BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4713/BTP-BTTP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Luật giám định tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nhận được phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Để việc triển khai thi hành Luật giám định tư pháp được thuận lợi, thống nhất, Bộ Tư pháp hướng dẫn, trả lời chung các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương một số nội dung sau đây:
1. Về hoạt động của Trung tâm pháp y tâm thần cấp tỉnh
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật giám định tư pháp thì tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần gồm có: Viện pháp y tâm thần Trung ương và Trung tâm pháp y tâm thần khu vực (không còn Trung tâm pháp y tâm thần cấp tỉnh).
Tuy nhiên, hiện nay, các Trung tâm pháp y tâm thần khu vực vẫn chưa được thành lập. Để đảm bảo hoạt động giám định pháp y tâm thần không bị gián đoạn, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng của địa phương thì tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp tiếp tục hoạt động cho đến khi Trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập và đi vào hoạt động, dự kiến thời gian Trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Luật giám định tư pháp có hiệu lực. Nội dung này đã được thể hiện tại Điều 29 dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp (Dự thảo Nghị định dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 6 năm 2013).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Luật giám định tư pháp thì các giám định viên tư pháp có trách nhiệm thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định; theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 và Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật giám định tư pháp thì người trưng cầu giám định có quyền trưng cầu giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định theo vụ việc; theo quy định tại Điều 24 Luật giám định tư pháp thì tổ chức được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định. Như vậy, theo các quy định trên thì các giám định viên tư pháp đang công tác tại các cơ quan, tổ chức chuyên môn (Bệnh viện; trung tâm y tế; viện nghiên cứu; cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, nghiên cứu…) có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp. Văn bản kết luận giám định của những người này có giá trị pháp lý như đối với văn bản kết luận giám định của giám định viên tư pháp chuyên trách đang công tác tại các tổ chức giám định tư pháp chuyên trách.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật giám định tư pháp thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận chữ ký của người giám định tư pháp được thực hiện như sau:
a) Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu giám định đích danh thì chữ ký của người giám định tư pháp trong bản kết luận giám định tư pháp phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;
b) Trường hợp tổ chức (bao gồm tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc) được trưng cầu, yêu cầu giám định thì người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu đó phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
c) Trường hợp việc giám định do Hội đồng giám định quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật giám định tư pháp thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
Tại Điều 9, Điều 10 của Luật giám định tư pháp đã quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, trong đó có quy định người đứng đầu cơ quan chuyên môn quản lý lĩnh vực giám định chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Do đó, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Giám đốc các Sở, ngành, địa phương) rà soát, xác định cụ thể lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của từng Sở, ngành báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cụ thể cho Sở, ngành đó thực hiện vai trò chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp và có trách nhiệm quản lý hoạt động ở từng lĩnh vực giám định đã được phân công.
5. Về thẻ giám định viên tư pháp
Luật giám định tư pháp không quy định việc cấp thẻ giám định viên tư pháp. Vì vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, Bộ Tư pháp dừng việc cấp thẻ giám định viên tư pháp, kể cả trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có văn bản đề nghị từ năm 2012 nhưng đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 trở về sau Bộ Tư pháp mới nhận.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Tư pháp về những kiến nghị, phản ánh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật giám định tư pháp, kính gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp nghiên cứu, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.