ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4390/SYT-NVY |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
thành phố; |
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19;
Căn cứ công văn số 2279/UBND-VX ngày 08/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ,
Nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát tình hình dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay, Sở Y tế đề nghị các đơn vị tập trung thực hiện những biện pháp sau:
a. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp Viện Pasteur, Trung tâm Công nghệ thông tin truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các trung tâm y tế đánh giá các vùng dịch tễ dựa trên số liệu các ca bệnh, lập bản đồ dịch tễ các ổ dịch và phân vùng nguy cơ tại các địa bàn quận, huyện, từ đó đề xuất địa phương lên phương án tổ chức việc lấy mẫu xét nghiệm đúng trọng tâm, trọng điểm và quyết định khu vực nào cần phong tỏa, khu vực nào cần xét nghiệm tầm soát diện rộng để phát hiện ổ dịch tiềm ẩn và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục phát tán.
b. Tăng cường tốc độ và chất lượng điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực nguy cơ cao để tìm nguồn lây:
- Các trung tâm y tế tổ chức các đội điều tra dịch tễ (gồm lực lượng đội đáp ứng nhanh của y tế địa phương và sinh viên tình nguyện ngành y tế công cộng, y học dự phòng) phối hợp lực lượng công an địa phương truy vết nhanh từ các trường hợp F0, tìm kiếm tất cả F1 trong thời gian sớm nhất để tổ chức cách ly ngay, thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh và mẫu đơn RT-PCR. Nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR khẩn trương điều tra ngay các trường hợp tiếp xúc gần của các ca này để tiếp tục chuyển cách ly, xét nghiệm sớm.
- Tại các ổ dịch trên địa bàn (khu vực nguy cơ rất cao): thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đồng thời thực hiện xét nghiệm (mẫu gộp 5) ở phạm vi tổ dân phố, mở rộng khu phố (quyết định tùy theo yếu tố dịch tễ), toàn bộ công ty.... Nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, thực hiện ngay xét nghiệm mẫu đơn RT-PCR và điều tra tiếp các trường hợp tiếp xúc gần để chuyển cách ly và xét nghiệm kiểm tra sớm.
c. Tầm soát cộng đồng theo trọng tâm, trọng điểm (khu vực nguy cơ cao, khu vực có nguy cơ) bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10 đại diện hộ gia đình:
- Căn cứ tình hình diễn biến dịch tễ địa phương, các quận, huyện, lãnh đạo quận, huyện, lực lượng y tế địa phương, quận, huyện, thành phố và bộ phận tăng cường của Trung ương tổ chức các đội lấy mẫu đã được tăng cường đến địa điểm lấy mẫu, tổ chức lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu tại các phòng xét nghiệm theo sự chỉ đạo của Trung tâm Điều phối lấy mẫu, xét nghiệm của Thành phố.
- Linh hoạt điều phối mẫu xét nghiệm giữa các phòng xét nghiệm để đảm bảo các xét nghiệm được trả kết quả mẫu gộp trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm lấy mẫu. Các phòng xét nghiệm phải có thời gian cam kết trả kết quả, đề nghị không sử dụng cơ sở xét nghiệm trong trường hợp kết quả trả lời không đúng thời gian cam kết.
- Tổ chức xét nghiệm phát hiện sàng lọc nguồn lây nhiễm mạnh bằng xét nghiệm nhanh (mẫu gộp) tại các khu vực lây nhiễm cao, khu công nghiệp, tổ chức lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại chỗ (theo từng hộ gia đình, cụm dân cư) đảm bảo quy định giãn cách xã hội.
Tùy theo nhu cầu sử dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên, Sở Y tế sẽ cân đối phân bổ cho các địa phương theo nguồn cung của các công ty, trung bình 120.000 - 150.000 mẫu/ngày (mỗi quận, huyện trung bình 5.000 - 6.000 mẫu/ngày, các đơn vị nếu có nhu cầu nhiều hơn liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để được phân bổ hợp lý.) Do đó, các đơn vị cần sử dụng hợp lý và hiệu quả xét nghiệm nhanh (khu vực phong tỏa ở khu dân cư, ổ dịch ở các công ty...)
