BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4579/LĐTBXH-PCTNXH |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015 |
Kính gửi: |
…………………..…………………………..……………… |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2015 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Quý cơ quan góp ý cho Dự thảo Nghị định nói trên (dự thảo Nghị định gửi kèm).
Văn bản góp ý gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội), số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; đồng thời gửi qua thư điện tử: thupd@molisa.gov.vn trước ngày 18/11/2015 để tổng hợp.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO 4 |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, sau 01 (một) tháng kể từ ngày bắt đầu chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy từ lần thứ (02) hai trở lên trong vòng 30 ngày.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
2. Điểm c khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện sử dụng trái phép ma túy quyết định việc giao người vi phạm cho cơ sở xã hội gần nhất quản lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức bàn giao người vi phạm cho cơ sở xã hội quản lý. Trong thời hạn tối đa là 03 (ba) ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định theo địa chỉ mà người vi phạm tường trình thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Tiêu chí xác định người không có nơi cư trú ổn định và trình tự, thủ tục xác định người không có nơi cư trú ổn định thực hiện theo quy định của Bộ Công an.”
3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối với trường hợp xác định được nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về tình trạng nghiện ma túy của họ;
c) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc Biên bản vi phạm về việc sử dụng trái phép chất ma túy từ lần thứ 02 (hai) trở lên đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
d) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với trường hợp không xác định được nơi cư trú ổn định:
a) Các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Biên bản vi phạm về việc sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Tài liệu xác minh người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định của cơ quan lập hồ sơ”.
3. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, có chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp, làm việc tại: các trạm y tế cấp xã; cơ sở y tế của ngành công an; cơ sở y tế quân y, quân dân y; phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên, phòng y tế của các cơ sở cai nghiện được thành lập theo quy định của pháp luật.”
4. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại Điều 11 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục hồ sơ, lập thành hai bản và chuyển kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
a) Đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì chuyển bản gốc hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cư trú ổn định để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; bản sao hồ sơ được lưu tại cơ quan lập hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì chuyển bản gốc hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; bản sao của hồ sơ được lưu tại cơ quan lập hồ sơ.”
5. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Chuyển hồ sơ, đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
a) Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu có căn cứ cho rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì gửi văn bản tới Trưởng phòng Tư pháp cùng cấp đề nghị bổ sung, giải trình. Sau 02 ngày làm việc, nếu Trưởng phòng Tư pháp không có văn bản bổ sung, giải trình thì Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp đồng thời thông báo bằng văn bản cho người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Trường hợp hồ sơ bảo đảm cơ sở pháp lý thì Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ vào độ tuổi, tình trạng nghiện, tình trạng sức khỏe, tình trạng học tập, tình trạng việc làm, tình trạng gia đình, lịch sử vi phạm pháp luật của người vi phạm được ghi trong Bản tóm tắt lý lịch quy định tại Mục a Khoản 1 và Mục a Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Tòa án nhân dân cấp huyện phải được lập thành văn bản, trong đó ghi cụ thể thời gian đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, căn cứ đề xuất thời hạn áp dụng, các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2. Chuyển hồ sơ
a) Trường hợp hồ sơ bảo đảm cơ sở pháp lý thì trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chuyển gốc hồ sơ cùng văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và bản sao lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Trường hợp Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc có ý kiến bằng văn bản về hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm bổ sung, giải trình bằng văn bản.”
7. Điểm c Khoản 1 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Chỉ đạo Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tư pháp và Công an cấp tỉnh bố trí nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm thực hiện công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính;”
8. Bãi bỏ Điều 5.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an có trách nhiệm quy định chi tiết các nội dung được giao trong Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2015.
2. Bãi bỏ đoạn 2 Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.