BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
5019/BNN-KTHT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được Văn bản số 2363/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26/6/2023 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Để có cơ sở tổng hợp kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan xây dựng đầu tư công năm 2024 thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, như sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm 2023.
2. Đề xuất kinh phí năm 2024 thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 3 năm 2024 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
(Chi tiết theo Đề cương và các biểu mẫu kèm theo Công văn này).
Đề nghị các cơ quan và địa phương xây dựng nội dung và gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) trước ngày 31/7/2023 để tổng hợp gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023 VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, ĐỀ XUẤT KINH PHÍ NĂM 2024
(TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2021-2025)
(Kèm
theo Công văn số 5019/BNN-KTHT ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
1. Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện năm 2023
- Đánh giá kết quả thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm 2023.
- Khối lượng hoàn thành và tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao Tiểu Dự án 1, Dự án 3 thực hiện năm 2023 (tính đến hết tháng 6 năm 2023 và ước thực hiện đến 31/12/2023);
+ Kết quả phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023 thực hiện Chương trình.
+ Kết quả phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 thực hiện Chương trình.
- Đánh giá chung: Mặt được, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân...
- Dự kiến một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện những tháng cuối năm 2023.
2. Ước thực hiện kinh phí (Tiểu dự án 1, Dự án 3) năm 2023
-Tổng số kinh phí thực hiện (Tiểu dự án 1, Dự án 3), trong đó:
+ Ngân sách Trung ương:
+ Ngân sách Địa phương:
+ Đối ứng của người dân:
+ Nguồn kinh phí khác (nếu có):
- Ước thực hiện so với kế hoạch (%).
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2024
1. Bối cảnh xây dựng kế hoạch năm 2024 (phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu Tiểu dự án 1, Dự án 3)
2. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
Đề xuất kinh phí năm 2024 thực hiện Chương trình phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định liên quan; phù hợp khả năng bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (theo Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2024-2025 của Chương trình), khả năng bố trí vốn từ ngân sách địa phương và huy động nguồn lực khác. Trong đó, đối tượng phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương như sau:
- Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
- 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.
- Các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam (riêng đối với tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo).
Số liệu đầu vào để phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các địa phương theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
3. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu cụ thể
- Kết quả chủ yếu
4. Dự kiến kế hoạch triển khai thực hiện
- Nội dung hoạt động; kết quả đầu ra;
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: tỷ đồng.
+ Ngân sách địa phương: tỷ đồng.
+ Vốn huy động hợp pháp khác: tỷ đồng (ghi rõ nguồn huy động).
6. Giải pháp chủ yếu (Hoàn thiện thể chế, cơ chế đặc thù và các giải pháp chủ yếu thực hiện)
7. Tổ chức thực hiện.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.