UBND
TỈNH LAI CHÂU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
468/SXD-GĐ&QLCL |
Lai Châu, ngày 17 tháng 07 năm 2014 |
Kính gửi: |
- Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành; |
Ngày 06/02/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định 15/2013/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2013. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất Iượng công trình xây dựng, văn bản số 2814/BXD-GĐ ngày 30/12/2013 về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đến nay UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 Quy định về phân cấp thẩm quyền thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên việc thực hiện các quy định nêu trên của một số Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh còn lúng túng và chưa thống nhất, vẫn còn Chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện. Để thống nhất việc thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn như sau:
1. Phạm vi, đối tượng và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Phạm vi, đối tượng và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 1, 2, 3 của Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Hằng năm sau khi được giao kế hoạch đầu tư, căn cứ theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt, các Chủ đầu tư lập bảng đăng ký kế hoạch kiểm tra nghiệm thu về Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các phòng ban chuyên môn của các huyện, thành phố theo phân cấp trước ngày 31 tháng 01 để làm cơ sở tổng hợp, lập kế hoạch kiểm tra cho cả năm.
(Biểu mẫu đăng ký kế hoạch kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư theo Phụ lục 01 kèm theo hướng dẫn này)
- Sau khi khởi công công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo gửi Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các phòng ban chuyên môn của các huyện, thành phố theo phân cấp các thông tin sau: tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình (tham khảo Phụ lục 02 kèm theo hướng dẫn này).
- Trường hợp trong quá trình thi công công trình có điều chỉnh về tiến độ thi công thì các chủ đầu tư phải gửi báo cáo đến cơ quan chuyên môn về xây dựng liên quan để theo dõi, tổng hợp và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
- Trước 10 ngày làm việc so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền báo cáo hoàn thành hạng mục công hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình (tham khảo Phụ lục 03 kèm theo).
- Hàng năm sau khi nhận được bảng đăng ký kế hoạch kiểm tra nghiệm thu của các Chủ đầu tư, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổng hợp kế hoạch kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý, phòng Công thương, phòng Quản lý đô thị thành phố có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng theo phân cấp và gửi báo cáo kế hoạch về Sở Xây dựng để nắm bắt, tổng hợp và thông báo kế hoạch kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh (tham khảo Phụ lục 04 kèm theo).
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra tại một số giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và kiểm tra công trình lần cuối sau khi nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình.
+ Thời điểm dự kiến kiểm tra lần 1, lần 2 là các thời điểm chuyển bước thi công quan trọng của công trình. Ví dụ đối với công trình dân dụng công nghiệp là tại các thời điểm đổ bê tông móng (sau khi nghiệm thu cốt thép, ván khuôn móng, chuẩn bị đổ bê tông), thời điểm đổ bê tông sàn, ... đối với công trình giao thông các thời điểm trên có thể là thi công xong phần nền, phần mặt các thời điểm thi chuyển bước của cầu cống vừa và lớn (phần móng kết cấu); đối với công trình Nông nghiệp và PTNT là các thời điểm hoàn thiện đào hố móng, thời điểm đổ bê tông kênh mương, thời điểm thi công xong phần kết cấu ngầm (trước khi lấp đất), xử lý chống thấm ….; đối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác là các thời điểm thi công các phần công việc quan trọng, quyết định đến an toàn kết cấu, chất lượng của công trình.
+ Kiểm tra lần cuối sau khi nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư.
- Nội dung và phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra hiện trạng các bộ phận công trình bằng trực quan và kiểm tra đối chiếu các số liệu quan trắc, đo đạc so với yêu cầu của thiết kế.
+ Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của thiết kế dựa trên hồ sơ hoàn thành công trình (tham khảo Phụ lục 05 - Đối với công trình xây dựng dân dụng; các công trình chuyên ngành khác thì các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tham khảo, bổ sung cho phù hợp với công trình chuyên ngành do mình quản lý để thực hiện).
+ Trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị sự nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của thiết kế.
+ Trường hợp kiểm tra hồ sơ phát hiện thấy tổ chức thí nghiệm không đủ điều kiện năng lực theo quy định, số liệu kết quả thí nghiệm không đủ độ tin cậy; kiểm tra hiện trạng bằng trực quan, các số liệu quan trắc, đo đạc cho thấy công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế (nghiêng, lún, nứt, thấm ... vượt quy định cho phép) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình.
+ Trường hợp thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thì các tổ chức tư vấn thực hiện các công việc này phải được các cơ quan nêu trên chấp thuận.
Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng được lập dự toán và tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm: chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, ở, ... được tính theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính.
- Chi phí thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điểm 3.5 Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ Xây dựng; giá trị căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện được tính theo quy định tại Phụ lục hướng dẫn lập dự toán chi phí tư vấn kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Đối với các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa có chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thì Chủ đầu tư phê duyệt bổ sung dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu.
- Đối với dự án chưa được phê duyệt, chủ đầu tư đưa chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng vào tổng mức đầu tư trong hồ sơ trình duyệt dự án.
5. Thông báo kết quả kiểm tra:
- Kết thúc từng đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng lập biên bản kết quả kiểm tra, nêu rõ các vấn đề tồn tại (nếu có) để chủ đầu tư khắc phục (tham khảo phụ lục 06).
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra công trình lần cuối, nếu hiện trạng chất lượng công trình và hồ sơ hoàn thành công trình đáp ứng được yêu cầu của thiết kế và quy định của pháp luật, đảm bảo đủ điều kiện khai thác và sử dụng công trình thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (tham khảo phụ lục 07).
- Trường hợp các Chủ đầu tư không thực hiện đăng ký kế hoạch kiểm tra công tác nghiệm thu: Đề nghị các Sở quản lý công trình chuyên ngành không chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và Sở Tài chính không thực hiện thẩm tra quyết toán công trình khi không có thông báo của các Sở quản lý công trình chuyên ngành chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
- Trường hợp công trình có biểu hiện không đảm bảo an toàn vận hành, khai thác và sử dụng (an toàn chịu lực, an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn môi trường và các an toàn khác theo quy định của pháp luật có liên quan); vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình thì cơ quan chuyên môn về xây dựng không chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Việc tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng chỉ được thực hiện nếu các bên có liên quan khắc phục, giải quyết được các tồn tại và vi phạm.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng để xem xét sửa đổi cho phù hợp. Địa chỉ mail: soxaydung-laichau@chinhphu.vn; điện thoại: 02313.876608.
Trên đây là hướng dẫn kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn của Sở Xây dựng. Đề nghị các Sở quản lý công trình chuyên ngành, các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan cùng phối hợp thực hiện để nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.