BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4654/BGDĐT-GDCTHSSV |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Các sở giáo dục và đào tạo; |
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (GDCTr & CTHSSV) năm học 2024 - 2025 như sau:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV; quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật, Đề án, Chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GDĐT về GDCTr & CTHSSV bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam; tăng cường công tác tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên.
3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo của phòng/ban/bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV tại các sở GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học.
4. Tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, đặc biệt đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
5. Tổ chức tổng kết, đánh giá các Đề án, Dự án, Chương trình về nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục đề xuất, tham mưu phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
6. Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền, xác định GDCTr & CTHSSV là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội của từng địa phương, đơn vị; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV.
1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
1.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kinh tế - pháp luật..., quan tâm giáo dục HSSV về lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng cống hiến đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
1.2. Tổ chức các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt, tuyên truyền nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, HSSV tích cực tham gia Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tổ chức tuyên dương các tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác trang trọng, ý nghĩa; khuyến khích tổ chức lễ tuyên dương tại các di tích lịch sử văn hóa phù hợp với điều kiện thực tế; đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương tiêu biểu trong rèn luyện và học tập, hành động cao đẹp, gương người tốt việc tốt trong HSSV.
1.3. Tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca đầu tuần tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; thực hiện học tập 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên, nhi đồng.
1.4. Theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng của HSSV; tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với HSSV để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời xử lý những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HSSV; chủ động phát hiện và phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan HSSV; không để HSSV bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.
1.5. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng thông qua các môn học và hoạt động giáo dục nhằm bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HSSV; thực hiện tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng trong trường học theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các các cơ sở giáo dục”; phấn đấu đạt chỉ tiêu đến hết năm 2025 có 20.000 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.
1.6. Tiếp tục xây dựng mạng lưới và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho báo cáo viên, cộng tác viên về công tác chính trị, tư tưởng và công tác HSSV; tuyển chọn, cử báo cáo viên cốt cán tham gia giao ban, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch và triệu tập của Bộ GDĐT; tổ chức hoặc tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên phụ trách tư vấn tâm lý, công tác xã hội, giám thị tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
1.7. Tăng cường chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV vùng đặc thù, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài....
2. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, xây dựng văn hóa học đường
2.1. Đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hóa học đường; xây dựng văn hóa trường học gắn với uy tín và thương hiệu của nhà trường; xây dựng các hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi là chuẩn mực để nhà giáo, cán bộ quản lý, HSSV làm mục tiêu phấn đấu, chú trọng xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn; môi trường xã hội nhân văn gắn với các mối quan hệ thân thiện.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các trường học; khuyến khích HSSV tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; chú trọng nâng cao chất lượng hội thi, liên hoan văn nghệ cho HSSV[1], góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc giúp HSSV hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ; đẩy mạnh văn hóa đọc trong trường học: hỗ trợ, đầu tư phát triển mạng lưới hoạt động thư viện tại các các cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học... để định hướng, tạo điều kiện cho HSSV đọc sách, say mê và yêu quý sách.
- Tổ chức tổng kết Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” và sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
- Tiếp tục triển khai và sơ kết Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”; đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
2.2. Tăng cường công tác tư vấn học đường, đặc biệt chú trọng công tác tư vấn tâm lý; xây dựng quy trình rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của học sinh, hạn chế việc học sinh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; hoàn thiện quy trình kết nối chuyển gửi các vụ việc của học sinh đối với các nguồn lực ngoài nhà trường hỗ trợ học sinh yếu thế; tư vấn hướng nghiệp, quan tâm việc định hướng, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội; thực hiện hiệu quả công tác xã hội trong trường học; tổng kết Kế hoạch phát triển công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2021 - 2025[2].
2.3. Đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, phát huy tài năng, phát hiện năng khiếu; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm khuyến khích HSSV tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và kỹ năng sống; phát động phong trào học tiếng Anh cho HSSV ở các nhà trường; xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
2.4. Tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025; sơ kết 03 năm thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục; rà soát, đánh giá, đổi mới công tác Đoàn - Đội - Hội theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện của cơ quan, đơn vị.
2.5. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý các hoạt động liên kết dạy học kỹ năng sống, giá trị sống cho HSSV trong các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống trong các cấp học trên địa bàn tạo môi trường tốt cho HSSV nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động cụ thể tại nhà trường, gia đình và ngoài xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.6. Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên"; xây dựng, ban hành Kế hoạch phối hợp công tác, trong đó nêu cụ thể nội dung, nhiệm vụ phối hợp với từng cơ quan, đơn vị hữu quan để tăng cường hiệu quả công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HSSV.
3. Công tác học sinh, sinh viên
3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HSSV về kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT, đặc biệt Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
3.2. Tiếp tục thực hiện Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025"[3]; khuyến khích HSSV tham dự Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ GDĐT tổ chức; hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đào tạo, thực hành và trải nghiệm đổi mới sáng tạo nhằm truyền thụ tinh thần, khát vọng và kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV; tham mưu cấp có thẩm quyền trong việc huy động nguồn lực tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục; tiếp tục xây dựng Chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quan trọng tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho HSSV, khuyến khích xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh, mô hình hỗ trợ sinh kế nhằm giải quyết các vấn đề của cộng đồng, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp; chủ động tổ chức các hoạt động tham quan, thực hành tại doanh nghiệp nhằm sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và tiếp tục tham mưu xây dựng Đề án giai đoạn tiếp theo.
3.3. Các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục; tích cực tham gia Cuộc thi “Sáng kiến phòng chống bạo lực học đường và phòng ngừa lao động trẻ em trái pháp luật”; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giải pháp tại dự án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025”[4] và dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”[5].
3.4. Tiếp tục thực hiện công tác phối hợp của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ GDĐT về tăng cường công tác giáo dục An toàn giao thông (ATGT) trong trường học; chú trọng công tác đảm bảo ATGT cho HSSV tại khu vực cổng trường học, ATGT trên các xe đưa đón HSSV tới trường.
3.5. Sơ kết, đánh giá 03 năm thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục; đảm bảo đủ thời lượng thực hành, diễn tập cho HSSV các kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
3.6. Tích cực phối hợp với cơ quan truyền thông, trung tâm văn hóa và đơn vị liên quan tổ chức các sân chơi, hoạt động trí tuệ, bổ ích, lành mạnh thu hút HSSV tham gia; chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề truyền thông liên quan đến nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV tạo sự chia sẻ, đồng thuận cùng ngành Giáo dục; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV. Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm rà soát, hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền và trách nhiệm của sinh viên theo hướng tích hợp các quy định, giảm số lượng văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và áp dụng.
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn và căn cứ tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên); địa chỉ: Số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; hộp thư điện tử: vugdcthssv@moet.gov.vn) để kịp thời giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] “Giai điệu tuổi hồng”, “Tiếng hát sinh viên” ...
[2] Quyết định số 4969/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch phát triển công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2021 - 2025.
[3] Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”.
[4] Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT ngày 03/3/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.
[5] Quyết định số 1977/QĐ-BGDĐT ngày 07/7/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.