bảo vệ; nội dung yêu cầu bảo vệ chủ yếu; số người được cơ quan chức năng áp dụng biện pháp bảo vệ; số người bị xử lý do trả thù, trù dập; số người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền bị xử lý do để xảy ra tình trạng người tố cáo, phản ánh, tố giác bị trả thù, trù dập). Đánh giá kết quả bảo vệ người tố cáo, nhất là niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng trong công tác này.
Đánh giá những hạn chế chủ yếu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp và quy định mà Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW đã nêu, nhất là những hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết KNTC; hạn chế trong công tác bảo vệ người tố cáo.
- Nguyên nhân khách quan.
+ Liên quan từ cơ chế, chính sách (nêu rõ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện nay về tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo và các quy định pháp luật dễ nảy sinh KNTC);
+ Việc phối hợp trong công tác;
+ Nguyên nhân khác.
- Nguyên nhân chủ quan.
+ Liên quan từ nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo;
+ Liên quan trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo, trong đó có việc chấp hành kỷ luật công vụ;
+ Liên quan từ tổ chức, bộ máy, năng lực, phẩm chất cán bộ; chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo;
+ Nguyên nhân khác.
- Tình hình thế giới, khu vực, tình hình trong nước và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới có tác động đến việc KNTC của người dân.
- Dự báo tình hình KNTC và nhu cầu người tố cáo cần được bảo vệ thuộc lĩnh vực bộ, ngành, địa bàn địa phương quản lý (tăng hay giảm).
- Về hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo và chính sách, pháp luật đang làm phát sinh KNTC.
- Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
- Về phát huy, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
- Về công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau; giữa cơ quan chức năng của Trung ương với địa phương trong tiếp công dân, giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
- Phương hướng, nhiệm vụ khác.
1. Đối với Bộ Chính trị liên quan đến nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW (nếu có cần nêu rõ nội dung nào cần sửa đổi, nội dung nào cần bổ sung; hướng sửa đổi, bổ sung).
2. Đối với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật (nêu cụ thể những chính sách, những văn bản pháp luật cần hoàn thiện và hướng hoàn thiện).
3. Đối với việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau, giữa địa phương với các cơ quan Trung ương trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo (phương pháp, cách thức phối hợp).
4. Các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
5. Về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ trong công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC; tính trách nhiệm trong công tác bảo vệ người tố cáo.
6. Về điều kiện làm việc, công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC, bảo vệ người tố cáo.
7. Các kiến nghị, đề xuất cụ thể khác./.
Ghi chú:
Quy định số 11-QĐi/TW chỉ quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy (bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; bí thư huyện ủy và tương đương; bí thư đảng ủy xã và tương đương) trong công tác tiếp công dân, nên các ban của Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương không báo cáo, đánh giá thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW.
BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy: ………
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, phổ
biến Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số
27-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW
(Năm 202....)
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị, Quy định |
Số lượng văn bản do BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo |
Số lượng văn bản QPPL do bộ, ngành, UBND cấp tỉnh ban hành để cụ thể hóa văn bản của cấp trên |
||
Số cuộc hội nghị, lớp tập huấn... được BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy tổ chức |
Số lượng cán bộ, đảng viên tham gia |
Số lượng tài liệu, ấn phẩm được phát hành |
||
|
|
|
|
|
Tỉnh ủy, thành ủy ……… |
|
Kết quả công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với
dân và xử lý phản ánh, kiến nghị của dân theo Quy định số 11-QĐi/TW,
ngày 18/2/2019 của người đứng đầu cấp ủy
(Năm 202...)
STT |
Nội dung |
Tổng cộng |
Cấp tỉnh |
Cấp huyện |
Cấp xã |
|
1 |
Số cuộc tiếp dân |
Định kỳ |
|
|
|
|
Đột xuất |
|
|
|
|||
2 |
Số lượt người |
Định kỳ |
|
|
|
|
Đột xuất |
|
|
|
|||
3 |
Số đoàn đông người |
|
|
|
|
|
4 |
Số vụ việc phản ánh, kiến nghị, KNTC về suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên qua các cuộc tiếp dân |
|
|
|
|
|
5 |
Số vụ việc người dân phản ánh, kiến nghị, KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết |
Đã giải quyết không còn phản ánh, kiến nghị, KNTC |
|
|
|
|
Đã giải quyết còn phản ánh, kiến nghị, KNTC |
|
|
|
|
||
Đang giải quyết |
|
|
|
|
||
6 |
Số vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết |
Đã xử lý, chỉ đạo, hướng dẫn người phản ánh, kiến nghị, KNTC đến cơ quan chức năng, người có thẩm quyền |
|
|
|
|
Lưu theo quy định |
|
|
|
|
BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy … |
Kết quả tiếp dân, giải quyết KNTC của thủ trưởng bộ,
ngành, Chủ tịch UBND các cấp
(Năm 202...)
