BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
509/LĐTBXH-PCTNXH |
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung
ương các tổ chức đoàn thể; |
Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015, ngày 9 tháng 12 năm 2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 4385/LĐTBXH-KHTC thông báo dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm năm 2012. Để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm ngay từ những tháng đầu năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Số 2, Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2012
(Kèm theo Công văn số 509/LĐTBXH-PCTNXH ngày 27 tháng 2 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể:
- Nghiên cứu, bổ sung các quy định pháp luật về phòng ngừa và bảo vệ người chưa thành niên bị cưỡng bức bán dâm, bảo đảm phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi cưỡng bức bán dâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng; nghiên cứu, bổ sung các quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại, phòng, chống lây nhiễm HIV trong pháp luật về phòng, chống mại dâm.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp phối hợp của các cơ quan liên quan trong quản lý, cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để tổ chức hoạt động mại dâm.
- Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thu chi và sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống mại dâm; nghiên cứu, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cho phù hợp với tình hình mới.
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá công tác truyền thông về phòng, chống mại dâm và đưa ra giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông; tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ phóng viên, báo đài các cơ quan thông tấn, báo chí trên toàn quốc về công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống mại dâm; kiểm tra, giám sát phòng ngừa việc lợi dụng các phương tiện thông tin trong hoạt động mại dâm; xây dựng các tài liệu thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm, đặc biệt là nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn: tờ rơi, tờ gấp, các trailer, các phóng sự, video clips…
- Xây dựng các tài liệu truyền thông, giáo án, bài học tuyên truyền về phòng, chống mại dâm để lồng ghép vào hoạt động chuyên môn của hệ thống trường học; tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, hội nghị, mít tinh để tuyên truyền; tập huấn, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các thành viên các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các mô hình phòng ngừa, tố giác tội phạm, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, chú trọng các mô hình hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng, giúp ổn định và phát triển xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm ở các bộ, ngành, địa phương; tăng cường hoạt động của Tổ công tác liên ngành về phòng chống mại dâm ở Trung ương: tổ chức giao ban định kỳ, thông báo kịp thời về các phương thức, thủ tục hoạt động của tội phạm, chính sách, pháp luật; kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện.
- Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra cho thanh tra chuyên ngành văn hóa thể thao du lịch các cấp trong việc tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh văn hóa, du lịch, ngăn chặn và xử lý các hành vi khiêu dâm, kích dục, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy.
- Chỉ đạo lực lượng công an các cấp rà soát, đánh giá thực trạng những hình thức tổ chức hoạt động mại dâm mới như: quan hệ tình dục đồng giới, bán dâm nam; kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như: khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke, vũ trường, quán bar… đặc biệt là các cơ sở liên doanh với nước ngoài; đấu tranh truy quét, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm, các đường dây hoạt động mại dâm liên tỉnh, mại dâm có yếu tố nước ngoài. Rà soát, triệt xóa các tụ điểm hoạt động mại dâm công cộng, ngăn chặn không để phát sinh tụ điểm mới. Chỉ đạo lực lượng biên phòng truy quét, triệt phá các tụ điểm mại dâm khu vực biên giới, các hoạt động mua bán người vì mục đích hoạt động mại dâm.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh chuyên án và điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm cho lực lượng kiểm sát viên, thẩm phán các cấp; xét xử điểm, xét xử lưu động các vụ án về mại dâm đảm bảo nghiêm minh theo luật định và góp phần tuyên truyền về công tác này.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình tại cộng đồng nhằm hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ bán dâm trong phòng, chống HIV/AIDS và tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm 2011-2015.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn trong toàn xã hội; xây dựng mô hình truyền thông ở các địa bàn trọng điểm.
- Tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm; đấu tranh các chuyên án về tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm đặc biệt đối với các vụ án liên quan đến mại dâm trẻ em.
- Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra cho thanh tra lao động, thanh tra văn hóa, công an, thành viên của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm các cấp; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
- Đánh giá các mô hình hiện có về giảm tổn thương, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, bảo vệ người chưa thành niên bị cưỡng bức bán dâm và bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại; nghiên cứu, xây dựng thí điểm các mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội; nghiên cứu, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, chú trọng mô hình hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng.
Đào tạo, nâng cao năng lực cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội trong việc tham mưu, điều phối các hoạt động về phòng, chống tệ nạn mại dâm và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội; củng cố Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các tỉnh, thành phố./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.