- Tầm soát trong cộng đồng bằng lấy mẫu gộp 10 theo đại diện hộ gia đình:
Tất cả hộ gia đình đều dược lập danh sách để lấy mẫu đại diện, mỗi hộ gia đình dưới 5 người chọn đại diện 1 người thường xuyên tiếp xúc cộng đồng, hộ gia đình từ 5 người trở lên chọn đại diện 2 người để lấy mẫu. Số lượng mẫu ở các quận, huyện do Trung tâm Điều phối lấy mẫu, xét nghiệm của Thành phố điều phối dựa trên các vùng nguy cơ và tùy theo tổng công suất xét nghiệm RT-PCR của các đơn vị trong thành phố (hiện nay, tổng công suất xét nghiệm RT-PCR được gia tăng theo lộ trình do số lượng máy xét nghiệm đã được bổ sung qua nhà tài trợ, các đơn vị địa phương khác hỗ trợ và do thành phố mua theo cơ chế chỉ định thầu...)
d. Lặp lại xét nghiệm tầm soát để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng:
- Khu vực phong tỏa: triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 02 - 03 ngày/lần.
- Khu vực có nguy cơ cao: triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 05 - 07 ngày/lần
e. Việc tổ chức lấy mẫu ở cộng đồng và khu công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu giãn cách và 5K, tổ chức nhiều điểm lấy mẫu với quy mô nhỏ, theo khung giờ, không tập trung đông người để tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Ở những vùng lõi của khu vực phong tỏa nên thực hiện lấy mẫu ở hộ gia đình để tránh lây nhiễm cho cộng đồng vì giai đoạn này có nhiều ca bệnh. Tuy nhiên, giải pháp này đưa đến công suất lấy mẫu sẽ giảm vì thời gian di chuyển, do đó các địa phương cần yêu cầu Trung tâm Điều phối lấy mẫu, xét nghiệm của Thành phố để bổ sung nguồn lực dự bị trong trường hợp phát sinh nhiều ổ dịch hoặc tùy theo điều kiện thực tiễn của địa phương có thể triển khai các giải pháp khả thi hơn: mời từng hộ ra khu vực lấy mẫu theo thứ tự: các hộ có nguy cơ ra trước, các hộ có nguy cơ rất cao ra sau cùng; khuyến cáo hạn chế tối đa việc mời nhiều hộ ra cùng lúc.
- Tiếp tục duy trì hoạt động các cơ sở cách ly tập trung đã được thành lập tại các trường học và các cơ sở khác để thực hiện:
+ Tổ chức cách ly tạm thời và điều tra dịch tễ các trường hợp F1 của địa phương trong thời gian chờ chuyển đến các cơ sở cách ly đủ điều kiện của Thành phố.
+ Tổ chức cách ly tạm thời ở khu vực riêng cho các trường hợp F1 đã có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2, trong khi chờ thực hiện xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán COVID-19, điều tra dịch tễ trước khi chuyển đi các bệnh viện điều trị COVID-19.
- Trung tâm y tế tham mưu Ban Chỉ đạo địa phương thiết lập các khu cách ly tập trung cho đối tượng F1 đảm bảo công suất từ 400 giường, riêng thành phố Thủ Đức đảm bảo công suất từ 1.200 giường, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện an toàn phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly theo yêu cầu của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố;
- Trung tâm y tế phối hợp phòng y tế và các đơn vị tổ chức thẩm định các khách sạn trên địa bàn được trưng dụng làm cơ sở cách ly tập trung, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận huyện quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung cho đối tượng F1 tại các khách sạn đủ điều kiện tổ chức cách ly tập trung theo quy định.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Công viên Phát triển phần mềm Quang Trung hướng dẫn trung tâm y tế và các công ty phát triển hạ tầng khu chế xuất - khu công nghiệp thiết lập khu cách ly riêng cho đối tượng F1 của các khu công nghiệp, khu công nghệ cao...
- Các khu cách ly tập trung của quận huyện cũng như khu cách ly tạm thời của khu công nghiệp bố trí sẵn sàng khu vực cách ly riêng cho trường hợp người cách ly có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian chờ điều tra dịch tễ và làm xét nghiệm RT-PCR để chuyển đến bệnh viện điều trị
- Tại những vùng lõi của khu vực phong tỏa nơi phát hiện nhiều trường hợp F0, tùy tình hình thực tiễn của địa phương, có thể tổ chức cách ly tại nhà đối với trường hợp F1 nhưng địa phương phải quản lý chặt người cách ly không ra khỏi nhà, đảm bảo không gây lây nhiễm cho cộng đồng (trường hợp địa phương không quản lý hết được việc cách ly tại nhà thì phải tăng cường cơ sở cách ly tập trung tại mỗi quận, huyện).
Trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Y tế và điều kiện thực tiễn của địa phương, trung tâm y tế phối hợp phòng y tế thẩm định điều kiện và tham mưu Ủy ban nhân dân địa phương quyết định tổ chức cách ly tại nhà đối với trường hợp F1 đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng chống dịch.
- Thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống COVID-19 tại Thành phố về việc cách ly đối với trường hợp F1: cách ly tập trung 14 ngày, sau đó cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.
Xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn cho đối tượng F1 vào ngày thứ 1, ngày thứ 7, ngày thứ 14, ngày thứ 21 và ngày thứ 28. Xét nghiệm cho người cách ly tập trung ngày thứ 14 phải có kết quả trong ngày để chuyển người được cách ly về cách ly tại nhà vào ngày thứ 15.
- Thực hiện xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 đối với người cách ly theo quy định, đặc biệt áp dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện sớm người mắc bệnh trong khu cách ly, kịp thời chuyển cách ly điều trị
- Phối hợp các đơn vị liên quan giám sát việc tuân thủ các biện pháp cách ly y tế trong khu vực phong tỏa theo yêu cầu, hướng dẫn của ngành y tế, quản lý việc tổ chức cách ly tập trung và cách ly tại nhà, kiểm soát chặt không để tiếp tục xảy ra lây nhiễm trong khu vực phong tỏa, khu vực cách ly tập trung và lây lan trong cộng đồng.
- Đối với các mẫu gộp được chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo sự điều phối của Trung tâm Điều phối lấy mẫu, xét nghiệm của Thành phố. Thời gian trả kết quả trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận mẫu.
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chịu trách nhiệm xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn các trường hợp người bệnh tại bệnh viện điều trị COVID-19 hoặc các trường hợp khẩn cấp khác của các đơn vị y tế.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch ứng phó điều trị trong trường hợp có 20.000 người mắc COVID-19 của Sở Y tế, tổ chức phân tuyến theo mô hình tháp 03 tầng của Bộ Y tế. Đảm bảo các tuyến theo phân tầng phối hợp nhịp nhàng trong điều phối thu dung điều trị hợp lý, phát hiện sớm nhất các trường hợp chuyển biến nặng để chuyển tuyến điều trị kịp thời.
- Chuẩn bị phương án tiếp tục mở rộng thêm 30.000 giường thu dung điều trị người bệnh COVID-19
- Khẩn trương mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế và nhờ sự chi viện của Bộ Y tế, không để các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị y tế trong công tác cấp cứu, điều trị người bệnh
5. Tổ chức xét nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trả kết quả xét nghiệm đối với người có nhu cầu ra khỏi thành phố và tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ TP.HCM đi các tỉnh/thành khác để cấp Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định hiện hành của Bộ Y tế) cho các trường hợp trên, trừ các trường hợp cấp thiết (theo quy định tại Công điện số 08/CĐ-BGTVT ngày 08/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải) một cách hợp lý, tránh ùn tắc tại các cửa ngõ.
- Trung tâm Y tế phối hợp phòng y tế tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng cho đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP thuộc địa bàn quản lý theo số lượng vắc xin được phân bổ
- Các đơn vị y tế toàn Thành phố sẵn sàng tham gia lực lượng hỗ trợ các quận huyện thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo điều động của Sở Y tế.
Tổ chức tiêm vắc xin phải đảm bảo giãn cách và 5K, phân chia nhiều điểm tiêm với quy mô nhỏ, theo khung giờ, ứng dụng công nghệ thông tin để hẹn giờ tiêm, nhập thông tin hành chính và tiền căn sức khỏe người được tiêm trước khi đến điểm tiêm (người được tiêm tự khai báo), đơn giản hóa quy trình tiêm để hạn chế tập trung đông người, phòng tránh lây nhiễm trong giai đoạn có nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Đề nghị các trung tâm y tế, phòng y tế của thành phố Thủ Đức và quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương theo định hướng của Sở Y tế.
Đề nghị các đơn vị ngành y tế nghiêm túc triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn vướng mắc, phản ánh ngay về Sở Y tế để giải quyết.
(Đính kèm:
- Phụ lục 1. Công văn 2152/UBND-VX ngày 29/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập các Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 lại Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- Phụ lục 2. Công văn số 4061/SYT-TCCB ngày 30/6/2021 của Sở Y tế về cử nhân sự tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2;
- Phụ lục 3. Quyết định số 3729/QĐ-SYT ngày 02/7/2021 của Sở Y tế về thành lập Tổ kiểm tra, giám sát công tác nhập liệu, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và bàn giao mẫu xét nghiệm COVID-19;
- Phụ lục 4. Công văn số 4198/SYT-TCCB ngày 05/7/2021 của Sở Y tế về tiếp nhận, phân công sinh viên tình nguyện thanh gia công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng dịch COVID-19;
- Phụ lục 5. Thống kê năng lực xét nghiệm RT-PCR hiện nay của các cơ sở xét nghiệm)./.
|
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.