BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4469/BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Bộ Tài chính; |
Thực hiện các mục tiêu tại Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt triển khai Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) qua hai giai đoạn 1999-2005, giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục phê duyệt triển khai năm 2011 và giai đoạn 2012-2015.
Để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, trong đó giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cấp tín dụng.
Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg đã được NHCSXH thực hiện từ năm 2004 đến nay, trong gần 09 năm triển khai thực hiện chương trình cho vay NS&VSMTNT, NHCSXH đã cho vay được trên 4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh (trên 2,1 triệu công trình nước sạch và 2,0 triệu công trình vệ sinh) đã giúp cho gần 2,5 triệu lượt hộ gia đình trên toàn quốc được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn. Tổng dư nợ đến 30/11/2012 là 10.420 tỷ đồng, với trên 1,7 triệu hộ gia đình còn dư nợ, trong đó nợ quá hạn 54 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,5%/ tổng dư nợ.
1. Kết quả cụ thể qua các năm như sau:
TT |
Năm |
Cho vay (tỷ đồng) |
Thu nợ (tỷ đồng) |
Dư nợ (tỷ đồng) |
Tổng số công trình được vay vốn trong năm (103) |
||
Tổng số |
Công trình nước sạch |
Công trình vệ sinh |
|||||
1 |
2004 |
122 |
|
122 |
38 |
22 |
16 |
2 |
2005 |
223 |
18 |
327 |
116 |
62 |
54 |
3 |
2006 |
520 |
58 |
789 |
158 |
80 |
78 |
4 |
2007 |
1.087 |
159 |
1.717 |
320 |
155 |
165 |
5 |
2008 |
2.138 |
312 |
3.544 |
568 |
266 |
302 |
6 |
2009 |
2.738 |
785 |
5.497 |
719 |
342 |
377 |
7 |
2010 |
2.344 |
884 |
6.957 |
606 |
295 |
311 |
8 |
2011 |
2.955 |
1.371 |
8.540 |
774 |
501 |
273 |
9 |
11/2012 |
3.511 |
1.631 |
10.420 |
891 |
449 |
442 |
10 |
Tổng cộng |
15.638 |
5.218 |
|
4.190 |
2.172 |
2.018 |
a) Những mặt được
- Các hộ dân sống ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh không những đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống. Nhân dân đồng tình, phấn khởi đón nhận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
- Các công trình vệ sinh đã góp phần khắc phục nạn ô nhiễm môi trường; bảo vệ chất lượng các nguồn nước, giải quyết tình trạng ô nhiễm do phân người và phân gia súc gây ra góp phần làm đẹp cảnh quan, sạch đường làng, ngõ xóm. Từ đó làm cho môi trường nông thôn, các khu vực công cộng, khu vực làng nghề sản xuất được cải thiện đáng kể, cảnh quan và môi trường nông thôn “Xanh-Sạch- Đẹp” đang xuất hiện ở nhiều làng, xã.
b) Những khó khăn, tồn tại vướng mắc
- Nguồn vốn cho vay của chương trình còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân vùng nông thôn để làm công trình nước sạch và vệ sinh; với mức vay tối đa đối với 01 công trình là 04 triệu đồng, với giá cả về nguyên vật liệu, nhân công ngày càng cao như hiện nay sẽ không đáp ứng những chi phí cần thiết để hộ dân xây dựng công trình đảm bảo chất lượng.
- Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2005 đến nay năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 18,89%; năm 2009 là 6,52%; năm 2010 là 11,75%; năm 2011 là 18,13% và 9 tháng đầu năm 2012 là 5,13%. Bên cạnh đó là mức độ trượt giá nguyên vật liệu đầu vào để xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh từ năm 2004 đến năm 2012, cụ thể ở một số địa phương như sau: Tại tỉnh Yên Bái là 3,33 lần; tỉnh Nghệ An là 3,26 lần; tỉnh An Giang là 3,48 lần... Như vậy, với mức vốn cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa 4 triệu đồng/hộ ở thời điểm hiện nay thì không đủ để xây dựng được công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hợp tiêu chuẩn quốc gia.
- Qua khảo sát, kiểm tra thực tế tại địa phương cho thấy một số công trình nước sạch và vệ sinh đã sử dụng nhiều năm, đến nay bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia. Các hộ gia đình đã trả hết nợ và có nhu cầu vay lại để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên nếu không được vay lại để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch và vệ sinh đã bị hư hỏng thì các hộ dân lại rơi vào tình trạng sử dụng nước và công trình vệ sinh nông thôn không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia từng thời kỳ.
- Theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg , các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, gồm: hố xí hoặc hố xí kèm bể biogas, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý nước thải, rác thải khu vực làng nghề nông thôn là mục đích tín dụng của Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
Hiện nay, cả nước có khoảng 7 triệu hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó khoảng 50% số hộ có nhu cầu bức thiết xây dựng bể biogas (khoảng 3,5 triệu công trình) để xử lý chất thải chăn nuôi. Ước tính đến nay, tổng số công trình biogas được xây dựng trên cả nước bằng nhiều nguồn vốn khác nhau khoảng 1.000.000 công trình, chiếm 14,3% nhu cầu, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu xây dựng công trình biogas của người dân.
Trong khi đó, ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng trầm trọng do mở rộng quy mô và địa bàn chăn nuôi. Việc xây dựng các công trình biogas dựa trên các nghiên cứu ứng dụng cho từng địa bàn cụ thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước và không khí do cặn thải, nước thải gây ra. Do vậy, nhu cầu vay vốn của người dân để xây dựng các công trình xử lý nước thải, bể biogas với mức cho vay 4 triệu/1 công trình là không đủ.
- Thực tế tại địa phương, một số công trình nước sạch và vệ sinh đã sử dụng nhiều năm, đến nay bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia, nhiều hộ vay đã trả hết nợ và có nhu cầu vay lại để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMTNT để bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia theo từng thời kỳ, nhưng hiện nay chưa có quy định được vay lại.
Xuất phát từ những khó khăn và tồn tại trên, để tiếp tục góp phần thực hiện các mục tiêu tại Quyết định 104/2000/QĐ-TTg có hiệu quả và bền vững, NHCSXH đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính của Quyết định 62/2004/QĐ-TTg , cụ thể như sau:
- Nâng mức cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa từ 4 triệu đồng/hộ lên 6 triệu đồng/hộ.
- Cho vay lại đối với các hộ gia đình đã trả hết nợ, có nhu cầu vay lại để xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đã hư hỏng và xuống cấp.
Thực hiện công văn số 7358/VPCP-KTTH ngày 18/9/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc nâng mức cho vay tối đa đối với Chương trình MTQG NS&VSMTNT, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 và lấy ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHCSXH; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với việc sửa đổi, bổ sung văn bản qui phạm pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với NHCSXH dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg (dự thảo kèm theo), đề nghị các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia ý kiến bằng văn bản vào nội dung bản Dự thảo gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/12/2012./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.