ỦY
BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/UBDT-CSDT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc đáp văn bản số 8607/BNN-TCLN ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều quan tâm đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giải quyết những khó khăn, bức xúc của hộ nghèo ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn như: “Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số di cư tự phát (Quyết định số 2085/QĐ-TTg và 162/QĐ-TTg); phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người (Quyết định 2086/QĐ-TTg); phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị quyết số 52/NQ-CP , Quyết định số 402/QĐ-TTg , Quyết định số 771/QĐ-TTg , Quyết định số 2561/QĐ-TTg và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg); tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật (Quyết định số 63/QĐ-TTg và 59/QĐ-TTg , Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg và 1163/QĐ-TTg , Quyết định số 1860/QĐ-TTg)...”1. Kết quả thực hiện các chính sách đã được Chính phủ phân tích, đánh giá đầy đủ tại các tài liệu, bao gồm: Báo cáo số 426/BC-CP ngày 04/10/2018 đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016 - 2018; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Tờ trình số 247/TTr-CP ngày 21/5/2020 của Chính phủ trình Quốc hội, được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020.
Chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua được thực hiện trên cơ sở hai văn bản của Chính phủ, bao gồm: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Qua đó, chính sách đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh lương thực, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ ban hành: Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, II, I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đã phê duyệt danh sách 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.
Để có cơ sở tiếp tục thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Dân tộc đã và đang tiến hành thực hiện một số nội dung sau: Một là, tham mưu cho Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, trong đó có nội dung “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”. Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang tiến hành xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; Hai là, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, các địa phương đang tổ chức rà soát, xác định các xã khu vực III, II, I, các thôn đặc biệt khó khăn và hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp, tổ chức thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong quí I/2021.
Về một số đề xuất cụ thể trong thời gian tiếp theo đối với chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tại một số địa phương và các tài liệu liên quan về việc triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, Ủy ban Dân tộc có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Tiếp tục triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho người thụ hưởng.
2. Việc triển khai thực hiện chính sách cần được tiến hành kịp thời hơn nữa đến người dân tại các địa phương, linh hoạt trong việc cấp gạo hoặc số tiền tương ứng phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo về chất lượng và số lượng theo quy định.
3. Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chính sách được thực hiện tốt, thể hiện tính nhân văn cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Với nội dung trên, Ủy ban Dân tộc kính gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
1 Báo cáo số 426/BC-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Giai đoạn 2016 - 2018).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.