BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 4581/BGDĐT-GDTH |
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Văn bản số 277/BDN ngày 30/8/2021.
Nội dung kiến nghị:
Cử tri phản ánh, ngày 29/01/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật, tuy nhiên trước thực trạng số lượng trẻ em khuyết tật trong xã hội có chiều hướng gia tăng, các cơ sở giáo dục thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị chuyên dụng, việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật là rất khó khăn và kém hiệu quả. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực xây dựng các trường, trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật chuyên biệt để thực hiện chăm sóc trẻ khuyết tật và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại cơ sở giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn (Câu 4).
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật (NKT) nói chung, trẻ khuyết tật (TKT) nói riêng, tạo cơ hội để TKT được tiếp cận với giáo dục, một trong những quyền cơ bản của trẻ em.
Theo Luật Người khuyết tật, có 03 phương thức giáo dục cơ bản cho người khuyết tật (giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt). Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. Nhà nước khuyến khích NKT tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Tùy theo dạng tật, mức độ tật, trẻ khuyết tật được học tập tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trung tâm giáo dục TKT và chủ yếu học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương chưa có Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trường chuyên biệt nên chưa có đội ngũ giáo viên có chuyên môn sâu về giáo dục đặc biệt để can thiệp, hỗ trợ các kĩ năng đặc thù cho trẻ khuyết tật trước và trong khi học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ GDĐT xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục, chăm sóc trẻ em khuyết tật. Trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành các văn bản về chính sách giáo dục đối với trẻ khuyết tật như: Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 26/12/2012 quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; Quyết định số 338/2018/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục; Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ từng năm học đều có hướng dẫn về công tác giáo, dục trẻ khuyết tật;...
Thực hiện Luật Quy hoạch 2017, Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, hiện nay Bộ GDĐT đang chỉ đạo việc triển khai việc xây dựng quy hoạch trên để trong thời gian tới trình Thủ tướng phê duyệt theo đúng quy định. Quy hoạch được phê duyệt này là cơ sở vững chắc cho việc đầu tư, thu hút các nguồn đầu tư nhằm triển khai xây dựng các cơ sở giáo dục chuyên biệt, các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các địa phương, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội như cử tri phản ánh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.