ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/UBND-KGVX |
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội; |
Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới; Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến chủng mới (Delta, Omicron) nguy hiểm, những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 như người có bệnh lý nền, người trên 50 tuổi có khả năng lây nhiễm cao hơn, bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn. Thực hiện chỉ đạo tại Công điện số 1815/CĐ- TTg ngày 26/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19; tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do COVID-19; Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19; để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố như sau:
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố. Quyết liệt triển khai các nội dung tại Công điện số 1815/CĐ-TTg ngày 26/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế: Khẩn trương rà soát, lập danh sách, thống kê, quản lý chặt người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 tổ chức triển khai các nội dung nhằm bảo vệ nhóm người này như: Thành lập các tổ tiêm vắc xin lưu động tại hộ gia đình và triển khai tiêm vét, tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho những người này; tổ chức phân loại, quản lý, chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 từ cơ sở, từ sớm ngay khi mắc; có sự hỗ trợ, giám sát khoa học, hợp lý, chặt chẽ, hiệu quả của cán bộ y tế và theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ bệnh chuyển nặng, tỷ lệ tử vong do COVID-19.
2. Ban Chỉ đạo, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các nội dung tại Công điện số 1815/CĐ-TTg ; Công văn số 10815/BYT-DP, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Rà soát, lập danh sách, thống kê, quản lý chặt chẽ người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh lý nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ của người thuộc nhóm nguy cơ cao và gia đình.
- Thành lập các tổ tiêm vắc xin lưu động, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm vét, tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 ngay tại nhà, bảo đảm không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao mà không được tiêm vắc xin đầy đủ (trừ trường hợp chống chỉ định), đặc biệt là những người không đi lại được.
- Tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao: Theo dõi sức khỏe, xử lý và điều trị ngay khi phát hiện mắc COVID-19 theo đúng hướng dẫn, phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 của ngành Y tế.
- Thực hiện cách ly, theo dõi tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo tình trạng, mức độ bệnh, điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; có sự hỗ trợ, giám sát khoa học, hợp lý, chặt chẽ, hiệu quả của cán bộ y tế và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
- Căn cứ văn bản hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, bố trí ngân sách, huy động nguồn lực tham gia phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, trong đó bao gồm kinh phí mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thuốc điều trị phục vụ công tác phòng, chống dịch. Trong trường hợp ngân sách địa phương không bố trí được, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu giải pháp tháo gỡ và báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
3. Sở Y tế (cơ quan Thường trực Thành phố)
- Theo dõi việc triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.
- Theo dõi sát việc tiếp nhận, sử dụng, nhu cầu sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tiêm phủ mũi 1, mũi 2, mũi bổ sung, mũi nhắc lại của các đơn vị và nguồn vắc xin COVID-19 phân bổ của Bộ Y tế để có kế hoạch tiếp nhận, phân bổ, sử dụng vắc xin trên địa bàn Thành phố, đảm bảo kịp thời, đầy đủ vắc xin cho các địa phương, đơn vị.
- Hướng dẫn quản lý, chăm sóc người bệnh lý nền, người có nguy cơ cao; kịp thời cập nhật, hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp với diễn biến bệnh và điều kiện thực tế của Thành phố.
- Theo dõi việc rà soát, quản lý, triển khai các nội dung nhằm bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao tại các quận, huyện, thị xã để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện; báo cáo UBND Thành phố các nội dung vượt quá chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế.
- Theo dõi việc quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã, việc sử dụng thuốc điều trị và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 để có kế hoạch tiếp nhận, phân bổ từ Bộ Y tế và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo việc mua sắm vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch, điều trị tại các đơn vị theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo chí, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư, trang thiết bị y tế, ô xy y tế tăng cường sản xuất, cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt vật tư, trang thiết bị y tế, ô xy y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch do thiếu nguồn cung.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan dự trù, báo cáo UBND Thành phố bố trí ngân sách Thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn việc bố trí, sử dụng nguồn ngân sách địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo chí, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
7. Các Sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức các nội dung tại Công điện số 1815/CĐ-TTg ; Công văn số 10815/BYT-DP.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ban, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng. Tổ chức quyên góp, hỗ trợ nhằm giảm bớt các thiệt hại do dịch bệnh gây nên trong trường hợp cần thiết.
UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.