BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4786/TCT-TTKT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; |
Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có những chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường các giải pháp để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn; tăng cường kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hoá đơn, chống gian lận về hoá đơn như Công điện số 01/CĐ-TCT ngày 11/4/20203 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, công văn số 2812/TCT-TTKT ngày 07/7/2023, công văn số 2698/TCT-TCCB ngày 24/6/2024,... Tuy nhiên, tình trạng mua bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng vẫn diễn ra công khai với chiều hướng phức tạp mặc dù nhiều vụ án mua bán hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách đã bị xử lý hình sự.
Do vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phòng, chống tình trạng mua bán hóa đơn điện tử, đặc biệt là việc quảng cáo, rao bán bán hóa đơn trên không gian mạng, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai quyết liệt các biện pháp sau:
1. Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trên không gian mạng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại công văn số 2812/TCT-TTKT ngày 07/7/2023, chủ động thu thập thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn trên không gian mạng trên địa bàn; thông tin từ các nguồn báo chí, mạng xã hội; thông tin từ nguồn đơn tố cáo, phản ánh từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài địa bàn quản lý... để tổ chức rà soát, nắm bắt thông tin, chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng có liên quan (công an, thông tin truyền thông,...) có biện pháp ngăn chặn việc phát tán, đăng tải các thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng và kịp thời điều tra, xử lý các hành vi vi phạm của các đối tượng.
2. Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định, quy trình về quản lý hóa đơn, quy trình áp dụng quản lý rủi ro về hóa đơn để thường xuyên đánh giá, sàng lọc các doanh nghiệp có rủi ro cao về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn; thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các vi phạm, cần đặc biệt lưu ý đối với các hành vi mua bán hoá đơn liên quan đến người nộp thuế trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố để kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan thuế các tỉnh, thành phố có biện pháp xử lý thuế theo quy định. Đồng thời khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan Thuế các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an ngang cấp để tiến hành phối hợp cung cấp thông tin, rà soát các tổ chức, cá nhân có hành vi mua bán hóa đơn trên địa bàn quận/ huyện, tỉnh/ thành phố để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Chủ động nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ thu thập, đánh giá và phân tích thông tin về hoá đơn trên không gian mạng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế hiểu và nắm được các chế tài xử lý đối với hành vi mua bán hóa đơn, hướng dẫn người nộp thuế sử dụng hoá đơn đúng quy định và nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện đúng chính sách pháp luật về thuế, hoá đơn.
4. Thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng về tổ chức, cá nhân tại địa bàn do Cục Thuế quản lý đã bị khởi tố, điều tra dấu hiệu tội phạm mua bán hóa đơn để kịp thời báo cáo Tổng cục (qua Cục TTKT).
Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế được biết và thực hiện./.
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.