STT |
Nội dung |
Tổng cộng |
Thủ trưởng bộ, ngành |
Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Chủ tịch UBND cấp huyện |
Chủ tịch UBND cấp xã |
|
1 |
Số cuộc tiếp dân |
Định kỳ |
|
|
|
|
|
Đột xuất |
|
|
|
|
|||
2 |
Số lượt người |
Định kỳ |
|
|
|
|
|
Đột xuất |
|
|
|
|
|||
3 |
Số vụ việc KNTC |
|
|
|
|
|
|
4 |
Số đoàn đông người |
|
|
|
|
|
|
5 |
Số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết |
Đã giải quyết không còn KNTC |
|
|
|
|
|
Đã giải quyết còn KNTC |
|
|
|
|
|
||
Đang giải quyết |
|
|
|
|
|
||
6 |
Số vụ việc KNTC không thuộc thẩm quyền giải quyết |
Đã hướng dẫn hoặc chuyển cơ quan, người có thẩm quyền |
|
|
|
|
|
Lưu theo quy định |
|
|
|
|
|
BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy: ………
Tình hình, kết quả bảo vệ người tố cáo trong lĩnh vực
bộ, ngành, địa phương
(Năm 202...)
Số người yêu cầu được bảo vệ |
Số người được cơ quan chức năng áp dụng biện pháp bảo vệ |
Số người KNTC về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bị trả thù, trù dập/ bị đe dọa trả thù, trù dập |
Số người bị xử lý do hành vi trả thù, trù dập |
Số người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền bị xử lý do buông lỏng lãnh đạo, quản lý để người tố cáo bị trả thù, trù dập |
|
|||||||||||
Vị trí công tác, việc làm |
Tính mạng, sức khỏe |
Tài sản |
Danh dự, nhân phẩm |
Vị trí công tác, việc làm |
Tính mạng, sức khỏe |
Tài sản |
Danh dự, nhân phẩm |
|
||||||||
Sa thải, cắt chức, chuyển đổi đơn vị, vị trí công tác |
Đe dọa/ xâm phạm tính mạng, sức khỏe |
Đe dọa/ xâm phạm tài sản |
Đe dọa/ xâm phạm danh dự, nhân phẩm |
Kỷ luật Đảng |
Hành chính |
Hình sự |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy: ………
TT |
Diễn giải |
Tổng cộng |
Bộ, ngành |
Cấp tỉnh |
Cấp huyện |
||
1 |
Số cuộc thanh tra của thanh tra |
Theo kế hoạch |
|
|
|
|
|
Đã thực hiện |
|
|
|
|
|||
Đột xuất |
|
|
|
|
|||
2 |
Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra |
|
|
|
|
||
3 |
Số cuộc kiểm tra |
Theo chương trình |
|
|
|
|
|
Đã thực hiện |
|
|
|
|
|||
Đột xuất |
|
|
|
|
|||
4 |
Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra |
|
|
|
|
||
5 |
Số cuộc giám sát |
|
|
|
|
||
6 |
Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được giám sát |
|
|
|
|
||
7 |
Số người vi phạm quy định về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo |
Bị kỷ luật Đảng |
|
|
|
|
|
Xử lý về chính quyền |
|
|
|
|
|||
Xử lý theo pháp luật |
|
|
|
|
|||
Chưa đến mức bị xử lý |
|
|
|
|
|||
8 |
Số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã bị kết luận vi phạm quy định về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC và bảo vệ người tố cáo |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Hàng 3 chỉ thống kê số cuộc kiểm tra của Ủy ban kiểm tra các cấp;
- Hàng 5 chỉ thống kê số cuộc giám sát của của hội đồng nhân dân và mặt trận tổ quốc các cấp.
BCSĐ, ĐĐ, ĐU, tỉnh ủy, thành ủy: ………
Nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp
công dân của bộ, ngành, tỉnh ủy, UBND các cấp
(Năm 202...)
Nhân lực tham gia tiếp công dân |
Cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân |
Ghi chú |
||||||
Số lượng cán bộ, công chức chuyên trách tiếp công dân |
Số lượng cán bộ, công chức kiêm nhiệm tiếp công dân |
Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp công dân |
Phòng (trụ sở) tiếp công dân riêng biệt |
Phòng (trụ sở) tiếp công dân trong khu hành chính chung |
||||
Tiến sĩ luật |
Thạc sĩ luật |
Cử nhân luật |
Chuyên ngành khác |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số 11-Qđi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.